Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước Và Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


tiêu của Chính phủ cho du lịch; khấu trừ nhập khẩu và du lịch ra nước ngoài). Hoạt động kinh tế du lịch trực tiếp tính đến qua việc cung cấp dịch vụ ăn, ở, đi lại, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng... trực tiếp phục vụ khách du lịch. Các hoạt động kinh tế gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng được tính toán trong đóng góp của du lịch trong nền kinh tế. Ở khía cạnh này, ngành du lịch liên quan và có hiệu ứng lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp to lớn đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân.

Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất k dịch vụ, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khâu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất khâu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khâu hàng hoá, doanh thu ngoại tệ từ xuất kh dịch vụ du lịch chỉ đưng sau 4 ngành xuất k hàng hoá là xuất khâu dầu thô, dệt may, giầy dép và thuỷ sản. Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất kh tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hết được. Kim ngạch xuất khâu du lịch đạt 5.620 triệu USD năm 2011 tăng trưởng 26,3% so với 2010.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9%


(năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013). Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa.

Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt, năm 2013 là 7,5 triệu lượt và năm 2014 vừa qua là gần 8 triệu lượt tăng 4% so với năm trước. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt, năm 2013 là 35 triệu lượt và năm 2014 là 38,5 triệu lượt (tăng 10% so với năm trước). Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2014 đạt tới 230 nghìn tỷ đồng, 2013 là 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.

Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp; năm 2014 cả nước có khoảng 425 nghìn lao động trực tiếp và hơn 750 nghìn lao động gián tiếp, phần lớn ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bố ở khu vực phía Bắc 40%, miền Trung 10% và khu vực phía Nam 50%. Lao động QLNN và quản trị kinh doanh chiếm 25%; lao động phục vụ trực tiếp chiếm 75%. Thực hiện mục tiêu năm 2015, cần tổng số 2,2 triệu lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó cần 620.000 lao động trực tiếp). Phấn đấu 100% cán bộ, công chức QLNN và quản trị kinh doanh du lịch được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 60% lao động trực tiếp được đào tạo chuyên môn. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, giáo dục du lịch cộng đồng cũng phải nâng cao hơn. Đến năm 2020, chúng ta cần trên 3 triệu lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó 870.000 lao động trực tiếp, có 80% - 100% lao động trực tiếp được đào tạo chuyên môn sâu), hơn 90.000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

lao động du lịch có trình độ đại học; đạt chuẩn khu vực và quốc tế để tham gia và cạnh tranh được trên thị trường lao động du lịch của khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình. Đặc biệt trong năm 2015, một khu nghỉ dưỡng của Việt Nam tại Đà Nẵng là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đoạt giải thưởng danh giá “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới” do World Travel Awards trao tặng.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 4

Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”.

Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta. Một điều


tất nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và động lực của quá trình vận động, phát triển.

Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến.

Trong 9 tháng năm 2015, ngành Du lịch đã đón được 5.689.512 lượt khách quốc tế, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2014; phục vụ 48,8 triệu lượt khách nội địa (trong đó khách lưu trú đạt 23,4 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch đạt 270 nghìn tỷ đồng (tăng 2,8%). Tuy tính cả 9 tháng, lượng khách quốc tế đến vẫn giảm nhưng trong ba tháng 7, 8, 9 vừa qua đã tăng trưởng trở lại, tăng lần lượt 5,1%, 7,5% và 8,3% so với cùng kỳ năm 2014, kết thúc 13 tháng sụt giảm liên tục tính từ giữa năm trước.

Tăng trưởng khách trong 3 tháng vừa qua đã góp phần giảm tỷ lệ suy giảm khách đến trong 9 tháng đầu năm. Những nỗ lực quyết liệt của ngành đã kéo biên độ sụt giảm khách xuống gần một nửa. Sáu tháng đầu năm 2015, khách quốc tế đến giảm sút 11,3% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng sau 9 tháng chỉ còn 5,9%.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 39/NQ-CP, Nghị quyết số 46/NQ- CP của Chính phủ về việc miễn thị thực cho công dân 6 nước và Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn visa đối với các thị trường Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Belarus, Tổng cục Du lịch đã khẩn trương gặp gỡ đại sứ quán các quốc gia này tại Việt Nam để thông tin về chính sách miễn visa của Việt Nam. Đồng thời phối hợp với các đối tác, chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai chiến dịch kích cầu mạnh mẽ tới các thị trường này.


Các thị trường vừa được miễn visa đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Trong tháng 8/2015 thị trường khách Tây Ban Nha tăng 159,3% so với tháng 7/2015, Italia tăng 141,4%, Đức tăng 54,1%, Anh tăng 25,5% và Pháp tăng 25,8%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy chính sách miễn visa đã phát huy tác dụng bước đầu.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng chính sách miễn visa khi được ban hành cần có thời gian để phát huy tác dụng thực sự đối với các thị trường nguồn, đặc biệt là đối với các thị trường xa tại Tây Âu thường có thói quen lập kế hoạch đi du lịch từ trước 6-12 tháng. Thực tế cho thấy, lượng khách của các thị trường được miễn visa vào Việt Nam tăng trong thời gian vừa qua chủ yếu là đối tượng khách đang sinh sống, làm việc hay du lịch ở các khu vực gần Việt Nam khi biết thông tin đã đi du lịch vào Việt Nam.

1.2. Quản lý nhà nước về du lịch


1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch


Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của nhà quản lý.

QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc biệt thực hiện mà Hiến pháp và pháp luật nước ta gọi là các cơ quan hành chính nhà nưoc, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước, hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành [7, tr. 16].

Như vậy, QLNN là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi và mọi hoạt động của công dân, tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực nhà nước.

Chủ thể QLNN, đối tượng quản lý là các quá trình xã hội, hành vi của cá nhân và tổ chức xã hội; phương thức quản lý bằng quyền lực nhà nước và có tổ chức cao; mục tiêu quản lý là duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực nhà nước.


Bản chất của QLNN là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được thực hiện bởi bộ máy nhà nước với cơ sở vật chất – tài chính to lớn, bằng phương pháp thuyết phục và cưỡng chế.

Như vậy, QLNN về du lịch chính là: “Sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của du khách, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia du lịch”.

Thông qua quản lý, nhà nước có chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, xúc tiến du lịch, đầu tư thích đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT cho khu du lịch và điểm du lịch trọng điểm. Có biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên để phát triển du lịch bền vững.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch


Nội dung chủ yếu của QLNN trong ngành du lịch ở nước ta được quy định tại chương 1, Điều 10 Luật du lịch 2005 như sau:

Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

Công việc này hướng tới mục tiêu và nhiệm vụ đưa ra là xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo cho sự phát triển ngành một cách bền vững.

Nhà nước có chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển và xúc tiến du lịch với mục tiêu trước mắt và lâu dài như: tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, khai thác tiềm năng, định hướng phát triển vùng, miền phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng miền đó và triển khai công nghệ tiên tiến trong ngành thông qua tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và du lịch.

Để thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đề ra, trước hết nhà nước sẽ dựa vào các định hướng đó mà hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý cần thiết. Đồng thời hỗ trợ cho du lịch phát triển như: miễn thị thực xuất nhập cảnh, giảm thuế trong kinh


doanh du lịch... Ngoài ra việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình tại các điểm du lịch, khu du lịch phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và có ý kiến thỏa thuận của cơ qan QLNN có thẩm quyền.

Thứ hai, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản VPPL về du lịch nhằm để điều hành và quản lý thống nhất các hoạt động du lịch, quản lý các quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, của cá nhân, tổ chức và các đối tượng kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật du lịch 2005, các pháp lệnh về du lịch, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ VHTT & DL, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch là cơ sở pháp lý để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch và cũng là cơ sở kinh doanh hoạt động hợp pháp của tất cả các cá nhân, tổ chức và đối tượng kinh doanh du lịch ở nước ta.

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ công chức và người lao động trong ngành du lịch nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, phát huy mọi tiềm năng để nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Phối hợp với các địa phương tổ chức phổ biến luật du lịch, các văn bản hướng dẫn thi hành của nhà nước được áp dụng nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng liên quan trong ngành. Trước hết phải có sự tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về du lịch một cách tích cực, thường xuyên.

Hình thành diễn đàn trao đổi thông tin quản lý của ngành, những thông tin liên quan đến ngành du lịch phải được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan QLNN về du lịch, thông qua những kinh nghiệm về phát triển du lịch với việc tuân thủ các cam kết khi gia nhập, quy tắc và luật lệ của WTO trên mạng thông tin ngành du lịch.


Thứ tư, tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

NNL là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch. Cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL luôn được NN quan tâm và thực hiện phải thường xuyên, liên tục.

Thực hiện hiệu quả sâu rộng quá trình xã hội hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các đối tượng trong nước và ngoài nước tham gia đào tạo, phát triển NNL.

Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức và các đối tượng tham gia vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong chương trình du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch nhanh chóng và hiệu quả như các đề tài về khoa học phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất rau sạch vào phục vụ ngành du lịch.

Thứ năm, tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định không gian 7 vùng du lịch đặc trưng, 46 khu du lịch quốc gia, 40 điểm du lịch quốc gia và 12 đô thị du lịch. Cho đến nay, 4/7 vùng du lịch, 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch phát triển du lịch. Nhiều tỉnh đã điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch theo quan điểm mới của chiến lược. Hầu hết các khu, điểm du lịch quan trọng cũng đã có quy hoạch. Có thể nói, hệ thống quy hoạch phát triển du lịch trên phạm vi cả nước đã hình thành cơ bản và là cơ sở định hướng quan trọng cho hoạt động du lịch ở mọi cấp.

Tuy nhiên, qua đánh giá cho thấy thực tế ở hầu hết các nơi hoạt động du lịch không diễn ra theo đúng quy hoạch. Nhiều quy hoạch chỉ tồn tại trên giấy mà ít được thực thi trong thực tế. Hầu hết các quy hoạch vẽ ra bức tranh khá lạc quan về các chỉ tiêu phát triển nhưng cũng rất ít quy hoạch đạt được mục tiêu đề ra.

Vì vậy, QLNN về du lịch ở nội dung này chính là chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch. Để quy hoạch phát triển du lịch hiệu quả không thể chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023