Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Tính lãnh thổ trong các địa phương thể hiện trong việc coi địa phương là một vùng lãnh thổ có những đặc trưng, đặc điểm nhất định (đặc điểm địa lý, tự nhiên, diện lãnh thổ, kinh tế, thổ ngữ, văn hóa, làng nghề,..) nhằm phân biệt nó với các vùng đất (lãnh thổ khác).

Về cơ bản, lãnh thổ bên trong quốc gia ở Việt Nam được hình thành thông qua các quyết định về thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, xã, phường, thị trấn, xác định địa giới hành chính.

Hiến pháp năm 1992 [15] phân định lãnh thổ - hành chính như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Hiến pháp năm 2013[17] phân định các đơn vị hành chính như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh là một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước, theo đó phân chia một lĩnh vực cụ thể và giao cho địa phương quản lý trên đơn vị lãnh thổ.

1.3. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

1.3.1. Các quốc gia trong khu vực

1.3.1.1. Thái Lan

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 6


Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong Bộ Thể thao và Du lịch và các chính sách vĩ mô được thực hiện bởi cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phương chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh.

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch Công tác xúc tiến quảng bá phát triển du lịch được thực hiện bởi Cơ quan du lịch Thái Lan (TAT). TAT hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Trong tổ chức bộ máy, TAT có quy định rất rõ về nhân sự bao gồm số lượng và vị trí công tác của các đại diện tại trung ương và địa phương trong mỗi văn phòng đại diện. Công tác xúc tiến quảng bá đặc biệt tại các thị trường quốc tế được ngành Du lịch Thái Lan rất quan tâm và tổ chức khá đồng bộ từ việc mở văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm đến hoạt động thăm dò ý kiến khách du.

Thông qua TAT, ngành Du lịch Thái Lan dành nguồn kinh phí khá lớn cho hoạt động xúc tiến thị trường, các văn phòng đại diện mỗi năm được cấp khoảng 0, 5 triệu USD cho hoạt động xúc tiến, vì vậy việc triển khai xúc tiến quảng bá đến các thị trường được tiến hành khá đồng bộ.

TAT hiện có 27 văn phòng đại diện ở nước ngoài: Châu Âu (6 văn phòng), Châu Á (18 văn phòng), Châu Mỹ (2 văn phòng), Châu Đại Dương (1 văn phòng). Việc mở nhiều văn phòng đại diện tại nước ngoài là một công cụ hữu hiệu giúp xúc tiến du lịch Thái Lan tại các nước sở tại. Rất nhiều văn phòng đại diện của TAT ở nước ngoài hiện nay có trang web riêng. Thái Lan còn mời các nhân vật nổi tiếng đến thăm Thái Lan và tranh thủ quảng bá trên các phương tiện truyền thông khi sự kiện này xảy ra. TAT cũng khuyến khích quảng bá truyền


miệng của những khách du lịch có thiện chí và của những người Thái Lan sinh sống ở nước ngoài để giới thiệu Thái Lan cho bạn bè.

Ngoài ra để thúc đẩy hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia và thu hút khách du lịch, còn có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan du lịch Thái Lan với đại diện cơ quan ngoại giao và hãng hàng không quốc gia thông qua hoạt động quảng bá truyền thống dân tộc, sự kiện văn hóa, thể thao, đặc biệt tận dụng vai trò trung tâm trong khu vực ASEAN.

Dịch vụ cung cấp thông tin cho khách rất tốt. Tại sân bay, các điểm du lịch đều có Trung tâm hỗ trợ thông tin cho khách, cung cấp nhiều loại ấn phẩm giới thiệu các sản phẩm du lịch cụ thể và đa dạng.

Xây dựng sản phẩm du lịch Loại hình du lịch vui chơi giải trí và mua sắm được triển khai tốt với nhiều hình thức đa dạng nhằm khai thác tối đa khả năng chi tiêu của khách du lịch. Các khu du lịch trọng điểm đều có sản phẩm đặc trưng.

Chất lượng đội ngũ lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực Nét nổi bật của lực lượng lao động ngành Du lịch Thái Lan là tính chuyên nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ chu đáo và sự thể hiện quan tâm đến vấn đề này của các đơn vị sử dụng lao động. Cán bộ thuộc các cơ quan chuyên trách về du lịch sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) khá thành thạo.

1.3.1.2. Malaysia

Malaysia là đất nước có ngành du lịch phát triển nhất trong khu vực. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có


đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.

Malaysia đã khai thác ba nét nổi bật nhằm tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn để phát triển du lịch, thu hút du khách. Đầu tiên, Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, sự pha trộn nhiều nền văn hóa khác nhau tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng. Với hơn 60% dân số theo đạo Hồi, những nét văn hóa đạo Hồi của Malaysia mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách. Bên cạnh đó, Malaysia còn có văn hóa ẩm thực đặc sắc, bởi đây là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực hàng đầu. Malaysia cũng là đất nước có nhiều điểm đến hấp dẫn, du khách có thể thể thỏa sức khám phá vẻ đẹp đích thực của châu Á từ các thành phố sang trọng, rừng cây nhiệt đới cho đến những vùng núi cao, cao nguyên hoang sơ, bãi biển đẹp. Đặc biệt, nét nổi bật của du lịch Malaysia là các sản phẩm du lịch đa dạng, đẳng cấp quốc tế với mức giá cạnh tranh. Nổi bật là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, các địa điểm mua sắm… Malaysia hiện đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới như du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và du lịch công vụ (M.I.C.E). Để thu hút đông đảo du khách hơn nữa, Malaysia luôn chú trọng sáng tạo các sản phẩm du lịch mới, thoản mãn mọi nhu cầu của du khách khắp nơi trên thế giới…

Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với các chức năng cụ thể đã được xác định trong Chiến lược Phát triển du


lịch từ những năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.

Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch.

Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững.

1.3.2. Trong nước

1.3.2.1. Đà Nẵng

So với cả nước, Đà Nẵng là một trong số các tỉnh có mức tăng trưởng cao trong ngành du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Để đạt được thành tựu này một phần lớn phụ thuộc vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý du lịch một cách hiệu quả.

Ở TP. Đà Nẵng, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay xây dựng nếp sống văn minh du lịch, TP. Đà Nẵng cũng có lực lượng chuyên trách giữ gìn trật tự đô thị với tên gọi đội quy tắc thành phố gồm 40 người. Lực lượng này phối hợp với đội quy tắc cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở và giải tỏa người bán hàng rong ở các điểm du lịch. Việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến trật tự đô thị do lực lượng công an thực hiện.


1.3.2.2. Khánh Hòa

Tại Nha Trang, Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án như: đề án quản lý vỉa hè lòng đường không vì mục đích giao thông; đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ; đề án thu gom rác thải; đề án chăm sóc cây xanh; đề án về an ninh du lịch… trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng ban chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các phòng ban của TP. Nha Trang và cấp phường chặt chẽ, thông tin hai chiều, toàn diện. TP. Nha Trang có lực lượng thanh niên xung kích hơn 100 người, chốt trực 24/24 giờ trên các bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị. Mỗi ngày có 8 công an được bố trí hỗ trợ lực lượng thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí cho công tác giữ gìn trật tự đô thị gần 8 tỷ đồng/năm. Dưới bãi biển, để bảo đảm an toàn tính mạng cho khách tắm biển, TP. Nha Trang có lực lượng cứu hộ bờ biển chuyên nghiệp, cứ cách 30m có 1 người, chốt trực từ 5 giờ 30 đến 19 hàng ngày.

1.3.2.3. Bình Dương

Trong những năm qua, ngành du lịch Bình Dương có sự tăng trưởng tốt, lượt khách đều tăng qua các năm, hình ảnh về du lịch Bình Dương ngày càng được nhiều du khách biết đến. Bình Dương là địa phương có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho du khách sự thích thú và thực sự thoải mái. Đến với Bình Dương, hoạt động du lịch hấp dẫn đầu tiên là du lịch sinh thái - làng nghề như vườn cây ăn trái Lái Thiêu (TX.Thuận An), vườn bưởi Bạch Đằng (TX.Tân Uyên), Làng tre Phú An (TX.Bến Cát) - bảo tàng tre đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á; danh thắng núi Cậu, hồ Dầu Tiếng, suối Trúc (huyện Dầu Tiếng)… Bên cạnh tiềm năng du lịch sinh thái, Bình Dương


còn được biết đến là địa phương có nhiều nghề truyền thống lâu đời với các nghề thủ công như: gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, mây tre lá. Không những thế, trên địa bàn tỉnh còn có các điểm du lịch văn hóa tâm linh; các điểm vui chơi, giải trí hiện đại… để phục vụ mọi nhu cầu về du lịch của du khách muốn tham quan, tìm hiểu. Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh phục vụ khoảng 2,6 triệu lượt khách (tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2015).

Để đạt được những kết quả như trên là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong việc định hướng, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Công tác giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngành. Bên cạnh đó, việc triển khai các quy định của Nhà nước luôn được ngành quan tâm. Đặc biệt, ngành đã triển khai các quy định về chế độ báo cáo thống kê du lịch áp dụng cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định của Nhà nước của các đơn vị kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý.

Từ kinh nghiệm trong phát triển du lịch của các tỉnh, luận văn sẽ tập trung vận dung vào các giải pháp cho quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh trong chương 3.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang bản chất văn hóa, hoạt động du lịch có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau làm phát sinh quan hệ giữa các đối tượng đó. Thông qua các hoạt động khác nhau, du lịch có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Du lịch được Đảng và Nhà nước xem là một ngành quan trọng, từ đó có những quan điểm chỉ đạo làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

Các quốc gia trong khu vực đổi mới tư duy về du lịch và có phương hướng phát triển du lịch đã đem lại những kết quả tích cực, qua đó rút ra bài học cho ngành du lịch ở Việt Nam nói chung.

Các địa phương trong cả nước cũng nhận thức vai trò quan trọng của du lịch và có phương thức phát triển du lịch đem lại hiệu quả, qua việc xem xét hoạt động quản lý nhà nước của các địa phương nói trên để rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023