Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Về Xúc Tiến Du Lịch


quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia. Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dù ở bất kỳ lĩnh vực nào và với đối tác nào cũng cần có trình tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật.[17]

1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

1.1.3.1. Chính sách thúc đẩy phát triển ngành du lịch

Để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, chính quyền các cấp phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước)khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh du lịch.[17]

1.1.3.2. Công tác lập kế hoạch chương trình xúc tiến du lịch

Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các chương trình xúc tiến du lịch là một trong những nội dung quản lý nhà nước có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn của chính quyền cấp tỉnh. Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch và thu hút động đảo khách du lịch đến với địa phương.

Vì thế, chính quyền cấp tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chương


trình xúc tiến du lịch của địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của chương trình xúc tiến du lịch phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nước. Đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước.[1][17]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1.1.3.3. Phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch

Sự phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch thể hiện rõ như sau:

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 3

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên tỉnh.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, thành lập văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Chi phí hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp. [17]

1.1.3.4. Quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch

Các cơ quan QLNN về xúc tiến du lịch ở Trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về xúc tiến du lịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế, chính sách phát triển chương trình xúc tiến du lịch của quốc gia nói chung và ở địa phương nói riêng nhằm đảm bảo đạt hiệu lực, hiệu quả Chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về du lịch và chương trình xúc tiến du lịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ QLNN và cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết,


nghĩa vụ của Nhà nước và của doanh nghiệp theo luật pháp quốc tế và điều kiện của WTO trong thu hút, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư phát triển du lịch của địa phương, có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến với địa phương.. [6]

1.1.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch

Nội dung này bao gồm tổng thể các hoạt động của Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc đổ vỡ những khó khăn, cũng như tài chính, những cơ hội để thúc đẩy công tác xúc tiến du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Thực chất là thực hiện nhiệm vụ phản hồi, và dự báo. Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với chuẩn mực đã được xác định (như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành du lịch đã được các cơ quan có trách nhiệm thông qua; các chính sách phát triển ngành của trung ương, của địa phương hiện hành; các quy định luật pháp…) để khắc phục phát huy ở chu kỳ sau. Hệ thống kiểm soát, dự báo kiểm soát các yếu tố đầu vào, đánh giá khả năng, dự báo xu hướng phát triển, lường trước kết quả đầu ra nhằm có những can thiệp trước, kịp thời. Các hình thức vận dụng đối với công tác xúc tiến du lịch ở một địa phương bao gồm:

- Kiểm tra có thể hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới, hoặc kiểm tra cụ thể một vấn đề nào đó trong xúc tiến du lịch.

- Thanh tra: chỉ các hoạt động của hệ thống cơ quan chuyên môn về công tác thanh tra thực hiện(như thanh tra nhà nước, thanh tra của Bộ Du lịch, thanh tra của Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh). . [17]

1.1.3.6. Quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Cùng với việc sử dụng và phát huy khả năng điều tiết, chi phối của kinh tế nhà nước, chính quyền các cấp cần phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Trước hết phải hoàn thành lộ trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động


trong lĩnh vực du lịch do địa phương quản lý, theo hướng từng bước trở thành các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại, có sự liên kết với mạng lưới các hộ kinh doanh cá thể, có khả năng mở rộng các hoạt động du lịch liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặt khác, cần có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch nhà nước với nhiều hình thức như đầu tư vốn thông qua góp vốn cổ phần của các công ty nhà nước, tăng cường cán bộ có năng lực, hỗ trợ một phần kinh phí quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và đào các bộ quản lý…. [17]

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tại địa phương

1.1.4.1. Yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của địa phương: Mỗi địa phương đều xây dựng và kiện toàn bộ máy QLNN về xúc tiến du lịch, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lời khi đại diện cho Nhà nước, Tổng cục trong quá trình xúc tiến cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch,…bộ máy càng gọn nhẹ thì hiệu quả quản lý càng tốt, giảm được các khâu trung gian cồng kềnh.

- Chính sách phát triển xúc tiến du lịch của địa phương: Phụ thuộc chính sách về ngân sách địa phương chi bao nhiêu cho các chương trình xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, thu hút nhằm tăng quy mô khách du lịch đến với địa phương. Nếu tỷ lệ ngân sách chi nhiều thì các hoạt động xúc tiến chuyên nghiệp,bài bản, có cơ hội mở rộng được sự liên kết du lịch với các địa phương khác và các quốc gia thiết kế sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; và ngược lại. Tuy nhiên quản lý ngân sách là khâu quan trọng vì kết quả này càng minh bạch, công khai và không có tham nhũng sẽ là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy các chương trình xúc tiến du lịch của địa phương.

- Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xúc tiến du lịch: các cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch thường xuyên kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để tăng cường công tác kiểm tra, thanh


tra đánh giá công tác xúc tiến nhà nước về du lịch. Sự kết hợp này càng chặt chẽ thì hiệu quả xúc tiến du lịch càng lớn.

1.1.4.2. Yếu tố khách quan

- Chính sách của Nhà nước về du lịch và xúc tiến du lịch: Mỗi quốc gia sẽ có chiến lược thu hút khách du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch, tạo hấp dẫn cho điểm đến. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thể hiện qua chính sách mà nhà nước ban hành, tạo điều kiện cho xúc tiến du lịch.

- Điều kiện phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của địa phương: Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng là toàn bộ các điều kiện quan trọng trong huy động nguồn lực cho thực hiện quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của mỗi địa phương. Bao gồm hoạt động chi ngân sách của địa phương trong quá trình phát triển chương trình xúc tiến du lịch, chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu, bến bãi…phục vụ cho thu hút du lịch. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển xúc tiến du lịch lâu dài. Những yếu tố này thuận lợi sẽ giúp cho công tác hoạch định xúc tiến du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý xúc tiến du lịch đạt hiệu quả.

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tại một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Mặc dù du lịch mang lại hơi thở, sức sống, nhịp điệu cho TP Đà Nẵng, thế nhưng, hiện thành phố này đang đứng trước một thời điểm cần viết nên câu chuyện mới về du lịch, phải có điều chỉnh để thích ứng xu hướng mới, khắc phục các thách thức đang đặt ra.


Để có thành tựu này, Đà Nẵng đã có chiến lược phát triển khá phù hợp dựa trên lợi thế cạnh tranh, dư địa và tài nguyên đặc biệt của mình tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch nổi bật, tiêu biểu, khác biệt và hấp dẫn.

Tại một hội nghị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vừa được tổ chức, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã nói rằng: Trong 10 năm qua, “Đà Nẵng đã viết nên một câu chuyện về phát triển du lịch mà nhiều tỉnh, thành phố ngạc nhiên, ngưỡng mộ”.

Đà Nẵng đã thu hút được các nhà đầu tư chiến lược để tập trung nguồn lực phát triển cơ sở dịch vụ, vật chất và hạ tầng; Ngoài ra, chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh là thành phố đáng sống, điểm đến hấp dẫn cũng góp phần thành công vào việc hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến với thành phố.

Hiện du lịch đang có đóng góp hết sức quan trọng cho kinh tế Đà Nẵng. Nói như Tổng cục Trưởng Nguyễn Văn Tuấn, “du lịch mang lại hơi thở, sức sống, nhịp điệu cho TP Đà Nẵng”. Tuy nhiên, “bây giờ Đà Nẵng đang đứng trước một thời điểm cần viết nên câu chuyện mới về du lịch, phải có điều chỉnh để thích ứng xu hướng mới, khắc phục các thách thức đang đặt ra” – ông Tuấn cho biết.

Tái cơ cấu theo hướng nâng cấp chất lượng

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình khẳng định: 2018 là năm rất quan trọng cho du lịch thành phố, vì là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2015-2020 của đề án phát triển du lịch mà UBND TP đã phê duyệt. Quan trọng hơn nữa vì TP vừa tổ chức xong sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC. Năm 2017 Đà Nẵng cũng đã đón lượng khách với con số vượt mức mục tiêu của các năm sau.

Vì những điều này, “2018 là năm quan trọng để xác định Đà Nẵng làm thế nào để có hướng đi tạo sự khác biệt, hướng tới tái cơ cấu từ số lượng sang chất lượng, tái cơ cấu thị trường, phát triển sản phẩm phục vụ thị


trường theo hướng như vậy và tái cơ cấu công tác truyền thông để quảng bá”, ông Bình cho biết.

Trong năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 6,63 triệu lượt; trong đó khách quốc tế đạt 2,33 triệu lượt, khách nội địa đạt 4,3 triệu lượt. Tổng thu du lịch đạt 19.504 tỷ đồng.

Ngày 22/2 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt nội dung chi tiết Đề án phát triển du lịch năm 2018 của Sở Du lịch, tổng mức kinh phí cho đề án này là 14,4 tỷ đồng. Đặc biệt, trong bảng dự toán kinh phí chi tiết cho thấy Đà Nẵng sẽ dành hơn một nửa kinh phí, chính xác là 7,250 tỷ đồng cho việc tuyên truyền, quảng bá xúc tiến. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng dành gần 1/3 kinh phí của đề án cho việc nâng cấp chất lượng và hình thành sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch sinh thái, làng quê, đường sông và sự kiện du lịch sẽ được chú trọng.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng trong các cuộc làm việc từ đầu năm đến nay đều nhấn mạnh việc TP đang chuẩn bị xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2035 tầm nhìn 2050. Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh cho biết, vì tầm quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế nên quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung của Đà Nẵng đều sẽ có tích hợp các điều kiện dành cho sự phát triển của ngành du lịch.

Ba việc cơ bản cần làm

Đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, gần đây lãnh đạo TP đã làm việc với sở du lịch và yêu cầu ngành hướng tới nâng cấp chất lượng dịch vụ, sản phẩm; tái cơ cấu theo hướng tập trung vào chất lượng, có thể chậm về số lượng nhưng phải nâng cấp chất lượng để đảm bảo tăng trưởng dựa trên chất lượng, về thị trường- sản phẩm -dịch vụ.

Vậy làm thế nào đạt được tái cơ cấu như vậy?

Thứ nhất, về sản phẩm, cần thu hút đầu tư, theo đó, TP Đà Nẵng đã chủ trương 2018 là năm đẩy mạnh thu hút đầu tư, ngành du lịch là ngành kinh tế


tổng hợp, sẽ cùng các ngành khác thu hút đầu tư tập trung vào sản phẩm, dịch vụ có đẳng cấp và chất lượng. Theo chia sẻ của lãnh đạo Sở, các sản phẩm cụ thể cần thu hút đầu tư phát triển chủ yếu là giải trí biển, nghỉ dưỡng biển và sự kiện để phát huy thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC. Đây là việc thứ nhất trong ba việc quan trọng và cơ bản cần làm của ngành trong năm 2018, ông Bình nói.

Thứ hai, về thị trường, du lịch Đà Nẵng không phân biệt về quốc tịch, nhưng năm nay trong kế hoạch chuyển hướng phát triển, ngành xác định sẽ ưu tiên hơn cho thị trường cao cấp, như thị trường nghỉ dưỡng biển, 4-5 sao,khách du lịch công vụ, khách du lịch thể thao -hội nghị- sự kiện, nghỉ dưỡng cao cấp, ưu tiên các sự kiện lớn có tầm quốc tế như pháo hoa quốc tế, marathon quốc tế, iron man.

Việc quan trọng thứ ba về truyền thông, du lịch Đà Nẵng sẽ tập trung nhiều hơn các vấn đề chuyên nghiệp, chuyên sâu. Muốn như vậy phải từ nghiên cứu thị trường, hiểu thị trường, năm 2018 ngành bắt đầu hợp tác người bản xứ, ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc để gia tăng sự hiểu biết thị trường và được hỗ trợ gặp gỡ đối tác đúng đối tượng, mục tiêu và thông tin đến các đối tác doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo cách hiệu quả hơn, ông Bình chia sẻ.

Câu chuyện nguồn nhân lực

Nói về nguồn nhân lực – vấn đề được xem là một khó khăn không nhỏ đối với ngành du lịch của Đà Nẵng, theo đại diện lãnh đạo Sở, TP đang tích cực đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp – nhà nước và nhà trường, cung cấp trao đổi các thông tin về nhu cầu thị trường và yêu cầu đào tạo. Đại diện Sở Du lịch khẳng định, 2018 ngành du lịch tập trung quyết liệt hơn nữa trong đào tạo hướng dẫn viên (HDV). Hiện khách quốc tế nhiều nhưng đội ngũ HDV không đủ. “Các thách thức về lữ hành và hướng dẫn viên như báo chí phản ánh là đúng, tất nhiên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, đó là các vấn đề của phát triển cần giải quyết”, ông Bình nói.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023