Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


1. Quản lý nhà nước : QLNN

2. Tổng cục du lịch : TCDL

3. Ủy ban nhân dân : UBND

4. Văn hóa, thể thao và du lịch : VHTTDL


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang


Bảng 2.1

Số lượng khách đến Tây Ninh trong thời gian qua

49

Bảng 2.2

Doanh thu du lịch giai đoạn 2010 – 2015

50

Bảng 2.3

Hiện trạng lao động ngành du lịch

58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, du lịch đang có những bước phát triển mạnh và ổn định, ngày càng đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động trên tất cả lãnh thổ và khu vực từ đô thị đến nông thôn, từ vùng ven biển, hải đảo đến vùng núi, cao nguyên. Sự phát triển du lịch góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Tây Ninh là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh đầu mối và là cửa ngõ giao thông về đường bộ quan trọng vào Campuchia và các nước ASEAN; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ - thương mại và đặc biệt là du lịch. Tây Ninh đang phấn đấu đưa ngành du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi một cách căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; hoạt động du lịch có tính chuyên nghiệp; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cạnh tranh được với các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Vương quốc Campuchia và

một số nước trong khu vực ASEAN.

So với các tỉnh, thành trong vùng trọng điểm, Tây Ninh có những lợi thế so sánh nhất định để phát triển du lịch như có thuận lợi rất lớn trong việc thông thương và kết nối du lịch với các nước ASEAN khác.

Đặc biệt, Tây Ninh có nhiều điểm du lịch văn hóa – lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng như Hồ Dầu Tiếng; núi Bà Đen với


những di tích văn hóa, các hang động hoang sơ, những lễ hội lớn thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách mỗi năm; có Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát đặc trưng cho vùng đất ngập nước theo mùa; các di tích lịch sử cách mạng như Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Trung ương Cục miền Nam và nhiều di tích văn hóa khác như Tòa thánh Cao đài…

Tuy nhiên, do xuất phát điểm của tỉnh Tây Ninh còn thấp, ngành du lịch ở tỉnh Tây Ninh trong nhiều năm qua vẫn chưa thật sự có được những chuyển biến mạnh mẽ để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn bởi nhiều khó khăn, hạn chế từ công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương có thể kể đến như sau:

Xây dựng và hoạch định chiến lược, quy hoạch về du lịch chưa đồng bộ, quá trình thực hiện quy hoạch còn chậm.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch chưa đem lại hiệu quả và phát huy vai trò của công tác này.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch chưa được quan tâm và chú trọng.

Do đó, quản lý nhà nước về du lịch đòi hỏi cần có những giải pháp khắc phục đồng bộ.

Nhìn chung, Tây Ninh có nhiều tiềm năng lớn về du lịch và phát triển du lịch, tuy nhiên cho đến nay du lịch Tây Ninh vẫn chưa thực sự phát triển cho tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng của hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh cũng như vai trò của quản lý nhà nước đối với ngành du lịch là cơ sở cho phân tích những hạn chế của Tây Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp để góp phần thúc đây du lịch nhanh


chóng phát triển. Mặt khác, kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn tới.

Chính mong muốn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh.

Hy vọng đề tài sẽ là một đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành du lịch ở tỉnh Tây Ninh và làm cơ sớ cho việc góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn sắp tới.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nhiều nghiên cứu về du lịch đã được công bố, một số tác phẩm như sau:

S.Medlik, Understanding tourism, 1997. Cuốn sách trình bày các khái niệm về ngành du lịch[33].

Đổng Ngọc Minh,Vương Lôi Đình, Kinh tế du lịch và du lịch học, 2001 [7]. Kinh tế du lịch và du lịch học là công trình nghiên cứu khoa học có hệ hống về hoạt động du lịch từ thực tiễn Trung Quốc. Cuốn sách khá phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch Việt Nam, và từ thực tiễn Trung Quốc có thể rút ra những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu ASEAN, Biến đổi khí hậu và du lịch, 2014 [30]. Trình bày các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng như phản ứng với biến đổi khí hậu và du lịch. Alan A. Lew, C. Michael Hall and Allan M. Williams, A Companion to

Tourism, 2004 [31]. Trình bày các vấn đề về chính sách công về du lịch.

Colin Michael Hall, Tourism and Politics: Policy, Power and Place, 1994 [32]. Trình bày các vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch với chính trị.

Tình hình nghiên cứu trong nước:


Đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch trong nước, tuy nhiên những nghiên cứu về du lịch được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, ngành văn hóa, ngành địa lý học.

Những nghiên cứu về du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước thì chỉ các công trình, luận văn tại Học viện Hành chính:

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của Huỳnh Công Minh Trường, Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Hành Chính, tp.Hồ Chí Minh, năm 2000 [12]. Luận văn nghiên cứu về vấn đề quản lý quy hoạch về du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của Đỗ Thị Ánh Tuyết, Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Hành Chính, tp.Hồ Chí Minh, năm 2005 [24]. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về giải pháp cho phát triển du lịch của Việt Nam nói chung.

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của Phùng Thị Phượng Khánh, Quản lý nhà nước trong việc phát triển toàn diện ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, Học viện Hành Chính, tp.Hồ Chí Minh, năm 2007 [11]. Luận văn tập trung chỉ ra những bất cập trong quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Trà Vinh.

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của Hồ Thị Tú Anh, Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang, Học viện Hành Chính, tp.Hồ Chí Minh, năm 2009 [1]. Tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch và bộ máy quản lý du lịch ở tỉnh Hậu Giang.

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của Mai Văn Nhơn, Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đồng Nai, Học viện Hành Chính, tp.Hồ Chí Minh,


năm 2010 [14]. Luận văn nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý du lịch của tỉnh Đồng Nai.

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh. Do vậy, tôi chọn đề tài Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh làm đề tài luận văn.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

Du lịch ở tỉnh Tây Ninh chưa phát triển có phải do hạn chế trong quản lý nhà nước không ?

Vai trò quản lý nhà nước về du lịch của địa phương có liên quan gì trong đảm bảo du lịch phát triển ?

Giải pháp nào cần được đề xuất để giải quyết hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh ?

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu về du lịch và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch từ thực tiễn ở tỉnh Tây Ninh, luận văn chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh. Từ đó, đưa ra những giải pháp mang tính khả thi cho quản lý nhà nước ở tỉnh Tây Ninh, cung cấp kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ

sau:



lịch.

Hệ thống các quan điểm, lý luận về du lịch và quản lý nhà nước về du


Những tiềm năng về du lịch, nguyên nhân và hạn chế của ngành du lịch

ở tỉnh Tây Ninh.

Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương: tích cực và hạn

chế.

Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch và

phát triển du lịch ở tỉnh Tây Ninh.

5. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

Khách thể nghiên cứu: cán bộ, công chức thực hiện quản lý du lịch ở tỉnh Tây Ninh; chủ thể kinh doanh du lịch; khách du lịch, người dân của địa phương.

6. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: phạm vi tỉnh Tây Ninh. Thời gian: giai đoạn 2010 đến 2016.

Về phạm vi nghiên cứu, chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề của quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh và hạn chế của quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh.

7. Đóng góp của luận văn Về lý luận:

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về du lịch và QLNN về du lịch.

Về thực tiễn:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023