Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, được coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các địa phương, giúp nâng cao hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc, vùng miền. Đối với nước ta hiện nay, du lịch góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Thu nhập từ hoạt động Du lịch Việt Nam ngày càng cao, trong thời gian gần đây, hàng năm tổng thubình quân từ ngành Du lịch đạt hơn 300.000 tỷ đồng, đóng góp trên 7% GDP/năm và tạo ra 2,5 triệu việc làm cho người lao động. Du lịch đang dần trở thành một ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong hiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Nắm bắt được xu thế đó, trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa IX, X và XI đều xác định quan điểm Phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó góp phần thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực.

Trong những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới đất nước tiến trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch Gia Lai đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Nhờ đó đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, giữ gìn và phát huy sức sống bản sắc văn hóa cũng như giá trị truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại Gia Lai giải quyết các vấn đề xã hội của Gia Lai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Gia Lai cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền các cấp của nghành Văn hóa,Thể thao và Du lịch


tỉnh Gia Lai. Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Gia Lai hàng loạt vấn đề phải giải quyết.

Là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai có nhiều nét tương đồng về tài nguyên du lịch với các tỉnh bạn.Vấn đề đặt ra cho các tỉnh Tây Nguyên còn lại và Gia Lai nói riêng là làm cách nào để sản phẩm du lịch mỗi tỉnh thật sự phong phú và hạn chế trùng lắp.Việc xác định lợi thế của du lịch địa phương, ưu tiên đầu tư loại hình du lịch nào đang là bài toán khó cho những nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế dulịch.

Từ nhận thức vai trò, vị trí của Du lịch đối với sự nghiệp phát triễn KT-XH của tỉnh. Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triễn Du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định mục tiêu phát triễn ngành Du lịch nhanh bền vững, đến năm 2020 ngành Du lịch là một trong những ngành Kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu luận văn.

Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 2

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:

Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch từ trước đến nay đang là đề tài được nhiều cơ quan ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị và thực tiễn góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý pháp triễn du lịch trên phạm vi cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng.

Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình đã công bố. Sau đây là những công trình điển hình:

- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam,


đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phương cụ thể.

- Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với HĐDL nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

- Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch ở một địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch khác nhiều so với khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai

- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về du lịch ở một địa phương cụ thể.

- Nguyễn Thị Doan ( 2015) „ Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội Luận văn kinh tế, đại học kinh tế Quốc dân. Đây là một công trình nghiên cứu


Luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và doanh nghiệp du lịch; tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay dưới các góc độ: tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức các doanh nghiệp du lịch, thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và các giải pháp về chính sách vĩ mô, cũng như các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền từ Trung ương đến chính quyền và các ban ngành của Thành phố Hà Nội.

- Nguyễn Đức Hoàng ( 2013) “ phát triển du lịch Gia Lai” Luận văn thạc sĩ Kinh tế, đại học Đà Nẵng đây là một đề tài rất quan trọng, rất bổ ích đôi với ngành Du lịch Gia Lai, đây cũng là câu trả lời về sự phát triển của Du lịch Gia Lai từ trước tới nay, luận văn đã chỉ ra những mặt ưu và nhược điểm những mặt còn tồn tại trong việc phát triển du lịch cũng như quản lý nhà nước về du lịch.

Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quý để đề tài tham khảo và kế thừa. Tuy nhiên, Đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai" là một đề tài không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng, chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích:

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Gia Lai, đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng, sự cần thiết phải quản lý nhà nước về du lịch tại Gia lai.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Gia


Lai, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch của tỉnh giai đoạn 2015- 2020.

- Đưa ra một vài nhận định, dự báo về xu hướng phát triển du lịch Gia Lai gia đoạn 2015 đên 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Đánh giá và phân tích những vấn đề nổi bật làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế trong việc phát triển Du lịch Gia Lai,dưới sự tác động của công tác quản lý.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia lai.Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quá trình và hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi chính quyền địa phương tỉnh - huyện - phường, xã.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai từ năm 2011 đến nay; phương hướng, giải pháp quản lý và phát triển du lịch Gia Lai đến 2020.

Hoạt động kinh doanh du lịch ở đây được hiểu là các hoạt động kinh tế tương tác giữa các chủ thể tham gia vào các dịch vụ thuộc ngành du lịch diễn ra trên địa bàn khảo sát ở tỉnh Gia Lai. Các chủ thể đó bao gồm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan, khai thác tour, nhà hàng, bán đồ lưu niệm…; khách du lịch; các tổ chức hiệp hội về du lịch.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:

5.1. Phương pháp luận:

Chủ nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triễn kinh tế,thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,các văn bản pháp luật đã ban hành,đặc biệt là luật Du lịch,luật di sản Văn hóa, luật bảo vệ môi trường và các văn bản luật khác


5.2 Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, đánh giá, dự báo; phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn một tỉnh, lấy Gia Lai làm điển hình.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai giai đoạn từ 2011 đến nay, làm rõ những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất được những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch Gia Lai trong thời gian tới.

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch Gia Lai nói riêng.

- Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai" làm cơ sở cho các doanh nghiệp định hướng trong đầu tư sản phẩm, liên kết phát triển, đồng thời hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như các cấp, ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh Du lịch.

7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận các bảng biểu, sơ đồ và danh mục tài liệu tham khảo.Luận văn đươc kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền cấp tỉnh.

Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm du lịch và một số khái niệm liện quan Khái niệm du lịch:

“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa‟‟

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO):

Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư .

Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[12,tr. 1]

Khái niệm hoạt động du lịch

Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam thời gian một vài thập kỷ gần đây, Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đưa ra khái niệm hoạt động du lịch như sau: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch" . [12, tr.1]


Khái niệm khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [12, tr.1]

Khái niệm tài nguyên du lịch:Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [12, tr.1]

Khái niệm khu du lịch: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. [12, tr.1]

Khái niệm điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.[12, tr.1 ]

Khái niệm tuyến du lịch:Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. [12 tr. 1]

Khái niệm sản phẩm du lịch:Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. [12, tr.1]

Khái niệm dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.[12,tr. 1]

Khái niệm cơ sở lưu trú:Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. [12, tr.1]

Khái niệm lữ hành du lịch: Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.[12, tr.1]

Khái niệm hướng dẫn du lịch: Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. [12, tr. 1]

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí