Luận văn cung cấp cho các nhà quản lý tài liệu tương đối hoàn chỉnh về du lịch và thực trạng QLNN về du lịch ở tỉnh Tây Ninh thời gian qua.
Luận văn làm rõ nguyên nhân và hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh mới ở một địa phương.
Các giải pháp mới nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở một
tỉnh.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp đối chiếu - so sánh: Từ những số liệu tác giả tiến hành đối chiếu các tài liệu thu thập được theo hai tuyến: tuyến thời gian và tuyến không gian, từ đó rút ra so sánh về nội dung có liên quan đến luận văn.
Phân tích thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê mọi số liệu liên quan đến nội dung luận văn: khách du lịch, doanh thu du lịch, giấy phép cấp cho hoạt động du lịch, các tổ chức quản lý du lịch… từ đó sử dụng các số liệu này để làm cơ sở cho phương pháp phân tích.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những số liệu của việc thống kê, tiến hành phân tích số liệu làm cơ sở cho việc đánh giá các nội dung của luận văn từ đó tổng hợp kết quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 1
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 2
- Yếu Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Du Lịch
- Kết Hợp Quản Lý Nhà Nước Theo Ngành Và Lãnh Thổ Đối Với Du Lịch
- Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Phương pháp phỏng vấn: Luận văn là đề tài có nội dung về hoạt động quản lý nhà nước ở tỉnh Tây Ninh, do đó, sử dụng phương pháp này để phỏng vấn những người làm công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; đồng thời người làm du lịch và người dân địa phương để có hiểu biết về những vấn đề của luận văn một cách rõ ràng và chân thật. Việc
phỏng vấn tiến hành thông qua hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị để thu thập thông tin có liên quan đến luận văn.
9. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài
Kế quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch và phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu.
Luận văn được hình thành với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho quá trình quản lý nhà nước về du lịch tại Tây Ninh và là căn cứ cho việc hoạch định các hoạt động về du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
10. Kết cấu của đề tài
Luận văn này gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2: Thực trạng du lịch và quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Du lịch: khái niệm, bản chất, các yếu tố tác động và vai trò
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Về nguồn gốc ngôn ngữ của thuật ngữ du lịch, một số học giả cho rằng thuật ngữ “ du lịch ” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp “ le tourisme ”. Bản thân từ “ le tourisme ” lại bắt nguồn từ gốc “ le tour ” – có nghĩa là một cuộc hành trình đi đến nơi nào đó và quay trở lại. Như vậy khái niệm du lịch ở nước như Pháp có ý nghĩa là khởi hành, đi lại, chinh phục không gian.
Một số học giả khác lại cho rằng thuật ngữ “ du lịch ” trong ngôn ngữ nhiều nước được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” với nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hóa thành “tornus” và sau đó thành “tourism” (tiếng Anh), “mypuzm” (tiếng Nga).
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được dịch ra thông qua tiếng Trung Quốc.
Như vậy, tuy chưa thống nhất về nguồn gốc ngôn ngữ của thuật ngữ “du lịch” song thuật ngữ này đều mang nghĩa: cuộc hành trình đi một vòng từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại [10,tr.7-10].
Dựa trên cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều định nghĩa về du lịch.
Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống và và thỏa mãn một số nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình.
Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương, du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…
Một số khái niệm tiêu biểu trên thế giới về du lịch.
Định nghĩa đầu tiên về du lịch tại nước Anh như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí, ở đây sự giải trí là động cơ chính”.
GS.TS. Hunziker và GS.TS. Krapf – hai người được xem như là người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và
lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời”. Đây là định nghĩa được chấp nhận bởi Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học là lấy định nghĩa này làm cơ sở cho môn khoa học du lịch [10].
Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire internernational du tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ.”
Tác giả Michael Coltman đưa ra định nghĩa về du lịch một cách ngắn gọn: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam [9], “du lịch” được định nghĩa:
1. Một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, vv.
2. Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và lao động dịch vụ tại chỗ.
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn như cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. ”
Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [16].
Dựa trên những khái niệm trên thế giới và Việt Nam, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù và phức tạp, du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội. Trên thực tế, du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội…
Theo ý kiến của tác giả, du lịch có thể được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần trong một khoảng thời gian nhất định mà ở đó làm phát sinh mối quan hệ giữa người đi du lịch, nhà cung ứng hoạt động du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch.”
Như vậy, du lịch ngoài mục đích để du khách thỏa mãn các giá trị về vật chất và tinh thần, du lịch còn tạo ra những mối quan hệ phát sinh giữa du khách và dân cư, giữa người cung cấp dịch vụ với chính quyền địa phương.
1.1.2. Bản chất của du lịch
Trước khi phân tích bản chất của du lịch, nêu một số tính chất của du lịch để làm rõ hơn bản chất của du lịch. Như vậy, du lịch có một số tính chất sau:
Tính chất đồng bộ và tổng hợp của nhu cầu du lịch.
Nhu cầu du lịch là tổng hợp của các nhu cầu: nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, và các nhu cầu bổ sung khác. Các nhu cầu trên xuất phát đồng bộ trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian đi du lịch).
Tính chất tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Các hoạt động kinh doanh du lịch đa dạng tạo ra sản phẩm du lịch tổng hợp, do khách du lịch ngoài việc thỏa mãn nhu cầu đặc trưng giải trí, tham quan…họ cần nhu cầu thường ngày như ăn, ngủ. Do vậy, họ phải sử dụng các loại dịch vụ khác nhau mà các loại này thường là nhiều cơ sở du lịch cung cấp, tức là phải sử dụng một sản phẩm du lịch tổng hợp.
Dựa trên những nội dung nêu trên, có thể khái quát bản chất của du lịch như
sau:
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài
người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ cuả khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch cuả con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.
Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch
Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng.
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch
Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu cuả nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên
nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Như vậy, du lịch lấy kinh tế làm phương tiện phát triển, du lịch phải được xem như một ngành kinh tế. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đem lại giá trị kinh tế, có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Du lịch là ngành chứa đựng các hoạt động kinh tế như cung cấp các loại dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm… Muốn phát triển được du lịch phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn). Môi trường xã hội nhân văn gồm trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí, mức sống, ý thức tôn trọng pháp luật, kể cả toàn bộ hệ thống thiết chế, luật pháp, cơ chế chính sách. Môi trường xã hội nhân văn thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích du lịch phát triển.
Du lịch mang bản chất là văn hóa
Du lịch là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó được thể hiện hoặc rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch. Các hoạt động chủ yếu của du lịch bao gồm: ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải trí (nhu cầu nội tại của con người...) thì trong tất cả các hoạt động đó ngoài việc để làm thoả mãn nhu cầu đời sống thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều mang những đặc trưng văn hoá, khát vọng về văn hoá - thể hiện sự ngưỡng mộ, theo đuổi đối với nền văn hoá của nơi khác. Du khách có thể bỏ những căn phòng với tiện nghi cao cấp để được sống trong các căn nhà sàn, nhà lá đơn sơ, có thể bỏ phương tiện giao thông hiện đại để đi thuyền độc mộc, đi xe xích lô lọc xọc trên những đường phố cổ, có thể bỏ