3.2.7. Giải pháp về quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch 94
3.2.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch 96
3.2.9. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch 97
3.3. Tiểu kết chương chương 3 99
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 101
KẾT LUẬN CHUNG 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHẦN PHỤ LỤC 1
1. Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 1
- Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Nguyên Tắc Cơ Bản Của Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, du lịch hiện đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia trên thế giới, bởi sự đóng góp tích cực của nó làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh quan thiên nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Vẻ đẹp độc đáo của các cảnh quan có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Từ khi chuyển đổi phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch đã được xác định là ngành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Sự đầu tư về nhiều mặt như tài chính, nhân lực chất lượng cao… cho ngành du lịch đã đem lại hiệu quả lớn đáng ghi nhận như: số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều; khách trong nước tăng nhanh; nguồn thu nhập đóng góp cho thu nhập kinh tế quốc dân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
Bến Tre là một trong các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều thế mạnh phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, tham quan, nghiên cứu do thiên nhiên và văn hóa mang lại. Nhưng trong những năm qua, việc phát triển du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, sự đóng góp vào cán cân tổng thu nhập kinh tế của tỉnh còn thấp. Việc vận hành tổ chức bộ máy còn bộc lộ nhiều hạn chế, công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch còn chậm, thiếu tính đồng bộ; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn bỏ ngõ chưa chặt chẽ nên hiệu lực chưa cao; quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch chi tiết cho việc phát triển du lịch của từng địa bàn huyện, thị trong tỉnh; cơ chế phối hợp quản lý nhằm khai thác và phát triển du lịch chưa nhịp nhàng, chính sách thu hút khách du lịch còn hạn chế,...Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng khai thác tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch của tỉnh là cơ sở để xây dựng định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre” hy vọng sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, ngành hoàn thiện định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng
phát triển du lịch xứng đáng là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh thời kì hội nhập.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả. Những công trình có liên quan đến đề tài có thể kể đến:
Đề tài “Quản lý nhà nước trong việc phát triển toàn diện ngành du lịch tỉnh Trà Vinh” của tác giả Phùng Thị Phượng Khánh, luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2007. Luận văn đã đưa ra những giải pháp đầu tư, khai thác các nguồn lực để phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh – một tỉnh có thế mạnh về nông lâm thủy sản.
Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang” của tác giả Hồ Thị Tú Anh, luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2009. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang – một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp.
Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Trần Thế Vinh, luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2011. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đề tài “Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang” của tác giả Huỳnh Xuân Thủy luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2012. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh An Giang.
Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Cà Mau” của tác giả Phạm Hồng Sen luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước năm 2013. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre phải kể đến như:
Đỗ Thu Nga, Phạm Thị Thanh Hòa trong công trình “Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại tỉnh Bến Tre” [13] đã trình bày những ưu thế và thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Bến Tre và một số định hướng phát triển loại hình du lịch này
để tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước thời kì hội nhập.
Tác giả Trần Thị Thạy trong luận văn Tìm năng và định hướng phát triển phát triển du lịch tỉnh Bến Tre [21] đã phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nhằm thấy được điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời thấy rõ hiện trạng phát triển du lịch tác động đến các ngành kinh tế khác như thế nào, đến sự phát triển KT – XH của đất nước ra sao và sự ảnh hưởng đến môi trường của địa phương. Từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tốt hơn trong tương lai.
ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy trong báo cáo Tìm năng du lịch sinh thái dừa Bến Tre
[29] đã nêu lên những đặc thù riêng còn tiềm ẩn chưa được khai thác triệt để cho phát triển du lịch xứ dừa, trong đó phải kể đến những đặc sản nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Bến Tre, đó là các sản phẩm từ cây dừa. Bài viết phân tích vai trò kinh tế - xã hội của cây dừa trong du lịch sinh thái ”Không có một loại cây trồng nào có khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều đối tượng như cây dừa. Tất cả các thành phần của cây dừa đều được sử dụng làm ra những sản phẩm có giá trị từ hoa, lá, thân, gié, vỏ, gáo... nên có thể nói cây dừa là cây của 1001 công dụng.” Từ đó đưa ra những giải pháp để Bến Tre đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái liên quan đế dừa.
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch cho nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, vẫn chưa có luận văn nào đề cập đến việc quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre - một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa với các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như vườn cây ăn trái, sông ngòi nhiều, nhiều bãi sông, bãi biển đẹp tự nhiên; có các danh lam thắng cảnh xen lẫn các di tích lịch sử có giá trị văn hóa; nơi giao lưu và gặp gỡ của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Tày đã tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc sông nước Nam Bộ.
3. Mục đích của đề tài
Đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Bến Tre nhằm phát triển các loại hình du lịch của tỉnh tương xứng với tiềm năng hiện có, đạt hiệu quả cao và đáp ứng yêu cầu thời kì hội nhập.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch.
Nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về chiến lược phát triển ngành du lịch để vận dụng vào đề tài.
Thu thập, tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở để phân tích, đánh giá những mặt được, những hạn chế của thực trạng khai thác tài nguyên (tự nhiên, nhân văn), thực trạng lượng khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, sử dụng lao động du lịch… để phát triển các loại hình du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2015.
Đưa ra những giải pháp khả thi để hoàn thiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển các loại hình du lịch (hoàn thiện cũ, phát triển mới) tương xứng với tiềm năng, tăng sự đóng góp vào GDP của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thời kỳ hội nhập.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Đề tài tập trung vào việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; tổ chức bộ máy QLNN về du lịch tỉnh; quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch,… các vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch cấp tỉnh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu và thông tin từ năm 2005 đến 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp vận dụng lý luận QLNN trên các lĩnh vực; Phương pháp mô tả, đánh giá;
Phương pháp thống kê, thu thập thông tin;
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tư liệu từ các văn bản có liên quan của các sở ban ngành của tỉnh, công báo tỉnh;
Phương pháp thực địa: giúp cho người viết có cái nhìn thực tế, từ đó đưa các định hướng phát triển cụ thể và xác thực nhất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Có nhiều khái niệm về du lịch và thuật ngữ này đã trở nên rất thông dụng hiện nay. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, dạo chơi. Tuy nhiên chưa có sự nhất trí trong các định nghĩa về du lịch. Một số khái niệm cụ thể như sau:
Nhà du lịch học người Nga I. I Pirogionic, 1985: “du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [8, tr. 31].
Định nghĩa của nhà du lịch kinh tế người Mỹ Mchevel. M. Coltman: “du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng” bao gồm:
+ Du khách: người bỏ tiền ra để đi du lịch.
+ Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng).
+ Chính quyền địa phương nơi du lịch.
+ Dân địa phương nơi du lịch [8, tr. 31].
Theo Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người” và nhấn mạnh không gian văn hóa đặc trưng là tiếng nói và chữ viết bên cạnh các yếu tố văn hóa khác. Vậy có thể hiểu du lịch là phải đến nơi có ngôn ngữ khác so với nơi mình đang sống [29].
Theo Trần Thị Thạy: “Du lịch là sự ra đi của các cư dân và tạm trú xa (khoảng 700km) nơi ở thường xuyên của mình, đã tạo ra các mối quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền và dân địa phương nơi đến nhằm mục đích phục vụ sự nghỉ ngơi,
dưỡng bệnh, tham quan, đoàn tụ gia đình cùng các hoạt động: kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thể thao, có tác dụng nâng cao chất lượng sống của con người” [21, tr. 9].
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [16].
Như vậy, du lịch đầu tiên được hiểu là sự di chuyển của con người khỏi nơi cư trú trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nghỉ ngơi, tìm hiểu hay giải trí. Du lịch còn được nhìn nhận dưới gốc độ khác là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra. Bản chất kinh tế của du lịch là sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách du lịch.
Từ những định nghĩa trên, tác giả rút ra các điểm về du lịch như sau:
+ Di chuyển khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định;
+ Đáp ứng mục đích về mặt tri thức, tinh thần… cho du khách;
+ Có sử dụng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch.
1.1.2. Các loại hình du lịch
1.1.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Du lịch quốc tế: loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện, có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lí, du khách đi khỏi nước mình. Về mặt kinh tế, phải thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế gồm du lịch bị động (gởi khách đi) và du lịch chủ động (nhận khách đến).
Du lịch nội địa (du lịch trong nước): Là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, thanh toán bằng tiền trong nước.
Du lịch đô thị: du khách tham quan chủ yếu các đô thị lớn, có công trình kiến trúc độc đáo, văn hóa lịch sử, khu thương mại sầm uất, các đầu mối giao thông, khu vui chơi giải trí hiện đại.