Yêu Cầu Đổi Mới, Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Chứng Thực

các tổ chức hành nghề công chứng. Với nền hành chính phục vụ nhân dân, làm sao đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho công dân, vì công dân, pháp luật dễ đi vào cuộc sống. Sau đó Bộ Tư pháp đã khắc phục bằng cách ban hành Công văn số 4697/BTP-HCTP ngày 07/6/2012 của Bộ Tư pháp v/v chứng thực chữ ký và giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân.Theo đó, thẩm quyền chứng thực giấy tờ này có thể được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã đối với những huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng.

Không chỉ việc thực hiện chứng thực các văn bản nằm rải rác trong nhiều quy định. Hoạt động điều chỉnh pháp luật về quản lý chứng thực vẫn mang tính chất giải quyết các công việc tạm thời, giải quyết công việc phát sinh thực tế, hay thay đổi, tính ổn định chưa cao. Với mục tiêu xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân muốn vậy nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, mở rộng dân chủ nhằm đảm bảo quyền của công dân trên mọi lĩnh vực. Do vậy, việc tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chứng thực là rất cần thiết.

+Vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện chứng thực theo cơ chế hành chính một cửa. Công tác chứng thực chưa được áp dụng theo cơ chế một cửa tạo ra được môi trường hành chính tiện lợi nhanh chóng, chính xác. Theo quy định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/06/2007 ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Theo đó cơ chế một cửa được áp dụng đối với UBND 3 cấp: xã, huyện, tỉnh. Mà theo quy định của Nghị định số 79 đối với thủ tục chứng thực chữ ký người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Quy định trên được áp dụng chủ yếu đối với những nơi đã phân công Trưởng hoặc Phó phòng trực tiếp ngồi tại bộ phận một cửa cùng với chuyên viên giúp việc để trực ký hồ sơ. Tuy nhiên, tại cấp

xã Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch không thể trực tiếp tại bộ phận một cửa để thực hiện công tác chứng thực chữ ký. Theo đánh giá của báo cáo về việc sơ kết 2 năm thực hiện Luật công chứng 2006 và Nghị định số 79 đã nhận địnhƯu điểm của việc áp dụng cơ chế hành chính một cửa trong hoạt động chứng thực là tạo ra được môi trường hành chính công khai, trật tự nhưng điểm rất không thuận tiện trong thực hiện cơ chế này là vô tình biến thủ tục hành chính một cửa theo quy định của Nghị định số 79 thành thủ tục hành chính hai cửa[13, tr. 12]. Sau khi có vướng mắc trên BTP đã tiến hành khắc phục bằng cách ban hành Công văn số 4697/BTP-HCTP ngày 07/6/2012 của Bộ Tư pháp v/v chứng thực chữ ký và giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân một cửa liên thông theo cách thức

“…Cán bộ, công chức chỉ tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu chứng thực và hẹn người có yêu cầu chứng thực về thời điểm trả kết quả. Tại thời điểm trả kết quả, người có yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ ký trước mặt người thực hiện chứng thực; người thực hiện chứng thực ký chứng thực và trả kết quả cho người có yêu cầu chứng thực”[24 tr. 1].

+ Về chứng thực hợp đồng, giao dịch khác của PTP và UBND cấp xã: Theo báo cáo số 175/ BC-BTP sơ kết 2 năm thực hiện Luật công chứng và Nghị định số 79 “... trong hai năm qua Phòng Tư pháp chứng thực 183.704 hợp đồng, giao dịch khác, UBND cấp xã chứng thực 20.656.104 hợp đồng giao dịch khác” [13 tr. 11]. Việc chứng thực của UBND cấp xã đối với các hợp đồng giao dịch là không đảm bảo nguyên tắc pháp lý như chỉ chứng nhận chữ ký hoặc chứng nhận hộ khẩu không chứng nhận tính hợp pháp và tính xác thực của hợp đồng giao dịch. Hiện các địa phương đã từng bước chuyển giao giao dịch, hợp đồng sang các tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển giao hợp đồng, giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng ở Tây Ninh có báo cáo về dừng chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch

sang tổ chức hành nghề công chứng. Theo báo cáo số 215/BC-STP ngày 19/02/2012 của STP tỉnh Tây Ninh lý do dừng chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng:

“…Do các quy định của pháp luật liên quan đến công chứng, chứng thực các hợp đồng giao dịch liên quan đến công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản nêu trên không thống nhất nên nhận thức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân chưa hoàn toàn ủng hộ chuyển giao ngay …”[59 tr. 2-3].

Việc dừng chuyển giao là do chưa nhận thức rõ giá trị, độ tin cậy, sự an toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch được công chứng với được chứng thực ở UBND cấp xã, cấp huyện. Đồng thời có sự chênh lệch giữa phí công chứng và lệ phí chứng thực, rất lớn. STP Tây Ninh giải thích liên quan đến tổ chức hành nghề công chứng, trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 5 tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động gồm 03 Phòng công chứng trực thuộc Sở tư pháp đặt tại thị xã Tây Ninh, huyện Gò Dầu và huyện Tân Châu; có 02 Văn phòng do sự phát triển của tổ chức hành nghề công chứng chưa đồng đều. Hơn nữa do nhận thức của các cơ quan ban ngành và người dân chưa hoàn toàn ủng hộ chuyển giao ngay việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản. Người dân vẫn chưa nhận thức rõ giá trị, độ tin cậy pháp lý của hợp đồng, giao dịch được công chứng với hợp đồng chứng thực ở UBND xã, huyện. Vì vậy, Sở Tư pháp Tây Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh dừng việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng. Nhìn chung, công tác chuyển giao các giao dịch hợp đồng phải gắn liền với việc phát triển mạnh các văn phòng công chứng.

Tình trạng UBND cấp huyện PTP và UBND cấp xã chứng thực hợp đồng, giao dịch khác vẫn còn rất phổ biến. Công tác chứng thực của UNND cấp huyện, xã không đảm bảo tính pháp lý tính rủi ro cao hơn. Việc chứng thực của UBND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

cấp xã đối với các hợp đồng, giao dịch chỉ chứng nhận chữ ký hoặc chứng nhận hộ khẩu, không chứng nhận tính hợp pháp và tính xác thực của hợp đồng, giao dịch. Do đó, để khắc phục tình trạng này, cần phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

+ Những hạn chế bất cập về bố trí nhân lực làm công tác chứng thực: Nhu cầu chứng thực bản sao và chứng thực chữ ký cá nhân như đã nêu trên là rất lớn. Trong khi đó, việc chuẩn bị điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho cấp xã còn thiếu. Tình trạng cán bộ Tư pháp hộ tịch cấp xã chưa qua đào tạo luật đã được khắc phục một bước, tuy nhiên, thực tế hiện nay công việc tư pháp ở cấp xã hầu hết đang trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, lãnh đạo UBND cấp xã do bận nhiều việc nên việc phân công trực lãnh đạo để ký văn bản chứng thực gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, có UBND cấp xã chỉ bố trí lịch tiếp nhận và giải quyết yêu cầu chứng thực một số buổi trong tuần nên không thể đáp ứng yêu cầu chứng thực theo đúng thời hạn quy định trong Nghị định 79. Theo báo cáo của Sở Tư pháp Đắc Nông số 46/BC-UBND ngày 11.7.2012 kết quả công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012. Theo đó tại Đắc Nông về chứng thực “vẫn còn tình trạng ở một vài nơi chính quyền do bận nhiều công việc khác nhau nên bố trí lịch làm việc cách nhật làm cho người dân bị động phải chờ đợi hoặc đi lại nhiều để tìm nơi chứng thực” [56 tr.2]. Cán bộ công chức cấp xã vẫn thường bị luân chuyển, điều động dẫn đến sự không ổn định trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, đối với một số tỉnh miền núi, do nhu cầu chứng thực là không lớn, đặc biệt tại các xã miền núi thì việc bố trí 02 cán bộ Tư pháp hộ tịch là không cần thiết. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ làm công tác chứng thực chưa được đào tạo bài bản, nhiều người chưa có hiểu biết cơ bản về pháp luật cũng như nghiệp vụ chứng thực, cán bộ tại các phường, xã, thị trấn thường xuyên thay đổi, không ổn định. Việc phân công cán bộ làm công tác chứng thực cũng không

Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 9

thống nhất, có nơi phân công cán bộ Tư pháp, có nơi phân công cho cán bộ văn phòng, một số nơi phân công chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản cho cán bộ địa chính, việc này gây khó khăn cho công tác tập huấn nghiệp vụ của STP.‌

- Việc một số nơi không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chứng thực: Theo báo Hà nội mới phản ánh thu tiền chứng thực không có biên lai ngày 09/03/2012:“Chứng thực không có biên lai thu tiền và số tiền thu cũng nhiều hơn so với quy định ”[53, tr.1]. Việc này xảy ra ở một số nơi, có nơi báo chí phản ánh, có nơi chưa được phản ánh. Theo phản ánh thì một số nơi thu lệ phí chứng thực không có biên lai, thu cao hơn so với quy định. Một số địa phương cấp xã tự ý đặt ra những quy định trái pháp luật trong hoạt động chứng thực. Theo phản ánh của báo chí thì vừa qua có một số UBND cấp xã, lợi dụng thẩm quyền của mình trong chứng thực để buộc người dân phải thực hiện xong các nghĩa vụ về thuế, các loại tiền quỹ của địa phương thì mới thực hiện chứng thực. Một số địa phương tự đặt ra quy định bắt buộc người yêu cầu chứng thực phải nộp một quỹ thì mới giải quyết v.v... như trước đây một số hộ dân tại tổ 1, khu phố 4, phường Phước Bình quận 9, TP Hồ Chí Minh. Theo thông báo của cán bộ khu phố, người dân có nghĩa vụ đóng góp tiền ủng hộ các loại quỹ (như quỹ phòng chống lụt bão, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ trẻ em, quỹ vì người nghèo, quỹ an ninh quốc phòng...) và tiền làm đường nội bộ tại khu vực. Người không nộp tiền sẽ không được phường chứng thực giấy tờ. Sau khi bị báo chí phản ánh Bộ Tư pháp đã kịp thời chấn chỉnh sau đó địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật về chứng thực

2.6. Yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chứng thực

Trong xu thế hội nhập, nước ta đã gia nhập và tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế. Đảng và nhà nước ta mong muốn xây dựng nước nhà thành

nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mọi hoạt động trên tất cả các lĩnh vực cần có sự đổi mới tích cực để phù hợp với những định hướng đã đề ra.Việc đổi mới QLNN tăng cường nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đó là nhiệm vụ chính trong việc thực hiện những mục tiêu theo định hướng. Đồng thời việc mở rộng dân chủ thay thế nền hành chính mệnh lệnh xin cho sang nền hành chính phục vụ tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc xây dựng nền hành chính gần với dân, phục vụ nhân dân, vì quyền lợi ích của nhân dân không chỉ mục tiêu của nước nhà mà còn là mục tiêu của nhiều nước. Thực tế đã chứng minh đất nước càng phục vụ cho lợi ích của nhân dân thì nước đó càng lấy được lòng tin của nhân dân, chính quyền gần với dân. Trong những năm qua đất nước không ngừng đổi mới trên các lĩnh vực điều này phù hợp với xu thế thời đại. Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác này thì cũng có những hạn chế như bất cập của hệ thống pháp luật cũng như hiểu và áp dụng pháp luật, hạn chế trong tổ chức bộ máy, con người, phương thức quản lý đòi hỏi cần có sự quan tâm cho công tác này.Vì vậy, việc đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý chứng thực là cần thiết đáp ứng với xu thế chung của đất nước cũng như yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực này.

Chương 3‌‌‌‌

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC

3.1. Quan điểm đổi mới trong quản lý chứng thực

Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ hiệu quả được thể hiện trong Nghị quyết số 48 NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hệ thống pháp luật từng bước hoàn thiện khi gia nhập vào WTO, khi bước vào sân chơi quốc tế đất nước từng bước chuyển mình. Cùng với chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện hợp tác và hội nhập quốc tế gắn chặt với công cuộc đổi mới. Xu thế hội nhập toàn cầu, thông qua một loạt các quy trình, giao lưu, trao đổi diễn ra. Đó là quá trình tham gia nền kinh tế phải tuân theo luật chơi do đó, mỗi quốc gia phải quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế. Hoạt động quản lý chứng thực tập trung chức năng xã hội của nhà nước đối với công dân.Với tính chất là một hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính tư pháp.Việc đổi mới quản lý chứng thực phải hiện thực hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước. Cải cách nền hành chính quốc gia theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước cũng như theo Nghị quyết số 52 NQ/CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Chính phủ đã ban hành các lĩnh vực thực hiện đơn giản hóa thủ tục trong đó có lĩnh vực hành chính tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Đồng thời thực hiện xây dựng thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi, đơn giản cho công dân.Việc đổi mới chứng thực góp phần nhằm hiện thực hoá quan điểm Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 trong đó có một trong những nội dung sau:

“Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung;

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;

Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp”[38 tr. 2-3].

Đồng thời cần thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 04/01/2012 về giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kinh tế năm 2012. Theo đó, Nghị quyết

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí