Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Phát Triển Quan Hệ Đối Ngoại Và An Ninh Quốc Phòng


sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó

2.1.4.4. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển quan hệ đối ngoại và an ninh quốc phòng

Thông qua hoạt động du lịch, khách du lịch có được sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc. Khi thực hiện các chuyến du lịch, người ta có dịp trực tiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa du khách hoặc với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch, nên con người có cơ hội để thông cảm, hiểu biết nhau hơn. Thông qua HĐDL tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; Thông qua du lịch, du khách sẽ tăng sự hiểu biết về văn hoá, xã hội của quốc gia và địa phương, tạo ra sự "giao thoa" về văn hoá giữa các vùng, các miền, các dân tộc trên thế giới; phát triển tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái của nhân dân giữa các vùng, địa phương, các quốc gia với nhau.

Mặt khác nguy cơ mất an ninh, an toàn trong HDDL cũng xẩy ra nếu không quản lý tốt. HĐDL có thể gây ra các tệ nạn xã hội chẳng hạn như nạn tội phạm, ma túy, mại dâm gia tăng; truyền bá văn hóa đồi trụy, hiện tượng kinh doanh không lành mạnh "chặt chém" du khách. Bên cạnh đó hiện tượng tham gia HDDL nhằm mục đích xấu. Ví dụ câu chuyện tour 0 đồng nhằm phá môi trường cạnh tranh du lịch của nước có địa điểm đến, hoặc mặc áo có in hình bản đồ đường lưỡi bò của khách du lịch Trung Quốc khi đến tỉnh Khánh Hòa Việt Nam đang là vấn đề gây tranh cãi xung đột giữa hai nước.

2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nuớc về du lịch cấp tỉnh

2.2.1.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch do tỉnh phê duyệt

- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch địa phương

Các cơ quan quản lý du lịch có trách nhiệm xây dựng nội dung phát triển du lịch trong khuôn khổ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


lược phát triển du lịch của địa phương không những phải đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển du lịch của địa phương mà còn phải phù hợp với chiến lược phát triển du lịch vùng và cả nước, tuân thủ các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 7

Ngày nay, chiến lược phát triển du lịch do chính quyền địa phương xây dựng không có ý nghĩa pháp lệnh đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhưng phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin định hướng và tạo được sự cộng hưởng của những chủ thể tham gia kinh doanh du lịch. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh du lịch là lợi nhuận. Do đó, nếu chiến lược phát triển du lịch không nhận được sự đồng tình của cộng đồng doanh nghiệp thì sẽ kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương.

- Quy hoạch phát triển du lịch

+ Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch

Để triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển du lịch, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch sao cho phù hợp với tiềm năng du lịch và trình độ phát triển kinh tế- xã hội, hạ tầng kỹ thuật của địa phương, của vùng và cả nước. Không những thế, quy hoạch còn phải xem xét, cân đối trong mối quan hệ với các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội và môi trường trên địa bàn. Quy hoạch phải thể hiện được ý đồ chiến lược phát triển du lịch của địa phương.

Chính vì vậy, quy hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của phát triển du lịch của địa phương, vùng và phạm vi quốc gia.

+ Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch ngành, vùng miền, khu vực, điểm đến...

Nếu quy hoạch du lịch được thực hiện tốt, sẽ làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng và xã hội. Ngược lại nếu quy hoạch được thực hiện không tốt sẽ dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát, chạy theo những lợi ích trước mắt và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Khi đó chi phí xã


hội phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả đó có thể sẽ lớn hơn nhiều những gì mà du lịch đã đem lại.

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, muốn phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể, cần phải có quy hoạch tổng thể và lâu dài. Khi có quy hoạch về du lịch, tỉnh cần tuân thủ thực hiện quy hoạch, chú ý quy luật vòng đời của sản phẩm du lịch, của điểm đến du lịch để ngăn ngừa những vấn đề tiêu cực có thể phát sinh. Để thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Thiết lập được hệ thống mục tiêu và những biện pháp đủ mạnh để đạt được mục tiêu; Tuân thủ nguyên tắc khai thác sử dụng đi đôi với bảo vệ hợp lý các tài nguyên du lịch; Tạo sự thống nhất trong phát triển mạng lưới du lịch vùng và thiết lập các mối liên kết giữa du lịch và các ngành kinh tế khác; Phối kết hợp đồng bộ hoạt động du lịch với bảo tồn các điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch; Tối ưu và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội mà ngành du lịch đóng góp cho xã hội, đồng thời giảm thiểu các tác hại mà hoạt động du lịch có thể gây ra; Đưa ra những hướng dẫn cơ bản về việc bố trí, thể loại, quy mô phát triển các điểm du lịch, tiện nghi, dịch vụ và kết cấu hạ tầng du lịch; Đề ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch chi tiết cho các khu các điểm du lịch đã được xác định; Phối kết hợp có hiệu quả các nỗ lực nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư phát triển du lịch ở địa phương; Tạo cơ sở để kiểm soát thường xuyên và duy trì định hướng phát triển du lịch ở tỉnh.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển du lịch theo hướng bền vững và hội nhập

Khi tỉnh có định hướng, quy hoạch và đề ra các chính sách phát triển du lịch cho địa phương và có kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện nó. Cụ thể như sau: Tuân thủ việc thực hiện định hướng, quy hoạch, và chính sách phát triển du lịch của Trung ương và địa phương đề ra; Tỉnh có biện pháp, giải pháp tôn tạo, bảo vệ, trùng tu, duy tu các điểm du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn mà mình quản lý; Tỉnh quản lý các hoạt động du lịch đi vào nề nếp, văn minh, tạo việc làm, tạo doanh thu và cải thiện đời sống


của nhân dân địa phương; Tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp kể cả đảm bảo sự an toàn cho du khách đến địa phương, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cả trong nước và tổ chức nước ngoài đến tham quan hay đầu tư vào phát triển du lịch; Tạo điều kiện thuận về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…để các chính sách phát triển về du lịch được thực hiện có kết quả.

2.2.1.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch ở địa phương

Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, hệ thống các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, … Kết cấu hạ tầng ở địa phương một nguồn lực, là điều kiện không thể thiếu trong phát triển du lịch.

- Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, ngược lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch. Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ăn, chốn ở, khu vui chơi giải trí, hệ thống giao thông, phương tiện đi lại cho khách du lịch. Đây là những dịch vụ thiết yếu của hoạt động kinh doanh du lịch, tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch bao gồm các hạng mục sau đây:

Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của các sản phẩm du lịch. Đầu tư vào cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và dịch vụ ăn uống bao gồm các phương tiện vật chất, tham gia vào việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng hoá như: xây dựng các phòng ăn uống, nhà kho, nhà bếp đi đôi với các trang thiết bị tiện nghi phục vụ du khách.

Đầu tư vào mạng lưới bán hàng: đây là một trong các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch quan trọng nhất để tạo được thu nhập cho địa phương và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về mua sắm. Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai phần: Một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu; phần khác thuộc về hoạt động cung cấp dịch vụ và hàng hóa của địa phương, với thái độ phục vụ của nhân dân địa phương đóng vai trò quan


trọng đối với phục vụ khách du lịch, đặc biệt các dịch vụ, hàng hóa mang đặc sản vùng, miền của địa phương.

Đầu tư vào cơ sở thể thao: là bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có tác dụng tăng thêm tiện ích cho kỳ nghỉ của du khách. Các cơ sở thể thao bao gồm các công trình thể thao, phòng thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân quần vợt, sân bóng đá, sân golf, sân tennis, trường đua ngựa... Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời cơ sở vật chất của du lịch. Chúng làm phong phú và đa dạng các loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, làm tăng hiệu quả sử dụng khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ...

Đầu tư về y tế: nhằm mục đích phục vụ du khách chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: Các trung tâm chữa bệnh (nước khoáng, ánh nắng mặt trời, xông hơi nóng, mát xa tăm bùn, tắm suối nước nóng, các món ăn kiêng), khu nghỉ dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các phòng y tế khác…

Đầu tư vào công trình phục vụ văn hoá thông tin: bao gồm các trung tâm văn hoá thông tin, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng đọc sách... hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hoá trang, đêm ca nhạc, giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch cùng nghề, chiếu phim, xem kịch, tham quan bảo tàng...Đặc biệt việc khai thác và đưa vào du lịch các lễ hội, các di sản văn hóa địa phương, vùng, miền.

Đầu tư giao thông vận tải: bao gồm hệ thống đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một vùng, một địa phương, một đất nước.

Đầu tư vào cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác chủ yếu gồm: các công trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc tiêu dùng các dịch vụ và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên. Hệ thống này bao gồm các khu vực: giặt là, hiệu cắt tóc, vật lý trị liệu, bể bơi, sân tennis, trạm xăng dầu, cơ


sở y tế, xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, phòng rửa phim ảnh, gội đầu, cửa hiệu sửa chữa thiết bị liên lạc, bưu điện, phòng sao chép... Cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này thường gắn liền với các cơ sở lưu trú. Quy mô của hệ thống này phụ thuộc vào quy mô của bộ phận lưu trú. Ngoài ra, việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần làm du khách hài lòng, tạo điều kiện giao lưu về du lịch các vùng, khu vực và các nước trên thế giới.

2.2.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch ở địa phương

* Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch

Đồng hành với chương trình cải cách hành chính chung từ trung ương đến địa phương, chính quyền cấp tỉnh cần xây dựng và triển khai thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư vào du lịch và khách du lịch; gỡ bỏ những rào cản không cần thiết, xây dựng phương án rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong thẩm quyền giải quyết để hấp dẫn nhà đầu tư vào du lịch và du khách đến địa phương.

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, tỉnh phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động toàn thể cán bộ, công chức viên chức, cùng "chung tay cải cách thủ tục hành chính" với tinh thần, trách nhiệm cao. Ngoài ra, cần rà soát, bãi bỏ những thủ tục gây phiền hà, kiến nghị các văn bản hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp ở địa phương. Đồng thời huyện kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số văn bản cho phù hợp với điều kiện phát triển du lịch của địa phương với các cơ quan chức năng có liên quan. Các cơ quan chủ quản ngành du lịch huyện phải có người tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại bộ phận một cửa của cơ quan nhằm tiếp nhận và giải quyết kịp thời thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động trên lĩnh vực quản lý. Tỉnh cử cán bộ thường trực tiếp nhận và giải quyết nhu cầu của nhà đầu tư và du khách trong lĩnh vực cấp phép hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp khách đến liên hệ cấp phép phải chờ đợi lâu.

Mặt khác, chính quyền cấp tỉnh đảm bảo môi trường chính trị, xã hội an toàn để phục vụ hoạt động du lịch. Đây là một điều rất cần thiết nhằm thu hút và đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư du lịch và du khách đến địa phương. Bên cạnh đó tỉnh làm tốt công tác quản lý trật tự xã hội, hạn chế tệ nạn, khống chế các dịch


bệnh, đảm bảo không có bất ổn về xã hội và môi trường ở khu vực có du lịch, quản lý các hoạt động hàng hóa và dịch vụ phục vụ du khách văn minh, không để xảy ra hiện tượng chặt chém về giá, hoặc bắt ép khách du những dịch vụ, hàng hóa mà họ không có nhu cầu…

Để đảm bảo môi trường du lịch tốt, chính quyền địa phương có thể soạn thảo nội quy, quy chế về du lịch cho du khách đến địa phương. Nội quy quy chế bằng các tiếng Việt, tiếng Anh, hoặc các ngôn ngữ khác nếu địa phương thấy cần thiết.

* Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại về du lịch

Các hoạt động xúc tiến thương mại về du lịch là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Nội dung xúc tiến thương mại phát triển du lịch bao gồm:

+ Tuyên truyền thông qua xây dựng nội dung trang Website quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, những địa chỉ, những điểm đến để không những du khách trong nước biết đến mà còn cả du khách nước ngoài, thông qua trang website trên họ biết được những địa chỉ, những điểm đến thông qua trang quảng cáo trên mạng internet

+ Tuyên truyền bằng cách sản xuất in các vật liệu quảng cáo khác như: bản đồ, sách hướng dẫn, tờ gấp, poster, biển quảng cáo, VCD (phim tư liệu), đồ lưu niệm của Tổng cục Du lịch quốc gia, bưu thiếp, bưu phẩm, thiếp chúc mừng... Đó là những sản phẩm sử dụng trong hội triển lãm du lịch, phát cho khách du lịch và người những người quan tâm đến du lịch.

+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí du lịch...

+ Tổ chức những ngày hội phong tục tập quán để thu hút khách du lịch.

+ Phát miễn phí những bản đồ tour du lịch, bản đồ quần thể du lịch để khách có thể biết được những điểm nổi bật mình có thể đến và nên đến.

* Hỗ trợ xây dựng đội ngũ nhân lực hoạt động du lịch ở địa phương

Hỗ trợ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. Lực lượng này bao gồm:


lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động hoạt động du lịch tại địa phương. Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, chuyên nghiệp, có văn hóa kinh doanh là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của các địa phương trong hoạt động du lịch.

Chính quyền cấp tỉnh có kế hoạch, lộ trình hỗ trợ đào tạo tập huấn đội ngũ nhân lực cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Nội dung hỗ trợ đào tạo, tập huấn nhân lực tùy thuộc vào thời gian, địa điểm và nhu cầu được hỗ trợ của đối tượng. Mục tiêu hỗ trợ xây dựng đội ngũ nhân lực về du lịch ở địa phương đó là:

- Số lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch

- Người tham gia hoạt động du lịch tuân thủ các tiêu chí nghề nghiệp, có thái độ văn minh lịch sự đối du khách.

- Có hiểu biết và tham gia vào bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương.

- Người tham gia hoạt động du lịch, có trách nhiệm tư vấn, giải thích cho khách du lịch, nhất là khách quốc tế về nội quy, quy chế khi tham quan du lịch tại địa phương, tránh có sự hiểu nhầm, gây xung đột không cần thiết. Việc hỗ trợ đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp là rất cần thiết. Đây là một trong những kênh quảng bá hữu hiệu nhất bởi họ là người trực tiếp truyền thông tin trực tiếp đến với các du khách. Để du khách có một thông tin hay, chính xác thì đòi hỏi các tour (các công ty lữ hành) phải có đội ngũ hướng dẫn giỏi về chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền bá. Người hướng dẫn viên du lịch phải hiểu được phong tục tập quán của địa phương khi đưa du khách đến, đem lại cho du khách những giá trị vô hình, cũng như những giá trị hữu hình, biến những du khách vừa là khách thăm quan du lịch, đồng thời họ cũng lại là người quảng bá hình ảnh, con người địa phương nơi họ đã thăm quan trải nghiệm.

Mặt khác chính quyền địa phương khuyến khích phối hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động du lịch. Một số cơ quan quản lý, cơ

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí