quan, chủ yếu dựa trên “cái mình có” về tiềm năng tài nguyên du lịch mà phải thực sự bám sát vào nhu cầu và xu hướng thị trường, hay nói đúng hơn là để “dọn đường” cho cung và cầu gặp nhau.
Mặt khác, việc quản lý quy hoạch phát triển du lịch ở mọi cấp phải thực hiện đến nơi đến chốn. Do tính chất đặc thù của ngành du lịch mà quy hoạch du lịch phụ thuộc nhiều vào quy hoạch các ngành khác. Nếu không có quan điểm, tầm nhìn đúng đắn trong quản lý quy hoạch thì quy hoạch phát triển du lịch luôn bị tác động, làm biến dạng bởi quy hoạch các ngành khác. Thực tế cho thấy nhiều khu, điểm du lịch đã được đưa vào quy hoạch nhưng đồng thời lại cho triển khai các dự án phát triển công nghiệp, khai khoáng, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng...vì mục tiêu trước mắt đã làm phá vỡ không gian du lịch và hủy hoại tài nguyên du lịch.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các hiệp định về hợp tác du lịch song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch với các hình thức linh hoạt như: tham gia các hội chợ quốc tế về du lịch, khuyến khích doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, thành lập các văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các chương trình giới thiệu ẩm thực Việt Nam, giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam và các sự kiện mang tính quốc tế như: các cuộc thi hoa hậu thế giới, hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu toàn cầu v.v...
Thứ bảy, quy định tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN về du lịch.
Chính phủ thống nhất QLNN về du lịch. Điều này nhằm đảm bảo những nhiệm vụ và quyền hạn như: trình Quốc hội, UBTVQH dự án luật, pháp luật về du lịch; ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch trong và ngoài nước, các VBVPPL khác về du lịch; phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 2
- Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
- Hiện Trạng Khách Du Lịch Đến Bến Tre Thời Kỳ 2005 – 2014
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN; chủ trì, phối họp với các cơ quan NN trong việc thực hiện.
Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương trong việc thực hiện QLNN về du lịch và tạo điều kiện để phát triển du lịch như: trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định, Quyết định; tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch: nghiên cứu, cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của DN du lịch nước ngoài tại Việt Nam, v.v...
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu đu lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch. Trong quá trình thực hiện các cơ quan chuyên môn này, căn cứ theo sự phân công của cơ quan NN có thẩm quyền chủ động, phối hợp với các cơ quan NN khác nhằm thực hiện tốt chức năng cũng như nhiệm vụ quản lý của mình.
Thứ tám, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
Hoạt động cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận là một trong những hoạt động chung ở mọi lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của NN nhằm quản lý xã hội. Du lịch cũng vậy, NN có chính sách và biện pháp phù hợp để các cá nhân, tổ chức hoạt động du lịch bền vững có xu hướng phát triển dựa trên các VBVPPL và các văn bản pháp lý.
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngành. Ở từng lĩnh vực sẽ có các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
tương ứng với lĩnh vực đó. Hơn nữa, các điều kiện, tiêu chuẩn này được NN ban hành và thống nhất trên phạm vi của cả nước và là thước đo để xem xét, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Ngoài ra còn có các ngành, nghề kinh doanh du lịch khác như: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú...và các dịch vụ kinh doanh du lịch khác.
Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, được NN bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.
Thứ chín, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Điều 1, Nghị định 47/2001/NĐ-CP ngày 10/08/2001 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức của thanh tra du lịch đã nêu: “Thanh tra du lịch là tổ chức thanh tra NN chuyên ngành về du lịch, có chức năng thanh tra trên các lĩnh vực hoạt động du lịch, bao gồm quản lý NN về du lịch; kinh doanh du lịch; bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên và tài sản quốc gia trong du lịch; xúc tiến, họp tác quốc tế về du lịch; khách du lịch và cộng đồng du lịch khác”. Chính vì vậy, thanh tra du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về du lịch trong việc kiểm tra sự chấp hành pháp lệnh du lịch và các quy định của pháp luật về du lịch bao gồm: Tổng cục du lịch, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra du lịch ở Trung ương và địa phương, BND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các VPPL về du lịch theo thẩm quyền.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
1.3.1. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của công tác phát triển du lịch trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân của nền kinh tế ở nhiều quốc gia. Đối
với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Du lịch ngày nay đã là một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.
Đối với nước ta, việc phát triển du lịch rất phù họp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển mạnh sang các ngành dịch vụ. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa trở thành một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, vì ngành du lịch không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Đảng và Nhà nước rất chú trọng chỉ đạo phát triển du lịch, ngay trong Đại hội VIII đã xác định: phát triển mạnh ngành du lịch, coi du lịch là kinh tế mũi nhọn, một hướng quan trọng ương chiến lược phát triển KTXH của đất nước. Điều này được khẳng định một lần nữa trong Đại hội IX của Đảng: “Đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Thứ hai, quản lý về du lịch là một nội dung quan trọng của quản lý kinh tế.
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế quan trọng. Phát triển du lịch đem lại nhiều lợi ích: đóng góp vào sự phát triển KTXH của đất nước, tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ, ngân sách của nhà nước tác động tổng hợp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển hiệu quả.
Nội dung của quản lý kinh tế bao gồm: quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương. Trong đó, du lịch được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác. Du lịch chính là hoạt động doanh thu của nhà nước (tuy không phải là toàn bộ), nó vừa là tác nhân bên ngoài khi xét về mặt đảm bảo nguồn vật chất để duy trì hoạt động của nhà nước, vừa là thực thể bên trong khi xét về mặt nội dung hoạt động doanh thu. Do đó, cải cách QLNN trên lĩnh vực du lịch vừa là công cụ vừa là mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước, thể hiện trên các mặt sau:
Một là, du lịch cung cấp nguồn thu để duy trì bộ máy nhà nước. Du lịch phát triển thì đời sống được cải thiện; ngược lại, nếu du lịch không phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bộ máy nhà nước. Quản lý du lịch hiệu quả sẽ tạo nền tảng cho ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phân bổ nguồn lực công hợp lý, đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế.
Hai là, hoạt động du lịch chính là hoạt động của nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà nhà nước dần từ bỏ việc sử dụng các công cụ hành chính để can thiệp vào hoạt động KTXH thì việc sử dụng doanh thu lĩnh vực du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cải cách hành chính nhà nước, cả về quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay, Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách xã hội để thực hiện được những mục tiêu đã đưa ra.
Thứ ba, xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong quản lý phát triển du lịch hiện
nay
Tuy nền kinh tế của nước ta trong những năm qua có bước phát triển khá nhanh,
nhưng nhìn chung hạ tầng cơ sở yếu, các điều kiện về vật chất kỹ thuật còn thiếu và kém đồng bộ là những trở ngại lớn đối với việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Mức sống và trình độ dân trí của người dân nhìn chung còn thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ tài nguyên cũng như việc khai thác phục vụ mục đích du lịch.
Các thể chế, chính sách phát triển còn thiếu. Hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên kém đồng bộ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và giải quyết các bất đồng giữa các ngành và các thể chế trong quản lý lãnh thổ có tài nguyên trong khai thác phục vụ phát triển KTXH nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Xuất phát từ những tồn tại hạn chế trên nên đòi hỏi việc quản lý và điều hành lĩnh vực về du lịch ở các địa phương cần được quan tâm chú trọng hơn nữa. Có như thế mới phát huy được sức mạnh lợi thế của từng vùng, địa phương và góp phần vào việc điều hành quản lý phát triển du lịch có hiệu quả.
Thứ tư, quản lý phát triển du lịch là tất yếu khách quan đảm bảo trách nhiệm quản lý trong việc phát huy nguồn lực quốc gia
Trách nhiệm quản lý phát triển du lịch đóng vai trò thiết yếu để nâng cao hiệu quả quản lý. Trách nhiệm ở đây hàm chứa cả trách nhiệm người có thẩm quyền trong việc quản lý điều hành phát triển du lịch.
Trong tình hình nước ta hiện nay, quản lý du lịch không chỉ là một yêu cầu cấp thiết để thực thi, bảo đảm quyền lợi của ngành trong quá trình tham gia quản lý du lịch, mà quan trọng hơn nữa, chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần phát triển ngành du lịch của đất nước một cách hiệu quả hơn, làm trong sạch bộ máy và củng cố niềm tin của ngành đối vói nhà nước.
Ở Việt Nam tính quản lý du lịch vẫn còn một số điếm cần khắc phục:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn hiện nay. Pháp luật chưa vươn tới điều chỉnh đầy đủ được các quan hệ phát sinh về trách nhiệm quản lý theo nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.
Thứ hai, vai trò quản lý của các cơ quan tham gia quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển du lịch chưa được làm rõ ràng cũng như trong việc cằn nâng cao năng lực và khả năng phối hợp của các cơ quan này.
Thứ ba, trách nhiệm trong quản lý nguồn lực phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức tại một số cơ quan, đơn vị. Vì vậy, hiệu quả sử dụng và áp dụng pháp luật chưa cao.
Xuất phát từ những hạn chế trên để hoàn thiện hiệu quả quản lý du lịch cần tăng cường trách nhiệm trong quản lý nguồn lực du lịch, cải cách khung pháp lý phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý và phát triển du lịch trong đó phải làm rõ những vai trò, trách nhiệm của nguồn lực du lịch của quốc gia.
Cần có sự kết hợp đồng bộ giữa việc cải cách chính sách, thủ tục hành chính, tăng tính hiệu quả du lịch và nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nguồn lực hợp lý nhằm góp phần phát huy nguồn lực phát triển du lịch của quốc gia nói chung và của Bến Tre nói riêng một cách hiệu quả.
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về du lịch
Nguyên tắc là tính chung, tính khái quát của các hướng hành động cụ thể, phương hướng chung cho hành động cụ thể, có tính bắt buộc người hành động phải theo.
Sở dĩ trong quản lý cần có nguyên tắc QLNN về du lịch bởi vì mỗi cấp quản lý bên trên không thể và cũng không cần chỉ ra phương hướng hành động quá cụ thể cho cấp
dưới, đồng thời cũng không thể phó mặc cấp dưới muốn hành động thế nào cũng được mà phải theo một mức độ nào đó. Đấy là ngyên tắc. Trong du lịch cũng vậy, QLNN về du lịch có những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tập trung dân chủ: nguyên tắc này trong QLNN về du lịch được áp dụng vào đâu, áp dung khi nào chính là thực chất nơi vấn đề áp dụng. Nguyên tắc trên được áp dụng trong các trường hợp sau:
Khi xác định quyền quản lý của nhà nước, quyền tự quản lý của doanh nghiệp nói riêng, công dân nói chung đối với các vấn đề về du lịch. Cần trả lời câu hỏi: nhà nước, doanh nghiệp có quyền đến đâu trong việc quyết định các vấn đề phát triển du lịch cụ thể nào đó.
Khi xác định thẩm quyền quản lý của mỗi cấp trong hệ thống bộ máy QLNN về du lịch. Bộ máy nào hoặc đơn vị nào cũng có nhiều cấp. Mà đã có cấp thì phải có việc, có quyền, vì vậy trong cùng một vấn đề cần nhà nước giải quyết. Ví dụ, vấn đề du lịch, cần xác định quyền cấp trên đến đâu, cấp dưới tới đâu.
Khi xác định quyền của cá nhân và tập thể rồi thì cần bảo đảm các mối quan hệ cho cả nhà nước và công dân, cho cả cấp trên và cấp dưới. Trong mỗi cấp của hệ thống quản lý nhiều cấp của nhà nước phải đảm bảo cơ quan có thẩm quyền chung, vừa có thẩm quyền riêng. Ngoài ra, nguyên tắc này còn xuất phát từ những lý do sau:
Một là, hoạt động du lịch là việc của công dân nên công dân phải có quyền dân chủ, đồng thời trong chừng mực nhất định, hoạt động du lịch của công dân ảnh hưởng rõ rệt tới lợi ích của nhà nước, quốc gia, cộng đồng do dó nhà nước cũng phải có quyền tập trung.
Hai là, QLNN về du lịch nói riêng, QLNN nói chung là một lao động tập thể, phải được tổ chức một cách khoa học.
Ba là, trong mỗi cơ quan lãnh đạo tập thể cần phải tuân theo nguyên tắc này, một mặt vì chỉ có làm như vậy mới khai thác được chuyên môn, nỗ lực làm việc, mặt khác tạo được sức mạnh trong chấp hành nhờ sự thống nhất.
Bốn là, trong mỗi cấp quản lý phải có cơ quan có thẩm quyền chung và riêng để đảm bảo có hai mặt của quyết định quản lý: chuẩn xác và kịp thời.
Thứ hai, nguyên tắc kết hợp QLNN về du lịch theo ngành và lãnh thổ
QLNN theo ngành bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất sản phẩm nội địa.
Thứ hai, thống nhất tiêu chuẩn hóa quy hoạch, mẫu mã, chất lượng sản phẩm dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng.
Thực hiện các biện pháp, chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nguyên liệu, nguồn trí tuệ khoa học công nghệ chung cho toàn ngành.
Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, pháp quy, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành.
QLNN theo lãnh thổ: các đơn vị kinh doanh du lịch phải được nhà nước quản lý theo lãnh thổ là vì:
Thứ nhất, QLNN của cơ quan quản lý ngành trên lãnh thổ. Đây thực chất là sự quản lý của cơ quan quản lý ngành được thực hiện bằng các cơ quan chuyên môn đặt theo lãnh thổ.
Thứ hai, định hướng đầu ra cho các đơn vị hoạt động sao cho cân đối, hài hòa về lượng, chất và thời gian. Ngoài ra, tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp việc xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc tầm lãnh thổ đó để đảm bào chung cho tập đoàn phát triển du lịch liên ngành đóng trên lãnh thổ.
Như vậy, nguyên tắc sự kết hợp QLNN theo ngành và lãnh thổ được thể hiện như
sau:
Thực hiện quản lý đồng thời theo cả hai chiều ngành và lãnh thổ;
Có sự phân công rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và lãnh thổ không
trùng và không sót;