- Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu nhằm xây dựng một tài liệu cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan QLNN về du lịch của Thành phố Hà Nội và các tỉnh bạn tham khảo trong quá trình làm việc. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn học viên và sinh viên học tại Học viện Hành chính Quốc gia khi tìm hiểu về hệ thống lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương. Đó là:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của quản lý nhà nước về hoạt động du lịch
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 1
- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 2
- Phân Loại Theo Đặc Điểm Địa Lý Của Điểm Du Lịch
- Phân Cấp Quản Lí Nhà Nước Về Hoạt Động Du Lịch Cấp Quận
- Tổ Chức Hoạt Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1. Những vấn đề chung về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch , hoạt động du lịch
Du lịch đã và đang ngày càng trở thành hoạt động khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Khái niệm du lịch có thể được được định nghĩa theo quan niệm sản phẩm - dịch vụ du lịch hoặc theo HĐDL.
Theo UNWTO: Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn.
Ở Việt Nam, Luật Du lịch 2017 tại Điều 3 định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Những quan niệm nêu trên mới nhìn nhận du lịch từ góc độ thay đổi/dịch chuyển không gian cư trú tạm thời từ phía du khách cùng với mục tiêu hưởng thụ các nhu cầu khác nhau của họ, mà chưa đề cập đến góc độ kinh tế - du lịch gắn chặt với hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách ta có hàng loạt các hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiệm giải khát, môi giới, hướng dẫn du lịch, vui chơi… để phục vụ nhu cầu này.
Khác với các quan niệm trên, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (1963), các chuyên gia quốc tế đưa ra quan niệm: Du lịch là cả một quy trình gồm tất cả các hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi đến lúc trở về nhà và hồi tưởng. Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.
Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu du lịch theo hai nghĩa cơ bản sau:
Thứ nhất, du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, thỏa mãn các nhu cầu giải trí;
Thứ hai, du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.
Hoạt động du lịch liên quan đến nhiều chủ thể. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Du lịch 2017: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch".
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.
Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, k thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.
HĐDL gồm nhiều hoạt động tham gia vào để phục vụ nhu cầu của du khách trong một chuyến du lịch, nhu cầu từ mục đích chính của chuyến đi như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, học tập và các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, vui chơi. Do đó, tham gia vào HĐDL gồm tổng hợp các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, giao thông, bưu chính viễn thông.
HĐDL tồn tại dưới các loại hoạt động phổ biến sau: lữ hành, lưu trú, vận chuyển du khách và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác. Hoạt động lữ hành là thực hiện một chuyến đi theo kế hoạch, lộ trình và chương trình định trước; hoạt động lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách; hoạt động vận chuyển du khách là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi lưu trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch chuyển tại điểm du lịch; hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác như ăn uống,
mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch
1.1.2.1. Hoạt động du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - k thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu vui chơi giải trí sau thời gian lao động sản xuất của con người. Từ đó, hoạt động du lịch đã trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch tỷ lệ thuận với tổng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành kinh tế, thì du lịch được sắp xếp nằm trong ngành kinh tế dịch vụ, bởi vậy sản phẩm của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa mang những đặc điểm riêng mà các ngành dịch vụ khác không có.
1.1.2.2. Hoạt động du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch
Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Dịch vụ du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hàng hóa đặc thù của du khách trong thời gian lưu trú bên ngoài như ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa,... Thực tế cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu, bởi lẽ ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng, nhằm tái tạo lại sức lao động của con người.
1.1.2.3. Tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời gian và không gian nhất định.
Hoạt động du lịch là một hoạt động đặc biệt nhằm cung ứng nhu cầu tìm hiểu về kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, vui chơi giả trí của con người. Nếu như tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống chế biến tại chỗ...) thì người cung cấp phải đưa dịch vụ hàng hóa đó đến tay người tiêu dung thì trong tiêu dùng du lịch, người cung ứng không phải vận
chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng, mà khách du lịch sẽ phải tự tìm đến nơi có dịch vụ du lịch. Mặt khác, tiêu dùng du lịch chỉ phục vụ nhu cầu thứ yếu của đời sống con người, bởi lẽ chỉ khi con người có đủ sức khỏe, có đời sống vật chất tốt thì họ mới nghĩ đến nhu cầu đi du lịch để vui chơi giải trí. Vì vậy, việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng.
1.1.2.4. Hoạt động du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước làm du lịch và người làm du lịch.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Điều đó được thể hiện thông qua các mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch:
Thứ nhất, là các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách du lịch đến nơi du lịch mua các dịch vụ và hàng hóa bằng tiền tệ. Thông qua tiêu dùng du lịch, sẽ làm biến đổi lớn trong cơ cấu cán cân thu chi của đất nước, của vùng du lịch. Đối với khách du lịch quốc tế, việc khách hàng mang ngoại tệ đến đổi, tiêu dùng ở khu du lịch sẽ làm tăng tổng số tiền ngoại tệ trong cán cân thu chi của vùng du lịch và đất nước. Đối du lịch nội địa, việc tiêu dùng chỉ làm sự biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng. Như vậy, du lịch phát triển là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, du lịch còn là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển, vì chi phí du lịch được trích ra từ tiền tiết kiệm của nhân dân.
Thứ hai, là các mối quan hệ nảy sinh khi khách tiếp xúc với điều kiện cơ sở hạ tầng, văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Một vùng du thu hút được khách du lịch tới thăm không phải chỉ dựa vào tài nguyên du lịch của vùng, mà còn dựa vào hệ thống cơ sở kĩ thuật, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, dịch vụ y tế, ngân hàng, viễn thông… Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thật tốt, cộng với phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền đặc sắc là điều kiện thu hút khách du lịch, tăng thời gian lưu trú và khả năng quay trở lại của khách du lịch.
1.1.2.5. Hoạt động du lịch phát triển trong môi trường hòa bình ổn định
Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Chiến tranh sẽ là rào cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh về chính trị, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên. Môi trường hòa bình sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Những bất ổn về an ninh chính trị làm cho du lịch bị giảm sút đột ngột và phải trải qua một thời gian dài mới có thể khôi phục lại được. Chẳng hạn: vụ khủng bố 11/9 tại M , khủng bố tại đảo Bali - Indonêxia, sự kiện “đảo chính” ở Thái Lan... đã làm cho ngành du lịch các nước này đi xuống, nhiều năm mới được phục hồi.
1.1.3. Phân loại hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các cách khác nhau, tuỳ theo các góc độ tiếp cận và tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau:
1.1.3.1. Phân loại theo môi trường tài nguyên:
Theo cách phân loại này, du lịch bao gồm 2 hình thức :
- Du lịch tự nhiên: là loại hình du lịch nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vườn sinh thái...Loại hình này đặc trưng của sự thu hút khách du lịch ở sự hấp dẫn của phong cảnh tự nhiên hơn là các đối tượng do con người tạo ra. Du lịch tự nhiên thường tìm đến những phong cảnh nguyên sinh, phong cảnh tự nhiên nhưng đã bị thay đổi ít nhiều bởi con người, phong cảnh nhân tạo theo xu hướng tự nhiên như các khu vườn sinh thái, phong cảnh suy biến - loại phong cảnh bị thoái hóa khi có những thay đổi có lợi đối với môi trường tự nhiên.