an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
- Tập trung phát triển du lịch nội địa, hướng tới các thị trường có khả năng chi trả cao (nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa…); chú trọng thu hút các thị trường quốc tế cao cấp (Tây Âu, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…).
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của địa phương về các yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc… để phát triển du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không thể tách rời mối liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và cả nước nói chung; và xa hơn là mối liên kết hợp tác quốc tế theo tuyến hành lang Đông - Tây.
- Phát triển du lịch Ninh Bình phải chú trọng đến lợi ích của cộng đồng dân cư - nơi có tài nguyên du lịch; đảm bảo cho cộng đồng được tham gia, làm chủ và hưởng lợi từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
Tỉnh Ninh Bình cũng xác định phương hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cụ thể như sau:
(1)- Xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2030.
(2)- Định hướng chính sản phẩm du lịch của Ninh Bình là du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Đầu tư phát triển mạnh các loại hình du lịch Ninh Bình có thể mạnh như du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch hồ ven núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo. Từ năm 2015, phẩn đấu đẩy mạnh loại hình du lịch chơi golf, du lịch mua sắm, trước hết là từ sản phẩm của hệ thống làng nghề.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng, Ban Hành Và Tổ Chức Thực Hiện Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật, Tiêu Chuẩn Định Mức Kinh Tế - Kỹ Thuật, Chính Sách Trong Hoạt Động Du Lịch
- Tổ Chức, Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch; Nghiên Cứu, Ứng Dụng Khoa Học Và Công Nghệ
- Quan Điểm, Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 13
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
(3)- Huy động các nguòn lực về tài chính, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư; tranh thủ nguồn bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương; hằng năm dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển du lịch.
(4)- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch.
(5)- Phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch.
(6)- Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. (7)- Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch.
3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình
Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Tỉnh ủy Ninh Bình đã xác định mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
Mục tiêu chung: Đến năm 2020, Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; đến năm 2030, ngành du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Mục tiêu cụ thể:
* Về khách du lịch
- Năm 2020 thu hút 1,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 200 nghìn lượt khách lưu trú) và 7,0 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 1,05 triệu lượt khách lưu trú).
- Năm 2025 thu hút 1,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 500 nghìn lượt khách lưu trú) và 9,0 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 2,25 triệu lượt khách lưu trú).
- Năm 2030 thu hút 2,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế (trong đó có 0,9 triệu lượt khách lưu trú) và 11,2 triệu lượt khách du lịch nội địa (trong đó có 3,9 triệu lượt khách lưu trú).
* Về tổng thu từ du lịch
- Năm 2020 đạt trên 4.200 tỷ đồng (tương đương 191 triệu USD).
- Năm 2025 đạt trên 11.800 tỷ đồng (tương đương 540 triệu USD).
- Năm 2030 đạt trên 27.200 tỷ đồng (tương đương 1.240 triệu USD).
* Về cơ sở lưu trú du lịch
- Năm 2020, toàn tỉnh có 7.000 buồng lưu trú, trong đó có 1.100 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.
- Năm 2025, toàn tỉnh có 11.500 buồng lưu trú, trong đó có 2.300 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.
- Năm 2030, toàn tỉnh có 22.800 buồng lưu trú, trong đó có 7.000 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao.
* Về nguồn nhân lực du lịch
- Năm 2020, toàn tỉnh có 22.600 lao động du lịch, trong đó có 8.600 lao động trực tiếp.
- Năm 2025, toàn tỉnh có 32.000 lao động du lịch, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp.
- Năm 2030 toàn tỉnh có 60.000 lao động du lịch, trong đó có 20.000 lao động trực tiếp.
* Về môi trường
- Tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch (cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội), kiểm soát việc thực hiện theo quy hoạch và xử nghiêm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm những quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; thiết lập đường dây nóng tại
những nơi có hoạt động du lịch để đảm bảo vệ sinh môi trường; an ninh, an toàn cho khách du lịch.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch và người dân địa phương thông qua các lớp tập huấn, truyền thông, pano, tranh ảnh, xây dựng và phát triển website. Tại các khu, điểm du lịch thực hiện mô hình phân loại rác thải, hạn chế túi nilon, không xả rác bừa bãi.
- 100% người dân tham gia hoạt động du lịch có thái độ, văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường, lịch sự với khách du lịch.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch
Hiện nay, việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình vẫn trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 tại Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 cho nên cần có một quy hoạch tổng thể mới dựa trên cơ sở thực tiễn du lịch tỉnh Ninh Bình hiện nay. Do đó, trước hết tỉnh Ninh Bình cần hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tỉnh Ninh Bình cần cụ thể hóa thành quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch như: Khu trung tâm thành phố Ninh Bình, Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương; Quy hoạch hệ thống lưu trú giai đoạn 2020 - 2030; điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vân Long.
Đồng thời với công tác xây dựng quy hoạch, phải tổ chức công bố, quản lý chặt chẽ các quy hoạch du lịch; triển khai cắm mốc giới quy hoạch. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể
danh thắng Tràng An; thực hiện kế hoạch quản lý, bảo tồn Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An theo khuyến cáo của Ủy ban UNESCO thế giới.
Về quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch, cần thực hiện những nội dung cụ thể sau:
- Xác định ranh giới quy hoạch du lịch trên địa bàn các phân khu chức năng; các khu, điểm du lịch đã được xác định…, để làm căn cứ quản lý và đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Từng bước lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Ninh Bình thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch trên địa bàn. Trước mắt quản lý chặt chẽ việc mua bán, xây mới hoặc cơi nới cải tạo các công trình trên phạm vi lãnh thổ được quy hoạch để phát triển du lịch.
- Cần tập trung đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ khu du lịch quốc gia Tràng An theo quy hoạch để tạo thành một quần thể du lịch chất lượng cao, có thương hiệu và có khả năng cạnh tranh.
- Có sự quan tâm chỉ đạo để xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư phát triển các Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Cồn Nổi; Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hồ Đồng Thái; Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình; Khu du lịch sinh thái Vân Long…
- Các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư… cần phối hợp và liên kết hợp tác để xây dựng các sản phẩm du lịch mới, có chất lượng, tránh trùng lặp để tăng sức hấp dẫn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch ở từng khu, điểm du lịch nói riêng và toàn tỉnh Ninh Bình nói chung.
- Có chính sách đầu tư thỏa đáng từ ngân sách địa phương kết hợp với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương nhằm hoàn thiện việc nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách trong quản lý du lịch
Cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Kinh nghiệm của nhiều địa phương cho thấy tính hiệu quả của việc “Chỉ xin cơ chế, không xin tiền” trong thu hút đầu tư. Đối với tỉnh Ninh Bình, việc vận dụng để nghiên cứu xây dựng và ban hành những cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch là rất quan trọng. Để thực hiện tốt giải pháp này, tỉnh Ninh Bình cần kiến nghị các cơ quan dựng cơ chế chính sách đặc thù về việc ưu đãi thuế; ưu tiên, miễn giảm thuế; cho chậm tiền thuế có thời hạn; giảm tiền thuế đất; cho vay với lãi suất ưu đãi… đối với các dự án đầu tư mới, đồng bộ vào du lịch có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo nên thương hiệu du lịch Ninh Bình là Ninh Bình - Tràng An - Bái Đính, có khả năng thu hút và tăng thời gian lưu trú cũng như chi tiêu của khách du lịch. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư vào các dự án du lịch ở Ninh Bình.
Hiện nay, nhiều khu du lịch trọng điểm hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều do tư nhân quản lý, khai thác có hiệu quả (như khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động…); bên cạnh đó nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn vẫn do nhà nước đầu tư, quản lý, khai thác nhưng chưa phát huy hết được giá trị của các khu, điểm du lịch do năng lực quản lý, nguồn lực đầu tư. Do vậy, thời gian tới Ninh Bình cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác một
số khu, điểm du lịch trên địa bàn chuyển từ nhà nước đầu tư, quản lý, khai thác sang giao cho doanh nghiệp, tư nhân quản lý, khai thác.
3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nhà nước ngành du lịch
Một trong những ưu điểm của việc thành lập Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đó là nhằm nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hóa được hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có khó khăn như trong việc phối hợp quản lý các tài nguyên du lịch văn hóa và việc tổ chức các hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, nghệ thuật như hoạt động của mô hình quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch . Do vậy, UBND tỉnh Ninh Bình cần:
- Ban hành quy chế quy định cụ thể việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh du lịch phát huy đúng vị trí, vai trò của du lịch trọng sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
- Nâng cao năng lực của các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở Du lịch để tăng cường công tác tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong quản lý quy hoạch, quản lý bảo tồn di sản, quản lý đầu tư, công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo bồi dưỡng, quản lý môi trường du lịch…; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong việc xét duyệt các quy hoạch phát triển du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch thuộc thẩm quyền.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ cao phục vụ du lịch.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các quy chế quản lý ở các khu, điểm du lịch; các khu di tích… nhằm tạo hành
lang pháp lý thuận lợi để quản lý, đầu tư, khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo việc tăng cường cơ chế liên kết, hợp tác, phối hợp trong hoạt động du lịch giữa các ngành; giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua đó mới tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch có hiệu quả.
Bên cạnh đó cần đổi mới hoạt động của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình bảo đảm hiệu quả, tiến tới thành lập các hiệp hội nghề như: Hiệp hội khách sạn, Hiệp hội đầu bếp để chia sẻ kinh nghiệm, phục vụ khách du lịch ngày càng tốt hơn, ngăn ngừa và đấu tranh với các hiện tượng tự nâng giá dịch vụ, “chặt chém” du khách.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nên để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch có mức tăng trưởng ổn định, góp phần cho sự phát triển du lịch bền vững…, yếu tố con người là rất quan trọng, đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược phát triển…
Xuất phát từ đặc điểm của ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển trong bối cảnh điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ quản trị doanh nghiệp… còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay rất cần có một nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, đủ năng lực trong công tác quản lý, xây dựng chiến lược phát triển, điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch với hiểu biết rộng về thị trường, về các điều luật trong kinh doanh du lịch quốc tế… để hạn chế các rủi ro cho các doanh nghiệp du lịch trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Do vậy, để đào tạo được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu phát triển du lịch