Phương Pháp Thu Thập Thông Tin Thứ Cấp


Hiện Luật Du lịch mới ra đời trong đó có chi tiết quan trọng: Hướng dẫn viên (HDV) không cần bằng đại học chỉ cần cao đẳng, đây là bước cơ bản tạo điều kiện củng cố, phát triển đội ngũ. Việc này giúp nhanh chóng cung cấp đội ngũ HDV cho thị trường. Ngoài ra, vị lãnh đạo Sở Du lịch cũng nhắc đến việc các bạn HDV qua các lớp đào tạo phải cần có lớp bồi dưỡng, để nắm hơn nữa về truyền thống, lịch sử để giới thiệu và cùng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý nhà nước. Ông cũng nhấn mạnh việc HDV nước ngoài thực hiện công việc hiện luật chưa cho phép, để kiểm soát sẽ phải thông qua tuyên truyền và các biện pháp pháp luật, chế tài xử lý.

Cũng theo ông Bình, quảng bá điểm đến, phát triển điểm đến Đà Nẵng trở thành điểm đến sự kiện tiếp nối thành công của Tuần lễ cấp cao APEC là điểm quan trọng trong bức tranh du lịch của thành phố năm 2018.

Tuy nhiên định hướng này lại tiếp tục đặt ra vấn đề về nguồn nhân lực, “vì muốn làm gì nhưng không có con người thì không làm được, hiện nhân lực trong giai đoạn chưa phát triển tương xứng với hạ tầng, các công ty ra đời rất nhiều, nhà nước khuyến khích tạo điều kiện công ty phát triển, khách sạn xây nhiều nhưng con người lại thiếu, dẫn đến ảnh hưởng chất lượng”. Chính vì vậy, “vừa định hướng phát triển điểm đến sự kiện kết hợp du lịch kéo theo điều thứ hai, vừa tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực”, ông Nguyễn Xuân Bình cho hay.

Năm 2018 cũng là năm bản lề để thực hiện hai việc này. Theo đó, Đà Nẵng là trung tâm du lịch thì cũng phải là trung tâm đào tạo, bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở hiện có, cần tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài, đào tạo mang đẳng cấp quốc tế.

Với nguồn kinh phí 14,4 tỷ đồng, Đà Nẵng dự kiến sẽ tập trung phát triển dịch vu du lịch như du lịch sinh thái, làng quê, đường sông... và tăng cường quản lý cơ sở lưu trú, lữ hành năm 2018.


UBND Thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về việc triển khai Đề án phát triển du lịch năm 2018 với tổng kinh phí thực hiện 14,4 tỷ đồng.

Theo đó, Đề án tập trung phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, nâng cấp chất lượng và hình thành sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, làng quê, đường sông…

Đồng thời, Đà Nẵng cũng tăng cường quản lý cơ sở lưu trú, cơ sở đạt chuẩn, quản lý lữ hành và các khu điểm; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Song song việc tham gia các hội chợ quảng bá du lịch trong và ngoài nước, đón các đoàn Famtrip và báo chí đến quảng bá du lịch, Đà Nẵng còn liên kết du lịch với các địa phương trong và ngoài nước, thành lập đại diện du lịch tại Trung Quốc, Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, thành phố còn tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 4

UBND thành phố giao Sở Du lịch triển khai thực hiện phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của đề án, các chính sách ban hành trong năm theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Được biết, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Thành phố Đà Nẵng trong năm 2017 ước đạt 6,6 triệu lượt, tăng 19% so với năm 2016. Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 19.403 tỉ đồng, tăng 20,6%. Doanh thu lưu trú, du lịch, lữ hành ước đạt 6.695 tỉ đồng, tăng 8,6%...

Còn trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, Đà Nẵng đã đón gần 300.000 lượt khách du lịch, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt trên 132.000 lượt, tăng 27,6%, khách trong nước đạt gần 165.000 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017.


Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020 đón được 8 triệu khách, trong đó có 2 triệu khách quốc tế và 6 triệu khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 12,6%.. [30]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Khánh Hòa

Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục trên đà tăng trưởng. Chỉ tiêu về doanh thu, lượt khách tăng cao so với năm trước, đặc biệt là khách quốc tế. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Những sản phẩm truyền thống chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, các ngành đã quản lý tốt về vấn đề giá cả, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

Có thể khẳng định rằng, năm qua ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng cao. Doanh thu du lịch đạt trên 17 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 33% so với năm trước đó. Tổng số lượng khách lưu trú đạt trên 5 triệu lượt, tăng 20,24%; trong đó khách quốc tế ước đạt 2,03 triệu lượt, tăng 68,9% so với cùng kỳ, đạt 119,4% so với kế hoạch đề ra; khách nội địa đến Khánh Hòa đạt 3,42 triệu lượt tăng 2,7%.

Thị trường khách du lịch quốc tế tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt đối với khách Trung Quốc và Nga (chiếm 74,6% trong tổng số khách quốc tế đến Khánh Hòa). Các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ... bước đầu có sự tăng trưởng nhẹ trong những tháng cuối năm 2017.

Hoạt động đón khách du lịch đến Khánh Hòa bằng tàu biển tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017, Khánh Hòa đã đón 72 chuyến tàu biển quốc tế tại Cảng Nha Trang và Cảng Cam Ranh, phục vụ trên 120 nghìn lượt khách lên bờ, tăng 24 nghìn lượt khách so với cùng kỳ.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 664 cơ sở lưu trú du lịch với 29.400 phòng tăng 21 cơ sở với 4.346 phòng, chủ yếu tăng số lượng cơ sở lưu trú từ 3 – 5 sao.


Đặc biệt, năm 2018, nhiều dự án lớn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Nhà ga hành khách quốc tế Sân bay quốc tế Cam Ranh; các dự án giao thông, hạ tầng quan trọng ở Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa... sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Thêm vào đó, nhiều dự án lưu trú, mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí... của các doanh nghiệp cũng sẽ đưa vào phục vụ người dân và du khách. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về lượng khách và doanh thu du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Với những gì đã đạt được trong năm qua về chỉ tiêu doanh thu, lượt khách đều tăng cao, đặc biệt là khách quốc tế. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Những sản phẩm truyền thống chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, các ngành đã quản lý tốt về vấn đề giá cả, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

Đẩy mạnh phát triển du lịch

Luật Du lịch sửa đổi đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Cùng với đó là những chủ trương chính sách lớn về phát triển du lịch Việt Nam của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch Khánh Hòa, nhất là vai trò được xác định là mũi nhọn trong du lịch biển đảo của cả nước.

Với những điều kiện thuận lợi, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động số 14 của Tỉnh ủy – chương trình hành động ngành Du lịch năm 2018 về phát triển du lịch.

Mục tiêu của ngành du lịch Khánh Hòa trong năm 2018 là đón khoảng 6,5 triệu lượt khách, tăng khoảng 13% so với năm ngoái. Con số theo dự kiến của ngành sẽ không khó để đạt được khi kết quả của năm 2017, Khánh Hòa đã đón gần 5,5 triệu lượt. Ngành du lịch cũng đặt mục tiêu đón khoảng 2,8 triệu lượt quốc tế trong khi năm ngoái đã đón hơn 2 triệu lượt. Doanh thu du lịch hướng


đến vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25%. Với thành công đã đạt được trong năm 2017, những mục tiêu này hoàn toàn trong tầm tay. Các doanh nghiệp du lịch kỳ vọng 2018 tiếp tục là năm có nhiều sự khởi sắc.

Để thực hiện thành công chương trình hành động, trong năm 2018, ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa sẽ phối hợp hơn nữa với các đơn vị liên quan trong công tác tăng cường quản lý dịch vụ lưu trú và lữ hành; nghiên cứu xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm; đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm mới; nghiên cứu, đề xuất phát triển các vùng du lịch vệ tinh để giảm tải cho Nha Trang; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch đào tạo để giải quyết bài toán nhân lực du lịch…

Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kết quả hoạt động của ngành Du lịch sẽ tác động đến nhiều ngành kinh tế khác. Vì vậy, Khánh Hòa luôn xác định xem việc xây dựng môi trường, nâng cao hiệu quả dịch vụ du lịch là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành. Chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện; các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch như: quản lý lao động nước ngoài, tăng cường việc quản lý thuế và giá, việc kinh doanh qua mạng...

Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến nhằm khai thác đa dạng các thị trường khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm trong lĩnh vực du lịch; tăng cường thanh kiểm tra, quản lý Nhà nước liên quan đến du lịch… là những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2018.

Đối với thị trường quốc tế, tập trung vào thị trường trọng điểm là Nhật Bản, vì đây là thị trường truyền thống của tỉnh Khánh Hòa, đã diễn ra hội chợ du lịch quốc tế JATA tại Nhật Bản và gặp gỡ các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam. Đoàn cũng đã có buổi gặp gỡ, trao đổi và bàn phương hướng phối hợp với Công ty lữ hành HIS và Công ty APEX của Nhật Bản để đưa khách du lịch Nhật Bản đến Nha Trang - Khánh Hòa. Các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa như: Công ty Ana Marina Nha Trang,


Champa Group & Champa Island, Visit Nha Trang Group, Ever Blue Travel đã giới thiệu ấn phẩm du lịch Khánh Hòa tại Hội chợ du lịch quốc tế JATA.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa sẽ phát huy nhiệm vụ trong công tác tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong việc triển khai các chương trình ký kết liên hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế; tham gia các hội chợ, triển lãm, lễ hội, chú trọng liên kết phát triển vùng, nhất là đối với các thành phố phát triển du lịch như TP.HCM, Đà Nẵng, Đà Lạt…. [32]

1.2.2. Bài học cho tỉnh Quảng Ninh

Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển.

Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt. Tập trung nâng cao chất lượng du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững. Bên cạnh đó, ngành cũng tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu, hình thành các sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo nhóm sản phẩm như nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, du lịch hội nghị/hội thảo (M.I.C.E); nhóm sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, làng nghề; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch thể thao giải trí biển…

Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa


phương. Để làm tốt công tác này, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý. Theo UNWTO, ngân sách về tuyên truyền, quảng bá du lịch càng tăng thì hiệu quả của nó đem lại ngày càng lớn. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng đưa du lịch phát triển như quảng bá thông tin, hình ảnh du lịch của tỉnh Quảng Ninh trên Cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội; tiếp tục xuất bản bản đồ du lịch, ấn phẩm du lịch của tỉnh bằng tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; tổ chức cuộc thi ảnh, tiếp tục quảng bá, tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử du lịch trên địa bàn thành phố tại các cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch,…

Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,... để thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến nhằm khai thác đa dạng các thị trường khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm trong lĩnh vực du lịch; tăng cường thanh kiểm tra, quản lý Nhà nước liên quan đến du lịch… sẽ phối hợp hơn nữa với các đơn vị liên quan trong công tác tăng cường quản lý dịch vụ lưu trú và lữ hành; nghiên cứu xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh?

(3) Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch, chương trình du lịch của tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017;

Các nguồn thông tin về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh tại Cục thống kê, Sở Văn hóa thế thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017. Sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý nhà nước trong xúc tiến du lịch;

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong một số năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các nghị quyết, văn bản, quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh về chính sách xúc tiến du lịch tỉnh, chính sách quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí