Tổchức Và Cũng Cốbộmáy Quản Lý Nhà Nướcvà Nhânsự Các Cơ Quan Nhà Nước, Nhằm Phát Triển Du Lịch


cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh.Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động cho ngành du lịch. Mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo hiện có, mở thêm một số cơ sở mới, đa dạng hoá các loại hình và tiến tới xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch, kể cả việc hỗ trợ các tổ chức dạy nghề du lịch dân lập hoặc bán công. Việc này cần có sự hỗ trợ và phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan QLNN về du lịch cấp trên, chính quyền địa phương và một số doanh nghiệp lớn trong ngành du lịch. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình và kế hoạch giảng dạy. Chuẩn hóa và bổ sung đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo; mặt khác, cần tạo điều kiện để các cán bộ khoa học có trình độ, đã và đang hoạt động nhiều năm trong ngành du lịch, trong các doanh nghiệp du lịch lớn tham gia giảng dạy. Ngoài ra, có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho lực lượng lao động trong hệ thống khách sạn, lữ hành, thông tin quảng cáo và tiếp thị Công tác đào tạo nguồn nhân lực phải vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn, vừa đảm bảo sự hiểu biết về văn hoá du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Có thể nghiên cứu và áp mô hình đào tạo: "trường-khách sạn" và đại học chuyên ngành du lịch. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục quốc gia.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch.

Ngành du lịch Gia Lai, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Gia Lai, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về du lịch. Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo, những gì còn hụt


hẫng, chưa chuyên sâu thì tổ chức đào tạo lại, hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo từng chuyên đề. Mặt khác, phải từng bước thực hiện "xã hội hóa" công tác đào tạo cần định hướng đúng nội dung đào tạo. Mặt khác, phải từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của tỉnh. Cần thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.[20,tr.93]

Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.

3.2.6. Tổchức và cũng cốbộmáy quản lý nhà nướcvà nhânsự các cơ quan nhà nước, nhằm phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trên cơ sở Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 2 năm 2016về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chứccủa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai‟

Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 12

Tỉnh Gia Lai và Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch cần khẩn trương sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy của ngành du lịch theo hướng tinh, gọn, hiệu quả, đáp


ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Bộ máy của Sở Du lịch và Thương mại hiện nay được tách thành 2 bộ phận, bộ phận quản lý về du lịch nhập vào Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, bộ phận quản lý về thương mại nhập vào Sở Công Thương. Vấn đề cần quan tâm là việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém về bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong thời gian qua để đảm bảo được tính kế thừa, QLNN về du lịch không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của ngành du lịch trong giai đoạntới.

Thứ nhất, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh phải đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Thứ hai, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối về du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.

Thứ ba, cần phải thành lập một đơn vị sự nghiệp chuyên quản lý, xúc tiến đầu tư về du lịch, từ khi chuyển bộ phận QLNN về du lịch sang Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Du lịch là đơn vị sự nghiệp trực Sở Văn hóa, Thể thao va Du lịch theoQuyết đinh 1269/QĐ – UBND ngày 06 tháng 10 năm 1998 về việc việc thành lập Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Du lịch, và Quyết đinh số 271/QĐ –UBND ngày 21 tháng 4 năm 2016 về việc quy định chức


năng, nhiệm vụ, bộ máy và phê duyệt đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Du lịch, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ phận du lịch của trung tâm này được thành lập trên cơ sở tổ chức bộ máy, nhân sự của Trung tâm xúc tiến Du lịch - Thương mại và đầu tư thuộc Sở Du lịch và Thương mại và Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư hiện nay. Hiện nay phòng đầu đầu tư và xúc tiến Du lịch, cùng chung với hai lĩnh vực khác là Văn hóa và Điện ảnh, hợp chung lại thành Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nếu tách bộ phận đầu tư và xúc tiến Du lịch trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ khắc phục được những hạn chế về công tác quảng bá, xúc tiến và đầu tư trong thời gian qua,như:

- Về tư cách pháp nhân là một đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ có điều kiện quan hệ, giao dịch làm việc với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh và các cơ quan TW. Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo trực tiếp và thực hiện về công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá; tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao mà không phải qua một cấp trung gian nàokhác.

- Làm đầu mối tổ chức xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác. Làm dịch vụ công chuyên tư vấn hướng dẫn và giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư từ khâu lập dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư, kiểm kê rừng, thuê đất, thuê rừng, giấy phép xây dựng, bồi thường giải tỏa. Thực hiện được như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành nhanh các thủ tục và sớm triển khai đầu tư thực hiện dự án theo tiếnđộ.[21,tr.161]

Thứ tư, còn nhiều điều bất cập, chồng chéo, kém hiệu quả; đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng thật sự về tổ chức bộ máy và nhân sự thì mới cải thiện tình hình một cách tốt hơn. Về vấn đề này có nhiều lý do, song cơ bản đó là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành này quá lớn, chẳng hạn: Về tổ chức xây dựng chính sách và thực hiện các thủ tục đầu tư, kiểm tra, kiểm soát tình hình triển khai thực hiện các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực phát triển du lịch nói riêng đều giao


cho Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp cới các ngành, địa phương liên quan để làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh là hợp lý. Song tất cả các dự án, các chính sách đầu tư… đều tập trung cho một ngành tạo nên sự quá tải trong công việc nhưng năng lực của tổ chức không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, tạo nên sự độc quyền trong QLNN (hoặc lũng đoạn về chính sách) và từ đó không tránh khỏi sự nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư, cho địa phương, đồng thời thiếu chuyên sâu về chuyên môn trong lĩnh vực chuyên ngành; mặt khác tạo cho các cơ quan chuyên ngành tham gia với tư cách là thành viên, không có quyền quyết định nên có lúc chỉ tham gia chiếu lệ, kém chất lượng và không chịu trách nhiệmchính.

Để khắc phục tình trạng này, về các chính sách thu hút đầu tư, các dự án đầu tư theo từng lĩnh vực cần giao cho các cơ quan chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong đó vẫn phải có ngành kế hoạch (vì ngành này chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình báo cáo, đề xuất với UBND). Ví dụ, trong lĩnh vực du lịch thì các chính sách và các dự án liên quan về du lịch phải do ngành du lịch chịu trách nhiệm chính trong việc làm tham mưu đề xuất; như vậy mới tạo điều kiện cho ngành du lịch thực hiện được quy hoạch phát triển du lịch và các chính về thu hút, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dulịch

3.2.7. Đổi mới lĩnh vực thi đua khen thưởng trong hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước về du lịch

Công tác thi đua - khen thưởng trong lĩnh vực du lịch thời gian vừa qua bộc lộ một số mặt hạn chế như: Tại một số cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về du lịch doanh nghiệp hoạt động kinh doanh về du lịch việc chỉ đạo công tác thi đua - khen thưởng còn buông lỏng, chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn còn mang tính hình thức coi nhẹ phong trào thi đua, chỉ chú trọng khen thưởng cuối năm, làm mất đi ý nghĩa thực của công tác thi đua - khen thưởng; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua

- khen thưởng của Nhà nước chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời theo yêu cầu của tình hình mới, ở một số địa phương, đơn vị, doanh nghiệp ít tổ chức phát động phong trào thi đua riêng biệt, mà chỉ tham gia những chương trình trọng


tâm, trọng điểm được tổ chức trên toàn Tỉnh. Trong công tác khen thưởng, đối tượng khen thưởng còn chưa chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Để công tác thi đua khen thưởng của ngành Du lịch mang lại hiệu quả thì cần có những giải pháp sau:

Trước tiên, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua - khen thưởng. Các cấp ủy Đảng cần quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, để vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo vào ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp của mình từ đó có sự lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn, kịp thời làm cho công tác thi đua - khen thưởng bắt nhịp được với hơi thở của thực tiễn, phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, thực hiện được nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác xây dựng điển hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến. Khi tổng kết, rút kinh nghiệm phải suy tôn các cá nhân, các tập thể điển hình tiên tiến, để mỗi tập thể, cá nhân đó chính là những tấm gương sáng các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Chuyển từ khen thưởng cuối năm là chủ yếu, sang khen thưởng thường xuyên, đột xuất, kể cả đề nghị cấp trên khen thưởng đột xuất.

Bên cạnh đó, Tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xây dựng các văn bản hướng dẫn chung về khen thưởng cho các đối tượng là người lao động hoạt động trong ngành Du lịch, những người làm công tác quản lý du lịch, người lao động sản xuất trực tiếp, khen thưởng gương người tốt việc tốt; hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản; các mô hình mới, nhân tố mới, tài năng trẻ…

3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Và các ban ngành đã có những quyết sách nhằm cũng cố và phát triễn du lịch: Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch


Nghị định của Chính phủ số 09/1994/NĐ-CP ngày 5/2/1994 về Tổ chức và Quản lý các doanh nghiệp du lịch

Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú

Thông tư 04/2001/TT-TCDL hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thôngtư liên tịch 04/2002/TTLT/BCA-BNG hướng dẫn Nghị định 21/2001/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

NgànhDu lịch Gia Lai cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện QLNN đối với du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, của tỉnh cho các doanh nghiệp; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:

Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN đối với du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của


doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

3.2.9. Xã hội hóa và quản lý kinh doanh du lịch của doanh nghiệp

Nghị định của Chính phủ số 09/1994/NĐ-CP ngày 5/2/1994 về Tổ chức và Quản lý các doanh nghiệp du lịch

Các cơ quan chức năng của tỉnh của sở cần thực hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ cần tăng cường công tác an ninh, trật tự an toàn cho du khách, tạo điểm đến an toàn, thân thiện mến khách là vấn đề hết sức quan trọng. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các cơ sở lưu trú, dịch vụ, các điểm tham quan để tránh nạn cò khách, ép giá, bắt chẹt làm cho du khách mất thiện cảm. đối với doanh nghiệp phải xác định trách nhiệm của mình đối với ngành Du lịch, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài và lợi ích toàn cục; từ đó có thái độ đúng đắn trong quản lý các hoạt động, góp phần cùng với các cơ quan QLNN của tỉnh phát triển nhanh ngành dulịch.

Ngoài việc hoạt động kinh doanh các dịch vụ thuần túy, các doanh nghiệp

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí