con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả kinh tế xã hội mà nhà nước đặt ra” [14].
Tác giả hiểu quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức của nhà nước thông qua công cụ và phương thức mang bản chất quyền lực nhà nước để điều chỉnh và định hướng cho hoạt động du lịch nhằm đạt được những mục tiêu định trước của nhà nước.
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch
Nhà nước quản lý du lịch bởi một số lý do sau:
1.2.2.1. Tầm quan trọng của ngành du lịch
Du lịch là một ngành đem lại đóng góp tích cực và vai trò quan trọng của ngành du lịch đã được trình bày ở nội dung trên (xem mục 1.1.4). Do vậy du lịch trở thành đối tượng của quản lý nhà nước để phát huy vai trò của đó của du lịch.
1.2.2.2. Nâng cao cạnh tranh kinh tế công bằng
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, có thể nói hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, do vậy cần có sự quản lý nhà nước về du lịch nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trong tất cả hoạt động của lĩnh vực du lịch.
1.2.2.3. Cung cấp lợi ích công rộng rãi
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 2
- Du Lịch: Khái Niệm, Bản Chất, Các Yếu Tố Tác Động Và Vai Trò
- Yếu Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Du Lịch
- Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Thực Trạng Của Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Tây Ninh Giai Đoạn 2010-2015
- Hiện Trạng Lao Động Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là đảm bảo cung ứng các lợi ích công đến mọi tầng lớp trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận với các lợi ích công mà nhà nước cung cấp. Du lịch là một ngành bao gồm nhiều hoạt động như:….để du lịch phát triển đòi hỏi những điều kiện khác nhau, mà trong đó vai trò của nhà nước trong cung ứng lợi ích công là vô cùng cần thiết.
Việc cung cấp các lợi ích công như: cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
1.2.2.4. Hỗ trợ các dự án du lịch có chi phí cao
Nhà nước là tổ chức có tiềm lực rất lớn về tài chính, và do đó, đối với sự phát triển của du lịch mà cụ thể là các dự án du lịch có chi phí cao, nhà nước sẽ sử dụng công cụ kinh tế mà cụ thể là tài chính để hỗ trợ các dự án này, kèm theo đó là các ưu đãi về thuế, quy định pháp luật…
1.2.2.5. Đảm bảo ổn định phát triển
Nhà nước tạo lập môi trường hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động du lịch nói riêng cũng như tạo lập một môi trường ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho tất các hoạt động nói chung.
Du lịch cũng như bất cứ các hoạt động nào muốn phát triển cũng cần những điều kiện thuận lợi, trong đó có môi trường hoạt động. Môi trường này càng ổn định thì càng tạo thuận lợi cho sự phát triển.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Theo điều 10 Luật Du lịch thì nội dung QLNN về du lịch bao gồm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Đồng thời, theo đó điều 11 Luật này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở đơn vị hành chính cấp tỉnh:
Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới du lịch; hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới du lịch trên địa bàn; tham gia hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật;
Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa của tỉnh theo quy định của pháp luật;
Quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động du lịch;
Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động du lịch.
Cụ thể các hoạt động chuyên môn của quản lý nhà nước về du lịch như sau:
a) Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của địa phương theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
c) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch ở địa phương;
d) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận;
đ) Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt tại địa phương theo quy định của pháp luật;
e) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thẩm định và quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, tàu thủy du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác;
h) Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch;
i) Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
k) Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt;
l) Quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh để rút ra vai trò của nhà nước về du lịch.
1.2.4. Phương thức quản lý nhà nước về du lịch
1.2.4.1. Quản lý bằng pháp luật
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch là tạo môi trường thông thoáng, ổn định, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển năng động nhưng có trật tự nhằm gải quyết hài hòa các lợi ích.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là pháp luật về du lịch. Việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch là toàn bộ nội dung quản lý. Pháp luật về du lịch được hiểu là tổng thể các quy phạm về pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, trật tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động du lịch.
Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là một hiện tượng rất phổ biến với tất cả các nước trên thế giới, hoạt động du lịch của bất kỳ quốc gia nào cũng cần đến sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật.
1.2.4.2. Quản lý bằng chính sách
Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng
cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Thực hiện các chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và quảng bá, xúc tiến du lịch.
1.2.4.3. Quản lý bằng bộ máy nhà nước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý chung trên phạm vi cả nước đối với lĩnh vực du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý phù hợp về quản lý nhà nước về du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các cấp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển của du lịch và phát huy vai trò của nhà nước.
1.2.4.4. Quản lý bằng giáo dục, tuyên truyền
Du lịch là ngành tổng hợp …do vậy, công tác giáo dục tuyên truyền trở thành một trong những phương thức quản lý quan trọng của Nhà nước ta, tác động tới những đối tượng tham gia vào các hoạt động du lịch.
Thông qua giáo dục, tuyên truyền nhằm quán triệt sâu rộng trong cán bộ, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch.
1.2.5. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ đối với du lịch
1.2.5.1. Quản lý nhà nước theo ngành
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau, nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với những tính chất, hình thức và quy mô khác nhau. Quản lý theo ngành là quản lý mang tính chuyên môn, có tiêu chuẩn của ngành, được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, từng địa phương.
Quản lý nhà nước theo ngành được hiểu là sự tác động của Nhà nước đến hoạt động của từng ngành, nhằm định hướng hoạt động của ngành đến mục tiêu đã định.
Bởi vì bản chất của du lịch là văn hóa và kinh tế, do vậy đề cập đến khái niệm quản lý nhà nước về du lịch, tác giả đề xuất xem xét các khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý nhà nước về văn hóa. Từ đó, có cách nhìn cụ thể hơn về quản lý nhà nước về du lịch.
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tê đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở của và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các chức năng chính:Định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế, tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế, điều tiết hoạt động kinh tế, kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế.
Chức năng định hướng:
– Định hướng cho sự phát triển kinh tế là việc xác định con đường và hướng dự vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến mục đích ( mục tiêu ) nhất định.Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển:
– Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố , điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Bao gồm các loại môi trường:Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị , môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kỹ thuật, môi trường dân số, môi trường quốc tế.
Chức năng điều tiết:
– Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi kinh tế của chủ thể trong nền kinh tế , ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế,ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy định đã có sẵn,nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế.
Chức năng kiểm tra, giám sát:
– Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường .Do đó thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện những nguy cơ tiêu cực để quản lý.
Quản lý nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về văn hoá là quản lý các hoạt động văn hoá bằng chính sách và pháp luật.
1.2.5.2. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ
Việc xác định vùng lãnh thổ ở Việt Nam phản ánh quan điểm của nhà nước về phân chia địa giới hành chính - lãnh thổ và chính sách phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Vì thế, thuật ngữ lãnh thổ và địa phương gắn liền với nhau và