Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1:Thống kế diện tích đất các loại theo thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Ninh năm 2017 31

Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 34

Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 35

Bảng 3.4: Năng suất và thu nhập bình quân của người dân tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017 38

Bảng 3.5: Tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh từ 2015-2017 41

Bảng 3.6: Mức đóng góp của ngành du lịch đối với ngân sách tỉnh Quảng Ninh từ 2015-2017 42

Bảng 3.7: Thống kê các phương tiện cho công tác lập kế hoạch xúc tiến

du lịch cho tỉnh Quảng Ninh từ 2015-2017 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảng 3.8: Đánh giá về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh 47

Bảng 3.9: Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận với du lịch của tỉnh Quảng Ninh 48

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 3.10:Đánh giá về công tác phân cấp thực hiện chương trình xúc tiến

du lịch cho tỉnh Quảng Ninh 50

Bảng 3.11: Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 53

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng đầu tư cho phát triển du lịch 54

Bảng 3.13: Thống kê sai phạm về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh 56

Bảng 3.14: Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh 57

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp công tác thanh tra, kiểm tra tại điểm du lịch 58

Bảng 3.16: Đánh giá về chính sách thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 60

Bảng 3.17: Thống kê các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017 61


DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1: Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 38

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình phân cấp các chương trình XTDL tỉnh Quảng Ninh 49

Hình 3.3: Biểu đồ chỉ số PCI tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006-2017 52



1. Tính cấp thiết của đề tài‌

MỞ ĐẦU

Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Hoạt động xúc tiến du lịch đã và đang trở thành một trong những công cụ vô cùng hiệu quả để thu hút, thuyết phục du khách đến điểm du lịch, là yếu tố rất thiết yếu trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Chính vì vậy, xúc tiến du lịch đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong việc phát triển du lịch tại điểm đến hiện nay. Thực tiễn tại các nước phát triển du lịch đã và đang khá thành công nhờ vào hoạt động xúc tiến du lịch góp phần làm cho ngành du lịch phát triển tốt hơn. Việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của các tỉnh, thành phố trong cả nước nói riêng.

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội. 3 tháng đầu năm 2017, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 3,769 triệu lượt, đạt 43,8% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ 2016. Khách quốc tế đạt 1,233 triệu lượt, tăng 4% so với cùng kỳ; khách tham


quan Vịnh Hạ Long đạt 928.900 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành Du lịch trong 3 tháng đầu năm ước đạt 4.233 tỷ đồng, đạt 30,7% kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ.

Để đạt mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành một Trung tâm du lịch quốc tế, một điểm du lịch hàng đầu quốc gia, đến năm 2020 tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, 4 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 62.000 lao động trực tiếp đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh hơn nữa nhằm thu hút đông đảo du khách đến với Quảng Ninh. Do đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh, góp thu hút khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh một cách toàn diện và bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch;

- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:Luận văn được nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh.

- Về thời gian:Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2014-2017.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.

4. Đóng góp của Luận văn

* Về lý luận: Đề tài sẽ cung cấp hệ thống cơ bản những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.

* Về thực tiễn: Đề tài sẽ phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp quan trọng và có ý nghĩa nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên khối ngành kinh tế, các cao học viên và các nghiên cứu sinh trong quá trình hoạt tập và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch;

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

Chương 4:Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH‌


1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xúc tiến du lịch

1.1.1.Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”[1]

Theo Luật Du lịch của Quốc hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2017:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”[4]

1.1.1.2. Khái niệm xúc tiến du lịch

Hoạt động xúc tiến du lịch, trong thuật ngữ tiếng Anh được dùng để chỉ mọi cách thức truyền tin giữa người bán và người mua hay có ý định mua hàng để thuyết phục họ mua hàng của mình. Trong giáo trình lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của trường đại học kinh tế quốc dân đã định nghĩa như sau: “Xúc tiến là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để tiêu thụ về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo họ về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng”. [10]


Theo Philip Kotler hệ thống truyền thông marketing hay còn gọi là hệ thống khuyến mại gồm 5 công cụ xúc tiến là: quảng cáo marketing trực tiếp; kích thích tiêu thụ; quan hệ công chúng; tuyên truyến bàn hàng trực tiếp.

Ở góc độ du lịch, xúc tiến là mọi biện pháp của nhà kinh doanh du lịch sử dụng nhằm quảng bá cho dịch vụ và đất nước của mình.Xúc tiến hàng hoá là sự kết hợp quảng cáo, quảng bá sản phẩm, kỹ thuật bán hàng, phương pháp bán hàng, tạo mối quan hệ trong xã hội được doanh nghiệp áp dụng cho một giai đoạn kinh doanh nào đó.

Trong điểm 17, điều 4 luật du lịch xúc tiến du lịch được định nghĩa như sau: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”.[4]

1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

QLNN đối với XTDL là phương thức mà thông qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho XTDL vận động, phát triển đến mục tiêu đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.[17]

Như vậy, nói đến QLNN đối với XTDL là nói đến cơ chế quản lý.Cơ chế đó, một mặt, phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan; mặt khác, phải có một hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch... thích hợp để quản lý XTDL. Quan niệm này bao hàm những nội dung cơ bản như: kế hoạch, phân cấp quản lý, công tác thanh tra,kiểm tra; tạo lập môi trường phát triển du lịch,… là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý. QLNN đối với XTDL là tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh, ổn định, định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức XTDL phát triển nhưng có trật tự nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích. Thực hiện kiểm tra, giám sát XTDL nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật.


1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động XTDL diễn ra trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động XTDL đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động XTDL. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,... và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động XTDL.

Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... phát triển du lịch là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý XTDL. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động XTDL diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động... Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải bảo đảm cho hoạt động XTDL có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch... và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch.

Ba là, QLNN đối với hoạt động XTDL đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự.QLNN đối với hoạt động XTDL phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động XTDL phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

Bốn là, QLNN đối với hoạt động XTDL còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật... trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý. Nền kinh tế thị trường với những

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí