Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 14


hội trọng điểm trên địa bàn Ninh Bình (dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa; tuyến đường Bái Đính - Tam Chúc - Chùa Hương - Mỹ Đình Hà Nội; dự án xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý chất thải theo quy hoạch bảo tồn tại Quần thể danh thắng Tràng An...).

- Trong các chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong nước và quốc tế, lồng ghép các nội dung về du lịch (tiềm năng, cơ hội đầu tư, sản phẩm du lịch…) của Ninh Bình trong tổng thể du lịch cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng (nhấn mạnh đến Tràng An, Bái Đính, Vân Long, Cúc Phương...).

- Xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các khu vực một cách đồng bộ, như đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt công nghệ cao.

- Ban hành các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, đầu tư công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Ban hành khung pháp lý về kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch và bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên cơ sở các doanh nghiệp, người dân được làm những gì pháp luật không cấm, tiến tới hạn chế hoạt động cấp phép, cho phép.

3.3.2. Với tỉnh Ninh Bình

- Chỉ đạo khắc phục những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đã chỉ ra trong nội dung luận văn này.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch đặc biệt bố trí quỹ đất thu hút đầu tư các khu dịch vụ chất lượng cao như khu khách sạn cao cấp, khu vui chơi, mua sắm, ẩm thực tập trung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


- Có chính sách khuyến khích công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ từ đó giúp cho phát triển kinh tế địa phương và giúp ngành du lịch phát triển bền vững.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 14

- Nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo tại các khu du lịch hạn chế tình trạng quá tải tại các khu, điểm du lịch đặc biệt vào các mùa lễ hội thường xuyên xảy ra tại Quần thể danh thắng Tràng An và Chùa Bái Đính.


Tiểu kết Chương 3


Chương 3 đã đưa ra những định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh; đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh và có một số kiến nghị đề xuất với các cơ quan trung ương và tỉnh Ninh Bình. Trong đó trọng tâm là đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, cụ thể đã đề ra 7 giải pháp gồm:

- Bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách trong quản lý du lịch;

- Nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nhà nước ngành du lịch;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch;

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ hoạt động du lịch;

- Giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch bảo vệ môi trường phát triển bền

vững.

Bên cạnh việc đề ra các giải pháp, Chương 3 đã đưa ra một số khuyến

nghị với các cơ quan trung ương và của tỉnh Ninh Bình.


KẾT LUẬN


Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và nó đóng một vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch rất cần thiết để định hướng cho sự phát triển bền vững trong hoạt động du lịch, tạo ra các điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho các điều kiện ấy được tồn tại.

Trên cơ sở những nội dung đã trình bày phía trên, Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước của trong lĩnh vực du lịch rất cần thiết để định hướng cho sự phát triển bền vững trong hoạt động du lịch, tạo ra các điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho các điều kiện ấy được tồn tại. Tầm quan trọng đó được thể hiện trên những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, môi trường. Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch.

Thứ hai, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động và công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ ba, trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn đã đề ra 7 giải pháp; một số khuyến nghị với đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của trung ương và tỉnh Ninh Bình để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt


1. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

2. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2017), Niên giám thống kê Ninh Bình 2016, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Thanh Giang (2016), Du lịch Việt Nam: Dấu ấn năm 2016.

http://bnews.vn/du-lich-viet-nam-dau-an-nam-2016/32157.html.

6. Nguyệt Hà (2016), Du lịch đóng góp 6,6% GDP. Báo Điện tử Chính phủ. http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Du-lich-dong-gop-66-GDP-quocgia/253960.vgp.

7. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Khoa Quản lý Nhà nước về xã hội (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững, Khoa Du lịch, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.


10. Phạm Thị Bích Ngân (2016), Tầm quan trọng của quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận. http://www.truongchinhtribinhthuan.vn/wps/portal/tcttbt/tintuc.

11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình (2016), Báo cáo tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2016, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Ninh Bình.

12. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Hà Nội.

14. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội

15. Tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ

XXI. Ninh Bình. Trang 84 - 85.

16. Tỉnh ủy Ninh Bình (2017), Báo cáo số 155-BC/TU sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ninh Bình.

17. Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ninh Bình.

18. Tổ chức Lao động Quốc tế (2012). Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch (bản tiếng Việt). Hà Nội.


19. Tổng cục Du lịch – IUCN - ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học, Hà Nội.

20. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

21. Gozner, Maria and Zarrilli, Luca (2012), Types and forms of tourism in the Albac – Arieşeni territorial system (alba county, Romania), GeoJournal of Tourism and Geosites, pp. 111 - 119.

22. Hall, Michael C and Campos, Maria Jose Zapata (2014), Public Adminstration and Tourism - International and Nordic Perspectives, Scandinavian Journal of Public Adminstration, Vol, 18Gethenburg:.

23. Nguyễn Thị Khánh Chi; Hà Thức Viễn (2012), Factors influencing Vietnam's tourism development, Journal of Argricultural Sciences and Technology, pp. 106 - 114.

24. Oxford University Press (2005), Oxford English Dictionary, Oxford, United Kingdom.

25. Towner, John and Wall, Geoffrey (1991), History and Tourism, Annals of Tourism Research, pp. 71 - 81.

26. Sharma, Anupama, Kukreja, Sumita and Sharma, Anjana (2012), Role of tourism in social and economic development of society, International Journal of Advanced Research in Management and Social Sciences, pp. 10 - 31.

27. United Nations Environment Programme and World Tourism Organization (2012), Tourism in the Green Economy: Background Report, UNWTO, Madrid.


28. United Nations World Tourism Organization (2008), International Recommendations for Tourism Statistics 2008. Madrid: United Nations World Tourism Organization.

29. United Nations World Tourism Organization (2015), History of World Tourism Organization UNWTO, http://www2.unwto.org/content/history-0.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023