Yếu Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Du Lịch


những món ăn quen khẩu vị để thưởng thức những món “khó chơi”, sẵn sàng tiêu tốn một khoản tiền lớn để mua đặc sản của nước khác...

“Những vật mà du khách có thể nhìn thấy, ăn, sờ, cầm nắm được tuy là loại vật chất cụ thể nhưng trong đó đều bao chứa loại văn hoá tinh thần nào đó mà du khách đi xem, đi mua, đi ăn, điều chủ yếu nhất mà họ chọn không phải là bản thân vật chất mà ở chỗ thoả mãn nhu cầu tâm lý tìm cái mới, cái lạ, cái đẹp”[7,tr.325]. Vì thế du lịch mặc dù là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động kinh tế, nhưng về tổng thể du lịch là một hoạt động văn hoá - một sinh hoạt văn hoá xã hội của loài người.

Nghiên cứu về du lịch phải xem xét hai khía cạnh trên. Mối quan hệ của du lịch với các ngành khác:

Du lịch là một ngành tổng hợp và do vậy du lịch chỉ phát triển khi có sự phối hợp với các ngành khác như xây dựng, giao thông vận tải, tái chính – ngân hàng, văn hoám hải quan, bưu chính – viễn thông….

Du lịch phát triển mạnh từ giữa thế kỷ 19, lại bị gián đoạn bởi hai cuộc đại chiến thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻ, đang trong quá trình phát triển.

Du lịch có mối quan hệ với các ngành khoa học: Lịch sử, địa lý, văn hóa… Gắn bó mật thiết với giáo dục và đào tạo. Tức đào tạo nguồn nhân lực có tri

thức du lịch.

Du lịch liên quan đến cơ sở hạ tầng. Yếu tố hạ tầng cơ sở, giao thông chiếm vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng. Tuy nhiên, mấu chốt phải có sự xã hội hóa, tức Nhà nước chỉ đưa ra các cơ chế chính sách, lập ra quy hoạch hoặc có thể hỗ trợ một phần kinh phí các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, còn lại phải kêu gọi nhà đầu tư rót vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Du lịch gắn bó với cộng đồng. Do đó, cần có chiến lược giáo dục văn hóa ứng xử du lịch đến với cộng đồng và đưa cộng đồng trở thành một nguồn lực thúc đẩy du lịch phát triển .

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 4

Vai trò của nhà nước về du lịch. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống. Và để đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, sự phối kết hợp đồng bộ đối với chiến lược phát triển du lịch thể hiện ở ba lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời các cấp chính quyền phải tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện nét văn hóa đa dạng nhiều màu sắc của một quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo và có bề dày lịch sử hàng ngàn năm.

1.1.3. Yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch

1.1.3.1. Yếu tố bên ngoài

An ninh chính trị, an toàn xã hội

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững


chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.

Sự bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại.

Kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.

Du lịch là ngành dịch vụ chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch.

Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế.

Văn hóa

Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở


thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc.

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí tuệ của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì khó phát triển. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

Đường lối phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch là cơ sở dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Chính sách phát triển du lịch của cơ quan quyền lực tại địa phương có ý nghĩa quan trọng vì căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng để đưa ra chính sách phù hợp.

1.1.3.2. Yếu tố bên trong Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn . Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thủy văn, hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng khảo cổ kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người, và


các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Đây là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển du lịch của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định.

Sản phẩm du lịch

Cũng giống như tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch là đối tượng hấp dẫn du khách là nhân tố quyết định hoạt động du lịch diễn ra hay không diễn ra.

Sản phẩm du lịch tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu phục vụ khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Nếu xét về cơ cấu thì sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên quan tới rất nhiều ngành nghề. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp thành có thể chia làm ba loại, đó là: sức thu hút khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch và dịch vụ.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm: hệ thống đường giao thông các phương tiện giao thông cùng các các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc cơ sở lưu trú, ăn uống vui chơi giải trí, mua sắm, nơi đổi tiền, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Để phát triển du lịch, các điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật là đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và chỉ mạng lưới giao thông thuận tiện nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Ngoài các điều kiện và kết cấu hạ tầng nêu trên các điều kiện như mạng lưới y tế, bảo hiểm hệ thống ngân hàng cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng phát triển du lịch.

Lao động


Lao động trong ngành du lịch chủ yếu là lao động giản đơn và số lượng lao động trực tiếp sử dụng trong ngành du lịch được sử dụng nhiều hơn so với các ngành khác.

Tuy nhiên, mọi hoạt động trong ngành du lịch đều cần đến lao động, do đó đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch.

1.1.4. Vai trò của ngành du lịch

Một là, du lịch có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Du lịch vốn là một ngành có đóng góp tích cực cho tổng thể nền kinh tế của một quốc gia. Du lịch quốc tế thu hút được nguồn ngoại tệ quốc tế cho quốc gia, du lịch nội địa thu hút nguồn tài chính trong nước. Như vậy, du lịch góp phần làm tăng thu nhập cho một quốc gia thông qua các lĩnh vực của nó.

Hai là, du lịch có ảnh hưởng tích cực lên nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi...). Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành ấy trên một số mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và việc chuyên môn hoá các xí nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân như: thông tin, xây dựng, y tế, thương nghiệp, văn hoá... cũng rất lớn. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cuả một vùng không chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp... Việc tận dụng đưa những nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng ở đó hệ thống đường sá, màng lưới thương nghiệp, bưu điện... qua đó cũng kích thích sự phát


triển tương ứng của các ngành liên quan. Ngoài ra, du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành thủ công cổ truyền.

Ba là, du lịch góp phần xác lập và nâng cao vai trò, vị thế hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế. Du lịch tạo hình ảnh đại diện cho mỗi quốc gia, từ đó thể hiện nét đặc trưng về văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia. Đồng thời du lịch làm thay đổi cách nhìn nhận của các quốc gia khác với nhau thông qua các công cụ xúc tiến du lịch.

Bốn là, du lịch có đóng góp tích cực giúp xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đất nước. Du lịch đã tham gia vào quá trình phân công lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên. Có thể coi du lịch là một chỉ tiêu đánh giá mức sống của nhân dân mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự cảm thông giữa các dân tộc, đoàn kết nhân dân các nước, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.

Nhìn chung, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; du lịch góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia; thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ; tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm


và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc đẩy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu nối, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và du lịch góp phần quan trong đối với bảo tồn, nâng cao nhận thức thức trách nhiệm cho cộng đồng đối với công tác gìn giữ và bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Nhận thức vai trò quan trọng của du lịch, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã coi phát triển du lịch là một định hướng phát triển quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, du lịch ở Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Quản lý nhà nước về du lịch

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

QLNN về du lịch là hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống cơ quan hành pháp thực hiện chức năng của mình thông qua sử dụng các công cụ quản lý như chính sách, pháp luật, bộ máy và các nguồn lực khác để tổ chức và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã đề ra.

Quản lý nhà nước về du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng hoạt động du lịch để định hướng hoạt động này vận động, phát triển đạt được mục đích xác định.

Theo TS. Phạm Hồng Long thì quản lý nhà nước về du lịch được định nghĩa như sau:

“Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các hoạt động du lịch của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023