cấp xã việc tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, sự vào cuộc của các phòng, ban chuyên môn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực, ngành mình phụ trách còn chậm; nguồn kinh phí hỗ trợ công tác QLNN về CTTN còn hạn chế, công tác chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền chưa quyết liệt, có nơi chưa kịp thời; công chức trực tiếp tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ QLNN về CTTN ở phòng Nội vụ huyện và công chức Văn phòng - Thống kê tại xã, thị trấn kiêm nhiệm thêm rất nhiều nhiệm vụ nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên: Theo báo cáo, thống kê tại thanh tra huyện qua các năm, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đến nay chưa ghi nhận các vụ việc khiếu nại, tố cáo, vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và CTTN tại các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn huyện. Với thực trạng như vậy, không phải không có những vi phạm diễn ra trong việc QLNN về CTTN trên địa bàn, mà có thể xuất phát từ một số nguyên nhân:
Thứ nhất, Luật Thanh niên và các văn bản hướng dẫn chưa thực sự cụ thể về các nội dung về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và CTTN.
Thứ hai, thanh niên chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong CTTN để có thể kiến nghị tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình khi bị xâm phạm.
Thứ ba, khi quyền và nghĩa vụ chính đáng của thanh niên bị xâm phạm thì các tổ chức đại diện cho thanh niên trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước chưa thực sự là tổ chức đại diện bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
Những vấn đề này trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về thanh niên và CTTN phải được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Bảng 2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếu nại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên
(Đơn vị tính: Phiếu)
Nội dung | Tỷ lệ % | |||
Rất tốt | Tốt | Chưa tốt | ||
5.1 | Công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chính sách, pháp luật QLNN về thanh niên và công tác thanh niên tại huyện Čư M’gar. | 5 | 60 | 35 |
5.2 | Việc xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếu nại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên tại huyện Čư M’gar. | 0 | 78 | 22 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Thanh Niên Qua Hoạt Động Của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Huyện Čư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk
- Công Tác Xây Dựng Đoàn, Tập Hợp Thanh Niên, Đoàn Tham Gia Xây Dựng Đảng
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Čư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk
- Phương Hướng Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Čư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk
- Một Số Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Čư M’Gar
- Kiện Toàn, Củng Cố Tổ Chức Bộ Máy Và Tăng Cường Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác Thanh Niên
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát Phụ lục 4
2.3.5. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên
Tại Điều 8 Luật Thanh niên năm 2020 xác định hợp tác quốc tế về CTTN bao gồm 3 nội dung: “(1) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh niên; chương trình, dự án hợp tác quốc tế về thanh niên;(2) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý và chính sách, pháp luật về thanh niên; (3) Giao lưu giữa thanh niên Việt Nam với thanh niên các nước.” Tuy nhiên, cho đến nay huyện Čư M’gar chưa tham mưu xây dựng và thực hiện độc lập một chương trình, dự án nào về hợp tác quốc tế về CTTN, mà giới thiệu cán bộ, thanh niên tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Ủy ban Quốc gia Thanh niên Việt Nam, của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như:
Các chương trình giao lưu hữu nghị Việt - Trung, Việt Nam - Campuchia. Với đặc thù là huyện không có đường biên giới chính vì vậy công tác hợp tác quốc tế về thanh niên trên địa bàn huyện vẫn chưa thực sự nổi bật. Tuy nhiên, UBND huyện đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của thanh niên về công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng để thanh niên, học sinh có điều kiện học thêm ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao năng lực giao lưu quốc tế, trao đổi kỹ năng nghề nghiệp công chức trẻ, du học, tạo các điều kiện thuận lợi cho thanh niên huyện trong công tác giao lưu, hợp tác quốc tế về thanh niên trong thời gian tới.
2.3.6. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo thông tin về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên, quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên
Công tác thống kê, báo cáo thông tin về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên, quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên là một nội dung quan trọng trong QLNN về CTTN. Để công tác quản lý thanh niên đạt hiệu quả cao thì cần phải thường xuyên cập nhật tình hình thanh niên, các số liệu thống kê, báo cáo về thanh niên cần phải đảm bảo tính chính xác cao. Luật Thanh niên năm 2020 đã quy định rõ ràng về Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên chế độ thống kê, báo cáo và cung cấp thông tin về thanh niên, cũng như quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo. Đối với Chính phủ “Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên theo yêu cầu của Quốc hội”, đối với Bộ Nội vụ “ Hằng năm, báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh
niên”, đối với UBND cấp tỉnh “Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương; Thực hiện công tác thống kê, thông tin, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ”. [38] Sự quy định chặt chẽ rõ ràng như vậy nên công tác thống kê, thông tin báo cáo về thanh niên đã được quan tâm đầu tư đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đánh giá chính xác, trung thực được tác động của các chương trình, chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Trên cơ sở đó UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề thuộc lĩnh vực QLNN về CTTN đúng thời gian, nội dung yêu cầu, đảm bảo chất lượng. Những khó khăn vướng mắc thuộc lĩnh vực QLNN về CTTN cũng đã được UBND huyện tổng hợp và có sự chỉ đạo giải quyết kịp thời thông qua việc lồng ghép tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, chính sách, pháp luật về thanh niên trên địa bàn huyện.
2.3.7. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên
Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật, chính sách về phát triển thanh tại huyện Čư M’gar luôn được quan tâm. Huyện ủy Čư M’gar đã tổng kết Chương trình số 22-CTr/HU ngày 15/11/2008 của Ban thường vụ Huyện ủy Čư M’gar “về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tháng 7/ 2018. UBND huyện đã tổ chức hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Luật Thanh niên 2005, Sơ kết giai đoạn I chiến lược phát triển thanh niên huyện Čư M’gar giai đoạn 2012 - 2020 (tháng 10/2016), tổng kết chiến lược phát
triển thanh niên Čư M’gar giai đoạn II chiến lược phát triển thanh niên Čư M’gar giai đoạn 2012 - 2020 (tháng 8/2020). Qua tổng kết Chương trình số 22-CTr/HU ngày 15/11/2008 của Ban thường vụ Huyện ủy cho thấy một số cấp ủy Đảng chưa quan tâm đúng mức đến CTTN; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ tại địa phương chưa thực sự được coi trọng; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhiều địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong CTTN. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên là một nội dung quan trọng trong QLNN, cần được thực hiện nghiêm túc để đánh giá những ưu điểm và kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về phát triển thanh niên nhằm phát huy và nhận rộng. Đồng thời qua đó xác định được những tồn tại, hạn chế xác định được nguyên nhân nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan từ đó đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong thực hiện các chính sách về phát triển thanh niên góp phần năng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về CTTN tại địa phương.
2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, vai trò tham mưu của phòng Nội vụ, Ban Thường vụ huyện Đoàn trong thời gian qua đối với thanh niên và QLNN về CTTN có nhiều chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động. Tổ chức bộ máy QLNN về CTTN được kiện toàn từ huyện đến các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định:
Thứ nhất, UBND huyện đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Luật Thanh niên, Nghị định của chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thanh niên và QLNN về CTTN trên địa bàn huyện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hàng năm các cơ quan đơn vị đều xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cũng như các giải pháp thực hiện của đơn vị đối với nhiệm vụ QLNN về CTTN đồng thời lồng ghép các chỉ tiêu trong chương trình, chính sách phát triển thanh niên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ QLNN về CTTN, đặc biệt là từ khi triển khai Luật Thanh niên, các chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên giai đoạn 2012 - 2020 của huyện. UBND huyện đã có sự quan tâm vào cuộc một cách chủ động của các ban, ngành, đặc biệt là sự chủ động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp trong huyện đã thể hiện được vai trò và sự chủ động trong công tác tham mưu cho cấp ủy và phối hợp với chính quyền cùng cấp tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhu cầu, lợi ích, quyền lợi chính đáng và hợp pháp của thanh niên.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên và các văn bản có liên quan ngày càng được chú trọng và triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp thanh niên; hình thành ý thức tự giác chấp hành chính sách pháp luật trong đoàn viên thanh niên, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, qua đó bảo vệ thanh niên trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái của của cuộc cách mạng 4.0 và những tệ nạn xã hội, sự tấn công âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đề cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thứ ba, cơ chế phối hợp giữa chính quyền, mặt trận, đoàn thể vận động thanh niên trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và QLNN về CTTN đã được xây dựng, có sự phối hợp của các cấp, các ngành với tổ chức Đoàn, Hội trong các hoạt động, trong các phong trào thi đua, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Thứ tư, Huyện ủy, UBND huyện luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác CTTN và QLNN về CTTN, tạo điều kiện cho cán bộ làm CTTN được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lý luận chính trị; sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức trẻ vào các chức danh lãnh đạo, thông qua các lớp tập huấn có liên quan do cấp huyện, tỉnh tổ chức giúp cán bộ làm CTTN có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển toàn diện, phát huy tối đa năng lực của mình năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện những nội dung QLNN về CTTN, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển thanh niên và CTTN tại địa phương.
Thứ năm, UBND huyện đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ chế để khuyến khích, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc thông qua các phong trào hành động cách mạng của Đoàn thanh niên và các tổ chức thanh niên do Đoàn thanh niên làm nòng cốt. Công tác đào tạo nghề, định hướng, giới thiệu việc làm được tổ chức hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của thanh niên.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời chỉ đạo, định hướng công tác phối hợp thực hiện chức năng QLNN về CTTN của các phòng, ban, cơ quan
chuyên môn của UBND và Đoàn thanh niên cùng cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về CTTN.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên thực tế công tác QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thanh niên và CTTN của UBND huyện Čư M’gar còn chậm, chưa được đồng bộ, một số nội dung chưa triển khai kịp thời so với tiến độ đề ra. Một số chính sách dành cho thanh niên được Luật định chưa được triển khai thực hiện, chưa xây dựng được những chính sách riêng mang tính đặc thù dựa trên tình hình thực tế của huyện, nguyên nhân cơ bản là một số văn bản hướng dẫn thi hành luật và các văn bản quy phạm pháp luật còn đang trong giai đoạn lấy ý kiến, chưa kịp triển khai nên một số ban, ngành còn lúng túng, chậm trễ trong triển khai các nhiệm vụ được giao. Các cơ quan tham mưu công tác QLNN về thanh niên chưa thật sự quan tâm, các vấn đề tham mưu còn mang tính chất chung chung, thiếu chủ động, còn trông chờ vào hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Kết quả tham mưu chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tế của thanh niên, chưa chú trọng nghiên cứu, triển khai các chính sách đặc thù hỗ trợ nhóm thanh niên dễ bị tổn thương, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến QLNN về CTTN còn chậm được tháo gỡ. Việc giải quyết kịp thời những yêu cầu bức xúc của thanh niên hiện nay như: Công tác đào tạo, giải quyết việc làm việc đầu tư các thiết chế văn hóa cho thanh niên còn thấp; công tác chăm lo sức khỏe, tư vấn sức khỏe cho thanh niên chưa được chú trọng.