Hiện Trạng Khách Du Lịch Đến Bến Tre Thời Kỳ 2005 – 2014


chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH được tỉnh đặc biệt chú trọng, nhất là các công trình, dự án phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện… nhiều công trình quan trọng hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng tốt; các ngành Quản lý nhà nước, khách sạn nhà hàng, khoa học công nghệ, hiệp hội tăng trưởng cao hơn.

2.1.3. Tiềm năng du lịch tỉnh Bến Tre


Bến Tre còn có nhiều tài nguyên du lịch không chỉ về du lịch sinh thái sông nước miệt vườn mà còn là nơi bảo tồn và phát triển đa dạng loại hình du lịch khác như: du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch vui chơi giải trí. Ba năm trở lại đây, Bến Tre đã triển khai chương trình kích cầu du lịch đến các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh gắn với thúc đẩy các ngành dịch vụ, tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, đầu tư hạ tầng giao thông du lịch và đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trú.

Với những lợi thế sẵn có, cùng với những định hướng chiến lược phát triển du lịch cụ thể, du lịch là một trong những ngành được tỉnh Bến Tre xác định là ngành quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế địa phương. Rất nhiều các điểm du lịch và kết cấu hạ tầng được tỉnh Bến Tre đầu tư, nâng cấp ngày một khang trang, hấp dẫn du khách, như: công trình nhà cổ Hương Liêm (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú), di tích đình Bình Hòa (huyện Giồng Trôm), mộ và đền thờ nhà giáo Võ Trường Toản (xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri), di tích Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri), di tích Đồng Khởi (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Hiện nay, một số doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh Bến Tre đã khai thác chương trình tour du lịch về nguồn kết hợp với tham quan các điểm du lịch sinh thái thu hút một số lượng lớn du khách quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là khách đến từ các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Những năm gần đây, loại hình du lịch homestay đã phát triển mạnh ở Bến Tre. Du lịch homestay mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế với sinh hoạt đời thường của người dân, khám phá cuộc sống làng quê sông nước và văn hóa bản địa, từ đó được du khách lựa chọn trong hành trình tour du lịch tại Bến Tre ngày một đông.


Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 20 điểm homestay, chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và thành phố Bến Tre. Nhiều homestay được đầu tư khang trang, đầy đủ tiện nghi như: Homestay Năm Hiền, Homestay Mai Thanh Vân, Jardindu Mekong Homestay, Tám Lộc, Năm Vũ, Đại Lộc, đó là những ngôi nhà được xây dựng thoáng mát, tiện nghi gắn liền với cảnh làng quê miệt vườn rất đẹp, không khí trong lành, cách xa thành phố, sân vườn rộng lớn, nội thất sang trọng.

Với ưu thế phát triển kết hợp nhiều loại hình du lịch như vậy nên trong thời gian gần đây, các công ty du lịch tại Bến Tre cũng đã tập trung khai thác các chương trình tham quan tại các huyện như: Ba Tri, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại, Chợ Lách như đưa du khách đi tham quan các di tích văn hóa - lịch sử. Ngoài ra các doanh nghiệp du lịch cũng đưa khách khám phá các làng nghề truyền thống của các huyện để gắn kết giữa du lịch về nguồn với du lịch biển và du lịch làng nghề tạo nên sự đa dạng sản phẩm trong tour du lịch về với vùng đất Bến Tre.

2.1.4. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Bến Tre


Trên cơ sở các tiềm năng sẵn có, Bến Tre xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2030 và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2015, tỉnh Bến Tre phấn đấu doanh thu từ du lịch đạt khoảng 700 tỷ đồng và đến năm 2020, sẽ thu hút 1,6 triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế, doanh thu đạt 1.900 tỷ đồng.

Bến Tre đang tập trung xây dựng hệ thống giao thông nhánh đến các vùng quy hoạch du lịch, cùng với các dịch vụ khác như điện, nước sạch, bưu chính - viễn thông. Theo đó, tỉnh Bến Tre đang vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư phát triển các điểm du lịch cộng đồng, tập trung ở các xã ven sông thuộc huyện Châu Thành. Các điểm du lịch ở xã Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Hưng Phong, du lịch sinh thái huyện Chợ Lách, Ba Tri, Bình Đại. Ngoài ra, Bến Tre hiện đang có hai khu du lịch đặc thù là “Forever Green Resort” và dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”, đây là 2 khu du lịch đang được tập trung xây dựng hoàn chỉnh. Các khu di tích văn hóa - lịch sử như Lăng Nguyễn Đình Chiểu, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, Di tích Đồng Khởi, Căn cứ Quân Khu ủy Sài


Gòn - Gia Định cũng đang tiếp tục nâng cấp và phát triển kết hợp với phát triển loại hình du lịch tham quan làng nghề.

Ngoài những sản phẩm du lịch truyền thống, các ngành hữu quan tỉnh Bến Tre còn phối hợp tổ chức các sự kiện, chiến dịch về nguồn, phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí, góp phần giữ khách lưu trú và kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách. Thực hiện các chương trình thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch, giới thiệu đất nước, con người, tài nguyên, sản phẩm du lịch của tỉnh, huyện đến với du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngành du lịch Bến Tre cũng biên soạn và phát hành ấn phẩm với những thông tin chính thức về du lịch để tạo lực đẩy mới cho du lịch địa phương.


, hướng đến

nhóm khách cao cấp, có thời gian lưu trú dài và có khả năng chi tiêu cao. Đồng thời tiếp tục củng cố và thực hiện các chương trình liên kết phát triển du lịch với các thành phố phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Long An; cải thiện chất lượng dịch vụ ở tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch; xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển du lịch; phát triển du lịch gắn với khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc; triển khai thi công nhanh các dự án đầu tư phát triển du lịch; tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch...

Bến Tre có tiềm năng về du lịch, các tài nguyên du lịch của Bến Tre khá đa dạng phong phú thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn. Tuy nhiên các tài nguyên du lịch về lịch sử nhân văn nói chung chưa có quy hoạch đầu tư khai thác và còn mang tính thực dụng, có nơi còn rất hoang sơ, còn nằm trong dự kiến khai thác, tôn tạo. Việc khai thác, tôn tạo các đặc điểm nổi trội đó của vùng đất này không chỉ là những nỗ lực nhằm thu hút du khách mà còn là trách nhiệm tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, quảng bá cho du khách về nền văn hiến của một vùng đất giàu truyền thống như Bến Tre.


2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến

Tỉnh Bến Tre với nhiều thế mạnh về du lịch do thiên nhiên và văn hóa mang lại. Hiện nay, du lịch của tỉnh Bến Tre đã có bước chuyển mình tích cực và đang được chú trọng trong xu thế hội nhập với phát triển du lịch của vùng và cả nước. Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội với tốc độ nhanh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về du lịch, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong nước thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi thu hút du khách. Đặc biệt, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển ngành du lịch của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế cô lập và nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh lân cận và hội nhập xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước. Tất cả những cố gắng trên đã góp phần quan trọng thu hút du khách đến Bến Tre ngày một đông hơn.

2.2.1. Tình hình du khách


Du lịch Bến Tre có xuất phát điểm thấp, bị cô lập bởi địa hình cồn bãi, cù lao và người dân bước ra từ cái nôi cách mạng hầu như chỉ biết sản xuất nông nghiệp là chính yếu. Đến năm 1995 ngành du lịch non trẻ ở Bến Tre đi được những bước đầu tiên và ghi tên mình trên bản đồ du lịch của Việt Nam với số khách có 91.000 lượt.

Bảng 2.2 Hiện trạng khách du lịch đến Bến Tre thời kỳ 2005 – 2014

Đơn vị: Lượt khách


Hạng mục

2005

2006

2007

2008

2009

Khách quốc tế

126,050

139,140

161,415

180,232

200,684

Khách nội địa

186,964

206,104

215,619

235,015

277,382

Tổng số khách

313,014

345,244

377,034

415, 247

478,066

Hạng mục

2010

2011

2012

2013

2014

Khách quốc tế

230.125

261.000

300.500

341.800

393.700

Khách nội địa

310,084

349.000

392.500

458.600

510.300

Tổng số khách

540.209

610.000

693.000

800.400

904,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 7

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2014


Giai đoạn 2001 – 2006, ngành Du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tình hình chính trị bất ổn tại một số khu vực, thiên tai, dịch bệnh cùng với việc liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố. Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà Việt Nam được các Hiệp hội du lịch, Tổ chức du lịch thế giới đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện, chính vì vậy mặc dù có sự tăng trưởng chậm nhưng du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng vẫn đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 khách du lịch đến Bến Tre đạt 345.244 lượt khách tăng 2,28 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,26%/năm. Trong đó khách du lịch quốc tế đạt 126,05 ngàn lượt khách, tăng trưởng bình quân 15,68%, đây là một đấu hiệu lạc quan của du lịch Bến Tre.

Từ những năm 2007-2008, lượng khách về Bến Tre khoảng 377.000- gần 500lượt

/năm thì năm 2012 đã tăng lên đến 693.000 lượt/năm; tăng trưởng bình quân là 12,46%/năm. Năm 2013 lượng khách về Bến Tre 800.400 lượt, tăng 15% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 341.800 lượt, tăng 14% so cùng kỳ. Năm 2014 lượng khách về Bến tre 904.000 lượt, tăng 13% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 393.700 lượt, tăng 15% so cùng kỳ. Điều đó cho thấy hoạt động du lịch Bến Tre đã có bước phát triển khá hơn; hệ thống các tuyến, điểm du lịch đã hình thành và dần hoàn thiện đã thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

2.2.2. Doanh thu du lịch


Thu nhập từ du lịch của tỉnh Bến Tre tăng khá nhanh đặc biệt là trong thời gian gần đây: nếu năm 2001 doanh thu toàn ngành du lịch của tỉnh chỉ đạt 39,6 tỉ đồng thì năm 2005 tăng lên 83 tỉ đồng, năm 2010 đạt mức 245 tỉ đồng và 2012 là 368 tỉ. Khách du lịch đến Bến Tre tăng kéo theo hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả năng tạo việc làm và thu nhập từ du lịch cũng tăng theo. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2001-2005 là 21,6%; giai đoạn 2005-2010 là 24,11% và năm 2012 tăng 22,7% so với năm 2011. Điều này cho thấy du lịch đang phát triển mạnh và có tốc độ tăng khá ổn định trong hơn 10 năm qua. Trong đó, doanh thu thuần du lịch tăng vọt khoảng 30% trong các năm gần đây với sự đóng góp lớn nhất thuộc nhóm ngành ăn uống, chiếm đến 43%. Thu nhập


xã hội từ du lịch tăng lên và là nguồn đóng góp để phát triển kinh tế, tạo thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

Bảng 2.3 Hiện trạng thu nhập du lịch Bến Tre, giai đoạn 2004 – 2014

Đơn vị : Tỷ đồng


Năm

2004

2007

2010

2012

2013

2014

- Doanh thu thuần DL

37,309

89,082

171,660

273,900

459

562

+ Lữ hành

5,806

12,948

29,950

52,000

-

-

+ Lưu trú

6,003

18,127

37,620

65,000

-

-

+ Ăn uống

17,746

44,541

72,270

117,000

-

-

+ Doanh thu khác

2,355

5,827

15,700

29,000

-

-

+ Hàng hoá

5,399

7,639

16,120

10,900

-

-

- Thu nhập XH từ DL

122,230

233,064

441,410

660,000

827,500

993,000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, 2014

Doanh thu từ du lịch năm 2007-2008 từ 129,5 tỷ đồng/năm thì đến năm 2012 đạt 273,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,66%/năm.

Năm 2013 doanh thu từ du lịch là 459 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ. Tổng thu xã hội từ hoạt động du lịch: 827,5 tỷ tăng 25% so cùng kỳ.

Năm 2014 doanh thu từ du lịch là 562 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Tổng thu xã hội từ hoạt động du lịch: 993 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ.

Đánh giá về sự gia tăng về thu nhập du lịch Bến Tre trong suốt gần một thập kỷ qua cho thấy sự gia tăng không ngừng cả về giá trị tuyệt đối, và nhịp độ tăng trưởng. Xu hướng tăng trưởng là hướng đi lên liên tục. Qua đó có thể nhận định sự phát triển của du lịch Bến Tre là tương đối ổn định. Với xu thế như hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách cũng như mức chi tiêu, đặc biệt của khách du lịch quốc tế, chắc chắn trong những năm tới doanh thu sẽ tiếp tục gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế.


2.2.3. Lực lượng lao động trong ngành du lịch


Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ được hoàn thiện từng bước để đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch.

Bảng 2.4 Lực lượng lao động du lịch Bến Tre, giai đoạn 2005 – 2013

Đơn vị: Người


Lao động

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số

1.968

2.187

2.624

2.886

2.974

3.224

3.574

4.040

4.386

Trong đó



- Đại học, Cao đẳng


147


164


196


216


225


322


357


404


452

- Trung học

394

437

524

576

603

967

1.072

1.212

1.420

- LĐ khác

1.427

1.586

1.904

2.095

2.146

1.935

2.145

2.425

2.514

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, 2014

Trong các cơ sở lưu trú, trình độ của đội ngũ nhân viên phục vụ còn khá nhiều bất cập. Đến năm 2005, chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ trong khách sạn vẫn chưa lạc quan hơn, tỷ lệ lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn 85,6%. Tuy nhiên, đã có 16,84% lao động phổ thông tại các cơ sở lưu trú đã được tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ lễ tân khách sạn, buồng, bàn, bar,... là một điểm mới trong cơ cấu lao động ngành khách sạn của Bến Tre thời gian gần đây.

Nhìn chung lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống và chuyên sâu. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đội ngũ lao động cần phải được đào tạo và đào tạo lại một cách có


hệ thống. Các chuyên ngành đào tạo, các cấp đào tạo và số lượng lao động cần được đào tạo phải theo nhu cầu thực tế phát triển của ngành.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch


2.2.4.1. Hệ thống hạ tầng du lịch

Đường bộ là loại hình giao thông chính ở Bến Tre với QL60 và QL57, cùng hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường liên xã… đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp. 98,7% khách du lịch trong nước đến Bến Tre bằng các loại xe khách, xe du lịch, xe ôtô, taxi, xe máy,... khách quốc tế là 97,1%; Tỷ lệ khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến Tre bằng đường thủy chiếm rất thấp, khách quốc tế là 2,9% và khách trong nước là 1,3%. Con đường chính dẫn vào Thành phố Bến Tre được đầu tư nâng cấp, trang trí, phối cảnh rất đẹp, đặc biệt sau khi cầu Rạch Miễu hoàn thành đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền 2 cù lao Bảo và Minh. Cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh được đưa vào sử dụng năm 2015, gắn kết kinh tế của các tỉnh ĐBSCL, giúp tiềm năng kinh tế - văn hóa - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Đường thủy không ngừng tăng về số lượng và chất lượng phương tiện, đảm bảo an toàn cho du khách. Loại phương tiện phục vụ du lịch là tàu du lịch các loại hay xuồng chèo, xuồng máy, cano nước… Tuy có thế mạnh về giao thông thủy cũng như du lịch, nhưng nhìn chung tỉnh vẫn còn hạn chế nhiều mặt, chủ yếu khai thác du lịch sông nước dưới dạng tự nhiên.

2.2.4.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ ngành du lịch

Nhà hàng – khách sạn: những năm gần đây cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn của Bến Tre phát triển khá nhanh và đã phần nào giải quyết được số lượng đông đảo du khách đến Bến Tre trong các dịp lễ hội, du lịch, những hội nghị lớn hay nhu cầu khác. Mật độ phân bố các khách sạn chủ yếu tập trung ở trung tâm TP. Bến Tre và huyện Châu Thành. Số lượng cũng như quy mô các cơ sở lưu trú còn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du lịch hiện nay.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 26/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí