Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


Du lịch thôn quê: Du khách chủ yếu tham gia loại hình du lịch này đến từ các thành phố lớn và du khách nước ngoài. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành không ồn ào, khói bụi; không gian yên tĩnh và hữu tình; cảm nhận sự gần gũi, tình cảm chân thành, thân thiện và nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

Du lịch biển: Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao, thám hiểm biển. Loại hình này có tính mùa vụ rõ nét, thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng và các kì nghỉ lễ, Tết. Những bãi biển ít dốc, nước biển trong, hàm lượng phù sa thấp, môi trường sạch đẹp có khả năng thu hút du khách nhiều hơn.

Du lịch núi: là loại hình du lịch gắn với những vùng địa hình cao, hiểm trở hay cảnh quan thiên nhiên mang nét tự nhiên cao. Loại hình này thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, thám hiểm, nghiên cứu tự nhiên và rất thích hợp với địa hình nước ta với ¾ là đồi núi, trong đó có nhiều đỉnh núi cao khai thác du lịch rất tốt với cảnh quan hoang sơ hay khí hậu khác biệt.

1.1.2.2. Phân loại theo mục đích du lịch

Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch. Du lịch sinh thái gắn liền với thiên nhiên, với những cảnh quan còn hoang dã, chưa bị ô nhiễm hay tàn phá bởi con người… đó là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên…

Du lịch giải trí: Là loại du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn để phục hồi sức khỏe sau thời gian căng thẳng, mệt nhọc của công việc. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí, vui chơi ngày càng đa dạng và cần thiết trong các chuyến du lịch. Bên cạnh tham quan và nghỉ ngơi của du khách, cần có thêm các dịch vụ bổ sung như các điểm vui chơi, chương trình giải trí, lễ hội…

Du lịch thể thao: Thường là du lịch thể thao không chuyên do niềm yêu thích của du khách đối với một hay một số môn thể thao nào đó. Du khách không tham gia thi đấu chính thức mà là tổ chức thành các đội thi đấu vui chơi cùng người thân, bạn bè như chơi golf, săn bắn, câu cá, lặn biển, lướt ván… Để tổ chức loại hình này đòi hỏi có điều kiện tự


nhiên phù hợp, cơ sở vật chất và các dịch vụ bổ sung đầy đủ. Hướng dẫn viên có kinh nghiệm theo dõi và hướng dẫn du khách chơi đúng quy cách cũng như đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Du lịch khám phá: Là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Có thể chia ra là du lịch tìm hiểu (tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, văn hóa…) và du lịch mạo hiểm (thường là giới trẻ hay các du khách có đam mê các trò chơi nguy hiểm để thử thách bản thân như vượt thác, thám hiểm khu rừng rậm, chinh phục đỉnh núi, tìm hiểu vùng núi lửa, thám hiểm hang động..).

Du lịch nghỉ dưỡng: chức năng trọng tâm của loại hình du lịch này là phục hồi sức khỏe, mang lại tinh thần và thể lực cho du khách. Đối tượng tham gia thường là công nhân, viên chức, người làm việc thường xuyên văn phòng… Do sức ép của công việc ngày càng cao và môi trường làm việc căng thẳng nên họ thường có kì nghỉ để tận hưởng bầu không khí trong lành, phong cảnh đẹp và tìm hiểu thêm nền văn hóa đặc trưng của nơi đến, lấy lại nguồn năng lượng để bắt đầu cho công việc sắp tới.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 3

Du lịch kết hợp: loại hình này khá phổ biến hiện nay. Đó là kết hợp đi công tác, học tập, hội nghị với du lịch. Du lịch kết hợp có sự đa dạng về nội dung như có thể tìm hiểu về thiên nhiên, nét sinh hoạt văn hóa, du lịch nghiên cứu học tập, du lịch tôn giáo, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm người thân, du lịch thể thao.

1.1.2.3. Phân theo thời gian cuộc hành trình

Du lịch ngắn ngày: là loại hình du lịch diễn ra từ 1 – 3 ngày và thường diễn ra vào các ngày cuối tuần như các ngày thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ… thường loại hình du lịch này du khách chọn địa điểm dễ di chuyển, tránh mất thời gian di chuyển và mất sức sau thời gian nghỉ ngơi tìm hiểu.

Du lịch dài ngày: thường gắn liền với các kì nghỉ phép, nghỉ lễ dài hạn, trăng mật… thời gian du lịch có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, vài tháng đến một năm. Địa điểm du lịch bao gồm cả trong và ngoài nước. Du khách thưởng thức các chuyến du lịch bằng thuyền, du lịch thám hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng…

1.1.2.4. Phân loại theo phương tiện


Du lịch xe đạp: đang được chú trọng vì tính thân thiện với môi trường, hài hòa thiên nhiên và thích hợp với những nước có địa hình bằng phẳng. Du lịch xe đạp kéo dài vài ngày và gắn liền với du lịch sinh thái. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân, khám phá nét văn hóa bản địa và vi vu trên những con đường làng uốn lượn.

Du lịch ô tô: Hầu hết du lịch hiện nay là du lịch ô tô vì tính cơ động, phổ biến, tiện lợi của nó. Du lịch ô tô có giá thành rẻ và tiếp cận điểm du lịch thuận tiện.

Du lịch bằng máy bay: Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của khách đến các nước và các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, nước ta phát triển mạnh ngành hàng không nên cũng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nước nhà.

Du lịch tàu thủy: Đây là loại hình du lịch thời thượng của đối tượng có kinh tế mạnh, hầu hết các nước giàu có với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Du khách có thể thưởng thức một kì nghỉ dài ngày đầy thư thái trong bầu không khí thanh bình và nhiều điểm đến hấp dẫn.

1.1.2.5. Phân loại theo hình thức tổ chức

Du lịch theo đoàn: Đây là loại hình du lịch đươc sắp xếp từ trước giữa đơn vị du lịch và tổ chức du lịch, có thông báo lịch trình đến các thành viên trong đoàn biết vì thường có sự thống nhất từ trước về thời gian, giờ ăn, địa điểm… dễ phục vụ theo mẫu chuẩn. Tất cả vấn đề trao đổi thông tin về lịch trình, khâu tổ chức, tham quan các điểm đến, bán sản phẩm, hướng dẫn và nghỉ ngơi… đều do người khách làm trưởng đoàn trao đổi với người tổ chức hay hướng dẫn viên du lịch.

Du lịch cá nhân: cá thể du khách tự đưa ra kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tùy thích nhưng có giá cao hơn so với du lịch đoàn. Loại hình này đang phát triển mạnh hiện nay và các nhà khai thác du lịch muốn hướng đến việc thu hút du khách đặc biệt này.

Du lịch gia đình: Loại hình thường xuyên ở các khu vực phụ cận đô thị trong thời gian ngắn ngày, loại thứ hai là những chuyến đi du lịch dài ngày, những địa điểm xa, nổi tiếng và nhu cầu thường đặt ra là tham quan nhiều điểm. Việc tiếp cận và thu hút khách để


kinh doanh loại hình du lịch này đang là hướng cần quan tâm vì du lịch gia đình hiện nay đang trên đà phát triển mạnh.

Ngoài ra, theo Tổ chức Du lịch Thế giới, còn phân thành các dạng du lịch:

- Du lịch làm ăn

- Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt

- Du lịch nội quốc, quá biên

- Du lịch tham quan trong thành phố

- Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái)

- Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm

- Du lịch hội thảo, triển lãm MICE

- Du lịch giảm stress; Du lịch ba-lô, tự túc khám phá

- Du lịch bụi, du lịch tự túc [21].


1.1.3. Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội


1.1.3.1. Về mặt kinh tế

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế qua trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích từ ngành du lịch mang lại là điều không thể phủ nhận thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh tiêu dùng các loại hàng hóa thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn,...


. Du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân


dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn.

Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi sẽ đổ về làm cho nhu cầu về mọi mặt hàng hàng hóa tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn,... do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, cải tiến các loại hàng hóa để làm vừa lòng khách du lịch. Và để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu chất lượng và thẩm mỹ của du khách.

Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm. Xuất nhập khẩu dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán của toàn bộ nền kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ. Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán. “Kim ngạch” của ngành này mang lại chính là doanh thu hàng hoá và dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến một quốc gia du lịch. Năm 2000, Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu tại chỗ ước gần 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD. Con số này trong năm 2004 là 1.6 tỷ USD, tăng khoảng gần 25.000 tỷ. Do đó, hoạt động du lịch được đẩy mạnh sẽ đem lại một hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế [29].


Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, nguồn chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều công dân đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa...

Một lợi ích khác mà ngành du lịch mang lại đó là góp phần giải quyết vấn đề việc làm bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/ năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế [29].

1.1.3.2. Về mặt xã hội


: du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

: hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Do công nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước nên việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tàng hiện đại cho phù hợp với sự phát triển đó là điều tất yếu. Bên cạnh những điểm tích cực, quá trình đô thị hóa đã đem lại nhiều hậu quả cho xã hội. Dân cư tập trung


đông dúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miền núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều được giảm hẳn. Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, vì vậy để khai thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi mặt: giao thông, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội… Du lịch phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng miền.

: du lịch không chỉ quảng cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa của quốc gia giới triệu với bạn bè năm châu. Đến Với Việt Nam, du khách được làm quen với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng nh


.

– : du lịch nội địa và quốc tế

đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu. Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường. Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi trên đất nước ta, “đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng” để cả xã hội chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai một và lãng quên. Nhờ có du lịch, hằng năm trung bình từ hai đến ba triệu du khách quốc tế đến nước ta tham quan, họ được hiểu sâu hơn về


đất nước, con người Việt Nam, được tận mắt chứng kiến sự thay da, đổi thịt tươi mới và tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội Việt Nam.

Bên cạnh các lợi ích to lớn của du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội thì du lịch vẫn còn tồn tại những điểm tiêu cực như:


, gây .


.

.


.

Du lịc

.



[22].


1.1.4. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam


Du lịch Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều kết quả quan trọng cũng như tác động tích cực về kinh tế, văn hóa và xã hội. Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nước ta giai đoạn vừa qua rất đáng khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP, năm 2014 là 230 nghìn tỷ đồng (tăng 15%) so với năm trước. Tăng trưởng về tổng thu từ du lịch nhanh hơn tăng trưởng về số lượng khách, tăng trung bình hơn 2 con số (đạt bình quân 18,7%/năm).

Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC) tiếp cận theo tài khoản vệ tinh du lịch thì năm 2012 tổng thể ngành du lịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế 13 tỷ USD chiếm khoảng 9,4% GDP gồm: đóng góp trực tiếp, đóng góp gián tiếp và đóng góp phát sinh (bao gồm cả đầu tư và chi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023