Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre


Các cơ quan QLNN theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản lý theo quy định cụ thể của nhà nước. Đồng thời cũng có quyền ra quyết định theo thể thức liên tịch [7, tr.75-76].

Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ lợi ích và làm chủ cho người lao động

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nước và tất cả các tổ chức trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải có chính sách đối xử tốt với người lao động. Trong hoàn cảnh đặc biệt của nước ta, do quá trình đổi mới, từ đó nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty cổ phần ra đời làm cho một bộ phận lớn người lao động không còn được vị thế làm chủ như trước đổi mới nên doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Thứ tư, nguyên tắc tăng cường pháp chế trong QLNN về du lịch: để thực hiện nguyên tắc trên cần phải tăng cường lập pháp và tư pháp.

Về lập pháp, từng bước đưa mọi quan hệ xã hội trên lĩnh vực du lịch vào khuôn khổ pháp luật, các đạo luật phải được xây dựng đồng bộ, chính xác, có các chế tài rõ ràng và đúng mức.

Trong tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án, không để xảy ra tình hình lọt tội phạm, xử lý vi phạm theo đúng luật.

1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch


Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gồm 5 nhóm cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quyết định và thực thi hội nhập quốc tế về du lịch đó là: 1) Cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương; 2) Cơ quan du lịch quốc gia; 3) Cơ quan QLNN về du lịch ở địa phương; 4) Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch; và 5) Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Ngoài ra còn có hệ thống doanh nghiệp du lịch là những chủ thể hội nhập trong khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Trong 5 nhóm tổ chức này, các nội dung về mỗi nhóm đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và những hoạt động chủ yếu trong phát triển ngành Du lịch của đất nước, nhất là các hoạt động hội nhập quốc tế về du lịch. Nhóm thứ nhất, thứ hai và thứ ba


là những cơ quan QLNN về du lịch; nhóm thứ tư (Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch) là cơ quan mang tính liên ngành, hoạt động có tính chất chỉ đạo, điều hoa, phối hợp các hoạt động của các cấp, các ngành trong toàn quốc. Nhóm thứ năm là Hiệp hội Du lịch mang tính chất nghề nghiệp, hoạt động với vai trò đại diện.

Nhóm thứ nhất, Cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương hiện nay là Bộ VHTT&DL. Ngày 25/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 185/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTT&DL. Theo Nghị định này, Bộ VHTT&DL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thế thao và du lịch theo quy định của pháp luật. Bộ VHTT&DL thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, Nghị định số 185/2007/NĐ-CP quy định Bộ VHTT&DL có 36 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có 31 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến du lịch và 5 nhóm nhiệm, quyền hạn cụ thể trực tiếp QLNN về du lịch.

Nhóm thứ hai, Cơ quan du lịch quốc gia của Việt Nam hiện nay là Tổng cục Du lịch. Ngày 19/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo Quyết định này, Cơ quan Du lịch quốc gia của Việt Nam (Tổng cục Du lịch) là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch QLNN và thực hiện nhiệm vụ, qụyền hạn QLNN về du lịch trong phạm vi cả nước. Tổng cục Du lịch có 3 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn: Nhóm thứ nhất là nhóm nhiệm vụ phải trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; nhóm thứ hai là nhóm nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL quyết định; và nhóm thứ ba là nhóm nhiệm vụ mà Tổng cục Du lịch chỉ đạo và tổ chức thực hiện trực tiếp.

Nhóm thứ ba, Trong hoạt động QLNN về du lịch ở Việt Nam, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành Trung ương còn có Ủy ban nhân


dân các cấp tham gia với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, quản lý hoạt động du lịch theo lãnh thố. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố có 5 nhóm quyền hạn và nhiệm vụ là: 1) Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định việc thành lập, xây dựng và quản lý các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch địa phương; phối hợp với Tổng cục Du lịch quản lý các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch quốc gia; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khu du lịch, tuyến du lịch, điếm du lịch địa phương. 2) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch tại địa phương. Những văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thế hóa các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch của Nhà nước, không được trái với các quy định của pháp luật. 3) Quyết định thành lập doanh nghiệp du lịch theo thấm quyền. 4) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư liên quan đến du lịch tại địa phương. 5) Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về du lịch.

Theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương mình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giao những chức năng nhiệm vụ này cho các sở, ban, ngành, trong đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đóng vai trò tham mưu, điều phối hoạt động quản lý du lịch của các sở, ban, ngành, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh QLNN về du lịch trên địa bàn lãnh thổ. Ủy ban nhân dân các cấp thấp hơn (bao gồm ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã) có hai nhóm nhiệm vụ trong quản lý nhà nươc về du lịch là: 1) Thực hiện QLNN về du lịch theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương. 2) Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Nhóm thứ tư, để đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại Quyết định số 23/1999/QĐ-TTg ngày 13/02/1999. Chức năng của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch là giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối các hoạt động du lịch toàn quốc. Nhiệm vụ chính của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch gồm: Một là giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối


các hoạt động của các bộ, ngành và địa phương trong xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình quốc gia về phát triển du lịch; giúp Thủ tướng giải quyết những vấn đề liên ngành, những vướng mắc giữa các Bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc thực hiện các kế hoạch, chương trình du lịch và các vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển du lịch. Hai là giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương xây dựng triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch trong phạm vi ngành, địa phương mình phù hợp với kế hoạch, chương trình quốc gia. Ba là giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền ở trong và ngoài nước các chương trình phát triển du lịch quốc gia, phổ biển chính sách và pháp luật về du lịch.

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch là Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên khác là đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ VHTT&DL và Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 4 thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Nhóm thứ năm, một tổ chức mang tính nghề nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch ở Việt Nam là Hiệp hội Du lịch. Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thể chế hóa trong Luật Du lịch 2005. Theo Luật này thì Hiệp hội Du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên. Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch. Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội. Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Association -VITA) theo đuổi mục đích liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên về kinh tế - kỹ thuật về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên.


Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam và theo Điều lệ Hiệp hội du lịch được Bộ Nội vụ phê duyệt. Hiệp hội Du lịch Việt Nam chịu sự QLNN của Tổng cục Du lịch. Hiệp hội Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng và tài khoản riêng; trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Hà Nội. Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; Hiệp hội được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

1.3. Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học QLNN về du lịch với những nội dung sau:

Khái niệm du lịch là sự di chuyển khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định để đáp ứng mục đích về mặt tri thức, tinh thần… của con người và có sử dụng tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch ở nơi mình đến.

QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của du khách, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia du lịch.

Phát triển du lịch là một tất yếu khách quan và là điều kiện hết sức cần cần thiết để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần giải quyết việc làm, thu hút ngoại tệ và giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Vì vậy, phát triển du lịch phải gắn liền với hoạt động QLNN đề điều chỉnh hoạt động, phân công chức năng, nhiệm vụ đến từng cơ quan có thẩm quyền, chuyên môn từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao các sản phẩm và dịch vụ du lịch góp phần làm hài lòng du khách.

Để làm được được điều này, công tác phát triển du lịch phải được thực hiện thông qua bởi nội dung, nguyên tắc và tổ chức bộ máy QLNN về du lịch. Tất cả những nội dung này sẽ giúp nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về tầm quan trọng của công tác QLNN về lĩnh vực du lịch nói chung và Bến Tre nói riêng cũng như là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre


2.1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


Bến Tre - một tỉnh đồng bằng hạ nguồn sông Cửu Long, Bến Tre có hình dạng giống như một chiết quạt xinh xắn, đầu nhọn về phía thượng nguồn, các nhánh sông lớn như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên là 2.356,85 km²; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL. Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long có dạng đặc biệt, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa được phù sa của 4 nhánh sông: Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Tiền Giang bồi tụ thành.

Phía bắc Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang với ranh giới chung là sông Tiền Giang, phía tây và nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh bằng ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 65 km.

Tỉnh Bến Tre nằm cách trung tâm phân phối khách du lịch TP. Hồ Chí Minh khoảng 85 km (qua Long An, Tiền Giang). Nhìn chung, khoảng cách này cũng tương đối gần và nhờ hệ thống giao thông vận tải khá tốt, đặc biệt là đường thủy nên cũng đảm bảo khả năng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bến Tre. Hiện nay, TP. Mỹ Tho cũng là một trung tâm lớn phân phối số lượng khách đến với Bến Tre và điều quan trọng là Mỹ Tho và Bến Tre chỉ cánh nhau qua sông Tiền hay cầu Rạch Miễu.

Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình năm từ 260C - 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh.

Điều kiện thiên nhiên Bến Tre cho phép phát triển du lịch xanh, bởi còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh


của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn, có những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả cùng với các sản phẩm từ dừa nổi tiếng trong và ngoài nước.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội


Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 1 thành phố, trong đó có 164 xã, phường và thị trấn. Tính đến năm 2013, toàn tỉnh có 1.387.782 người với mật độ dân số 589 người/km2. Các dân tộc sống ở Bến Tre là Việt, Hoa, Khmer, Tày; người dân chủ yếu theo đạo Phật, Tin lành, Kitô giáo nên tạo được nét đa dạng trong văn hóa và có sức hút đối với du khách đến tham quan và tìm hiểu.

Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2013 là 759.194 lao động (qua đào tạo 44,6%); tạo việc làm cho 24.350 lao động (xuất khẩu lao động 370 người). Công tác dạy nghề, tư vấn việc làm được duy trì thường xuyên, đào tạo nghề cho 10.660 lao động nông thôn. Nguồn lao động tập trung nhiều nhất vào ngành nông nghiệp 424.659 lao động. Ngành công nghiệp và dịch vụ đang thu hút lao động vì sự phát triển khá trong thời gian gần đây. Nguồn lao động tập trung số lượng lớn ở khu vực ngoài nhà nước.

Bến Tre là một trong các tỉnh có tỉ lệ dân số thành thị thấp, chênh lệch số dân thành thị và nông thôn là rất lớn ở các huyện. Nhìn chung, số dân nông thôn có sự giảm nhẹ từ năm 2005 đến 2013. Dân thành thị tập trung nhiều ở TP.Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Ba Tri…

Bảng 2.1. Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bến Tre



Ðơn vị hành chính

2005

2013

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

Thành phố Bến Tre

58.711

53.195

64.253

52.662

Huyện Ba Tri

10.742

179.890

10.322

177.624

Huyện Bình Đại

8.899

120.226

9.855

122.570

Huyện Châu Thành

2.713

155.426

3.597

153.770

Huyện Chợ Lách

7.502

117.867

7.587

102.652

Huyện Giồng Trôm

9.836

162.278

9.804

158.566

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


Huyện Mỏ Cày Bắc

11.260Mỏ

Cày

245.267

Mỏ Cày

-

109.724

Huyện Mỏ Cày Nam

11.444

135.610

Huyện Thạnh Phú

8.929

120.443

9.251

118.491

(Nguồn: Niên giám thống kê 2014)

Tốc độ tăng trưởng GDP Bến Tre năm 2011 đạt 8,74%. Giá trị sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp tăng 7,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 8,7%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.300 USD/người/năm. Đến năm 2013, do nền kinh tế cả nước có nhiều biến động nên tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao là tăng 6,61% (khu vực nông, lâm thủy sản tăng 2,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,9%; dịch vụ tăng 8,48%). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 430,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.712 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.350 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2012: khu vực I: 41,5%, khu vực II: 21,7%, khu vực III: 36,8%. Đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế vẫn là KV I. Giá trị tăng thêm ước tính 2.450,1 tỷ đồng/năm, tăng 1,07% so năm 2011. Chính những lợi thế về phát triển nông nghiệp và thủy sản đã giữ cho nền kinh tế tỉnh Bến Tre ổn định.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu theo khu vực kinh tế Bến Tre năm 2012 và 2015



Đơn vị Dựa theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 2015 Hoạt động dịch vụ đã 1Đơn vị Dựa theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 2015 Hoạt động dịch vụ đã 2


Đơn vị: % (Dựa theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2015)

Hoạt động dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, một số dự án đầu tư phục vụ du lịch đang được triển khai. Các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, cấp điện, nước sinh hoạt… tiếp tục tăng về doanh số và qui mô,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023