Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 15


tổng số hộ đồng bào dân tộc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, xu hướng gia tăng khoảng cách giàu - nghèo ngày càng rõ rệt; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các địa phương.

Čư M’gar là một huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cao vẫn đang rất khó khăn. Do đó, cần quan tâm và thực hiện có hiệu quả các chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng để tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập, tiếp cận thông tin nâng cao trình độ, kỹ năng về mọi mặt; khuyến khích và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu; ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát huy tính năng động của thanh niên dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống; đào tạo, bồi dưỡng thanh niên ưu tú người dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo.

Xuất phát từ đặc thù cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn như huyện Čư M’gar bên cạnh việc đảm bảo thực hiện chính sách, pháp luật chung của nhà nước đối với thanh niên dân tộc thiểu số, thì huyện cần có những chính sách riêng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như: Chính sách hỗi trợ học phí cho sinh viên, nghiên cứu sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề cấp thiết và đòi hỏi cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền địa phương. Nếu việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng được giải quyết kịp thời sẽ hạn chế tình trạng một bộ phận nguồn lao động


trẻ kéo ra thành phố làm việc. Việc đào tạo nghề cần chú trọng vào các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương như: Chuyên viên tư vấn nông nghiệp, kỹ sư nông nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản, thú y, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình, để công tác nghiên cứu, thực hiện chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trong học tập, lao động và việc làm đạt hiệu quả như mong muốn thì cần làm tốt các nhóm biện pháp sau:

Nhóm biện pháp ngắn hạn

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm nghiên cứu, triển khai các chính sách hỗ trợ kinh phí đúng mức vào công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên. Rà soát thống kê số thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng đang có mặt trên địa bàn, số thanh niên thất nghiệp hoặc chưa có việc làm chưa ổn định ở địa phương.

Dựa trên những đặc thù thực tiễn tại địa phương, phong tục tập quán và lối sống của từng dân tộc để lựa chọn các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của thanh niên và nhu cầu của thị trường lao động; cải tiến nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của thanh niên dân tộc thiểu số ngoài áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn cần đan xen phương pháp truyền thống “cầm tay chỉ việc” để đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó cần có có các chế độ chính sách hỗ trợ khuyến khích thu hút thanh niên tham gia học nghề.

Xây dựng các giải pháp ưu tiên giải quyết việc làm tại địa phương cho thanh niên, có các chính sách hỗ trợ như vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội, đa dạng hóa các nguồn vốn khác để thanh niên có vốn đầu tư vào sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.


xuất kinh doanh, lập nghiệp, khởi nghiệp, đồng thời hỗ trợ tìm đầu ra cho các sản phẩm do thanh niên làm ra.

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 15

Tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm giữ gìn văn hóa truyền thống như: câu lạc bộ cồng chiêng, câu lạc bộ hát then, tổ chức các lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cầu mưa, hợp tác xã các ngành nghề thủ công, tiểu thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan…, xây dựng đời sống văn hóa tại các buôn làng tạo cơ sở phát triển du lịch cộng đồng giải quyết việc làm tại chỗ theo hướng đi mới.

Nhóm biện pháp dài hạn

Cần quan tâm và thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng thanh niên ưu tú người dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp. Đây vẫn là vấn đề nan giải hiện nay đối với huyện Čư M’gar, vì một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng an phận, chưa ham học hỏi, chưa ham làm giàu; có lối sống ỷ lại, thụ động, trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật đối với thanh niên dân tộc thiểu số cần chú trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cho bà con dân tộc thiểu số nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng. Trong đó, nên chú trọng đầu tư phát triển giáo dục từ bậc mầm non, đưa chất lượng giáo dục thực sự đi vào chiều sâu, xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống nước sạch, nhà cộng đồng, các sân bóng đá, bóng chuyền cho thanh niên, dựng nếp sống văn hóa, xóa bỏ các tập quán lạc hậu và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, sự lôi kéo kích động của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển các loại hình hoạt


động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh để thanh niên được phát triển toàn diện.

Cần tăng cường thực hiện có hiệu quả chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, tuyên truyền cho thanh niên biết đến cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, có các giải pháp khuyến khích thanh niên trong độ tuổi kết hôn chuẩn bị lập gia đình đến các trung tâm y tế, để khám sức khỏe trước hôn nhân nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe và đảm bảo các quyền của thanh niên được thực hiện đầy đủ, trong đó có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Thực hiện tốt khâu này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng tảo hôn, sinh nhiều con và kết hôn cận huyết còn khá phổ biến trong thanh niên dân tộc thiểu số…, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn lao động tương lai cho thanh niên dân tộc thiểu số.


Tiểu kết chương 3

Thanh niên huyện Čư M’gar là một bộ phận của Thanh niên Việt Nam, trong thời gian qua công tác QLNN về CTTN luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội, nhằm phát huy nhựng nội lực sẵn có của thanh niên góp phần quan trọng đưa thanh niên huyện Čư M’gar phát triển toàn diện về mọi mặt và ngày càng thể hiện rõ vị thế, vai trò của mình trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh niên thì vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: các cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên đôi lúc chưa phát huy hết trách nhiệm, còn thiếu tính quyết liệt, cứng nhắc trong xử lý công việc, thiếu tính sáng tạo dẫn đến hiệu lực, hiệu quả QNNN về CTTN chưa cao làm ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống, hoạt động, công tác, học tập, cống hiến của thanh niên làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, hoạt động, công tác, học tập, cống hiến của thanh niên trong thời gian qua. Những tồn tại hạn chế đó cần được giải quyết đồng bộ trên cơ sở phát huy ưu điểm, khắc phục kịp thời của các ban, ngành, đoàn thể được giao nhiệm vụ làm công tác QNNN về CTTN. Trước hết là luôn giữ vững lập trường tư tưởng, luôn đặt vấn đề quản lý nhà nước về thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên, tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật đối với thanh niên đồng thời phải nâng cao chất lượng phối hợp của các cơ quan đoàn thể và nhân dân trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, tổ chức thanh tra kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên một cách nghiêm túc đánh giá cụ thể các ưu điểm, và hạn chế của từng cá nhân, tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước


về công tác thanh niên và các chính sách, chương trình, kế hoạch quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại địa bàn huyện từ đó xây dựng các phương án giải quyết các tồn tại hạn chế trên cơ sở tình hình thực tiễn của huyện. Để làm được điều đó bên cạnh sự quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và bản thân mỗi cán bộ, công chức làm công tác QNNN về CTTN thì cần phải tạo ta sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía xã hội, nhân dân và nhất là đoàn viên, thanh niên.


KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho thấy: Trong thời gian qua, chính quyền huyện Čư M’gar đã đặc biệt quan tâm, đầu tư cho công tác thanh niên, chú ý thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước với công tác thanh niên; ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tiềm năng to lớn của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên trên thực tế công tác quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số cơ quan quản lý nhà nước chưa quan tâm giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên và công tác thanh niên. Từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản, giải pháp đặc thù góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trên địa bàn huyện. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của Phòng Nội vụ cần phối hợp chặt chẽ với các đoàn thanh niên các cấp, các ban, ngành, đoàn thể đánh giá rút kinh nghiệm hiệu quả các chính sách đối với thanh niên, làm cơ sở tham mưu Ủy ban Nhân dân huyện tiếp tục cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách của nhà nước về thanh niên bằng các đề án, chương trình hành động cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thực tiễn của địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về CTTN; mục tiêu tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất để các thành phần thanh niên trong xã hội được tham gia tích cực, phát triển toàn diện về đạo đức, lý tưởng, đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên từ đó xây dựng lớp thanh niên vừa hồng vừa chuyên trên cơ sở yêu cầu chính đáng của thanh niên đồng thời cũng là yêu cầu phục vụ sự


nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa hội nhập của đất nước nói chung của huyện Čư M’gar nói riêng.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 30/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí