Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Chứng Thực

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức cá nhân. Đưa công tác thống kê đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng thống kê phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của BTP. Điều này cũng góp phần vào phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, tăng cường hội nhập. Đồng thời đáp ứng một bước nhu cầu thông tin, thống kê về các lĩnh vực tư pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế. Các thông tin thống kê của Ngành tư pháp giúp cho lãnh đạo các cấp thực hiện hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Công tác thống kê ngày càng phục vụ tốt hơn công tác lãnh đạo điều hành. Hiện nay thông tin thống kê được sử dụng trong báo cáo sơ kết, tổng kết trong các lĩnh vực cũng như trong chứng thực làm cơ sở khách quan cho việc đánh giá, kết luận về tình hình kết quả hoạt động, giúp phân tích sâu về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên cơ sở thực hiện tốt hơn công tác quản lý trong từng lĩnh vực. BTP đã ban hành Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2011. Các địa phương đã thực hiện công tác chứng thực theo Thông tư mới. Thông tư quy định trách nhiệm của UBND cấp xã, UBND cấp huyện, STP cấp tỉnh. Qua công tác thống kê về chứng thực năm 2011 chúng ta thấy số lượng việc chứng thực bản sao và chữ ký tăng cao chỉ riêng chứng thực bản sao 109,422,072 việc trong năm 2011 cụ thể qua bảng thống kê.

Trích biểu số 4

SỐ LIỆU THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG VỀ CHỨNG THỰC NĂM 2011


CHỨNG THỰC

Số bản sao đã chứng thực (Bản sao)

Số chữ ký đã chứng thực (Chữ ký)

Tổng số lệ phí chứng thực thu được (Triệu đồng)

A

(1)

(2)

(3)

Tổng số tại các địa phương

109,442,072

104,421,538

600,004

1

An Giang

353,656

34,990

1,175

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

359,040

11,641

55

3

Bắc Giang

535,532

4,392

162

4

Bắc Kạn

75,838

30

510

5

Bạc Liêu

141,150

5,672

767

6

Bắc Ninh

430,025

23,700

2,484

7

Bến Tre

621,826

27,975

2,329

8

Bình Định

857,548

8,093

3,352

9

Bình Dương

818, 277

30,627

1,419

10

Bình Phước

306,682

1,501

462

11

Bình Thuận

147,812

10,235

818

12

Cà Mau

561,854

16,950

695

13

Cần Thơ

591,890

20,555

3,365

14

Cao Bằng

68,641

109

180

15

Đà Nẵng

1,015,653

24,390

6,320

16

Đắk Lắk

662,735

21,364

3,046

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 8

BỘ TƯ PHÁP

Đắk Nông

154,854

1,569

683

18

Điện Biên

431,071

3,567

1,443

19

Đồng Nai

1,005,047

37,962

4,781

20

Đồng Tháp

430,493

18,877

3,486

21

Gia Lai

488,238

13,288

4,986

22

Hà Giang

169,168


395,857

23

Hà Nam

81,974

11,300

634

24

Hà Nội

5,762,436

421,901

27,633

25

Hà Tĩnh

797,265

30,228

1,830

26

Hải Dương

748,467

21,735

3,026

27

Hải Phòng

1,498,384

38,708

6,217

28

Hậu Giang

273,439

6,991

487

29

Hòa Bình

257,360

1,573

1,247

30

Hưng Yên

916,356

5,636

1,945

31

Khánh Hòa

-

-

-

32

Kiên Giang

498,057

153,399

1,854

33

Kom Tum

231,005

24,237

231

34

Lai Châu

715,270

252

316

35

Lâm Đồng

601,715

14,708

4,181

36

Lạng Sơn

243,871

1,322

1,005

37

Lào Cai

97,931

1,078

2,999

38

Long An

695,794

31,408

3,097

39

Nam Định

63,438

5,958

132

40

Nghệ An

64,444,016

101,145,000

4,137

41

Ninh Bình

294,634

7,149

1,226

42

Ninh Thuận

317,182

7,044

1,504

17

Phú Thọ

309,757

17,565

1,696

44

Phú Yên

207,798

-

1,283

45

Quảng Bình

570,794

25,786

2999

46

Quảng Nam

718,883

22,051

1,827

47

Quảng Ngãi

566,592

9,354

1,667

48

Quảng Ninh

446,600

14,415

5,967

49

Quảng Trị

389,390

8,875

1,014

50

Sóc Trăng

377,566

17,660

1,827

51

Sơn La

489,210

4,931

822

52

Tây Ninh

514,803

37,929

1,887

53

Thái Bình

779,153

44,513

1,678

54

Thái Nguyên

250,051

2,482

1,078

55

Thanh Hóa

920,117

42,577

2,881

56

Thừa Thiên Huế

368,086

7,436

6,622

57

Tiền Giang

442,844

19,426

2,245

58

TP. Hồ Chí Minh

12,074,924

1,839,361

61,127

59

Trà Vinh

381,518

37,800

783

60

Tuyên Quang

289,450

3,194

1,763

61

Vĩnh Long

242,708

8,667

1,207

62

Vĩnh Phúc

184,705

9,651

462

63

Yên Bái

131,499

1,147

559

43

(Nguồn báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2011- bảng 2.2)


Ghi chú:

Các ô để trống: do đơn vị báo cáo để trống

Các ô có dấu "-" là không có số liệu hoặc số liệu bằng 0

Năm 2011, cả nước có khoảng 109,422,072 việc sao y chứng thực, Trong một năm có 251 ngày làm việc (52 tuần làm việc x 5 - 9 ngày nghỉ lễ). Trung bình một ngày tỉnh/ thành (các PTP cấp huyện và UBND cấp xã) sẽ tiến hành giải quyết chỉ riêng sao y chứng thực sẽ là 6.919 việc/ngày. Như vậy, công việc sao y chứng thực chiếm thời gian tương đối nhiều của cán bộ công chức PTP cấp huyện và cấp xã. Tại TP. Hồ Chí Minh công việc chứng thực quá tải, chỉ riêng số việc chứng thực bản sao năm 2011 là 12,074,924 việc chiếm gần 1/9 công việc của cả nước. Theo mẫu thống kê mới về công tác chứng thực các địa phương không phải thống kê số việc về giao dịch, hợp đồng bởi các địa phương đã từng bước thực hiện chuyển giao. Theo quy định mẫu thống kê mới các địa phương báo cáo số liệu về chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký. Việc quy định trên đã thể hiện sự đổi mới trong việc thống kê theo chức năng thẩm quyền của UBND cấp xã, huyện về chứng thực, chỉ thống kê việc chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký. Điều này phù hợp với quy định của Nghị định 79 và Thông tư số 03 các công việc của Phòng tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã thực hiện chủ yếu. So với năm 2010, số lượng các việc về chứng thực đã tăng lên nhanh hơn trong năm 2011. UBND cấp xã, PTP cấp huyện đã và đang thực hiện thực hiện theo đúng thẩm quyền, các giao dịch, hợp đồng đang từng bước chuyển sang các tổ chức hành nghề công chứng.‌

2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chứng thực

+ Quy định của pháp luật về chứng thực tản mát dẫn đến khó tìm hiểu,áp dụng: Về cách hiểu quy định liên quan đến quy định về việc bán cho tặng xe của cá nhân. Trước đây, theo quy định Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an Tại điểm 3.1.7 khoản 3 Điều 7 có quy định về đăng ký xe thì “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của

người bán, cho, tặng xe hoặc có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác” [3, tr4]. Tuy nhiên, Điều 1 Thông tư số 75/2011/TT-BCA đã quy định: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định” [3, tr1] tại các địa phương do cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng liên quan chứng thực đăng ký xe là không giống nhau. Triển khai nội dung trên Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh có công văn số 04/STP-BTTP ngày 04 tháng 01 năm 2012 đến Ủy ban nhân dân quận, huyện một số nội dung trong đó có chứng thực chữ ký trên giấy tờ bán xe. Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh:

“… Đề nghị UBND quận, huyện chỉ đạo UBND phường, thị trấn thuộc địa phương mình, kể từ ngày Thông tư số 75/2011/TT-BCA có hiệu lực, không thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe trên Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân hướng dẫn người dân liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để giải quyết. STP sẽ có văn bản gửi các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố để tạo thuận lợi cho những trường hợp giao dịch đối với xe có giá trị thấp” [57, tr 1-2].

Giải thích Thông tư số 75/2011/TT-BCA của Sở Tư pháp Hồ Chí Minh đã bỏ quy định về chứng thực chữ ký trên giấy bán xe. Cách giải thích của Sở là chưa đúng theo quy định của Thông tư số 75/2011/TT-BCA (Thông tư số

75) bởi Thông tư đã quy định rõ cá nhân có quyền chứng thực hoặc công chứng. Như vậy, trong quá trình triển khai về việc thực hiện Thông tư số 75 có sự không thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện. STP Thành phố. Hồ Chí Minh yêu cầu người dân liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để giải quyết và STP sẽ có văn bản gửi các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố để tạo thuận lợi cho những trường hợp giao dịch đối với xe có giá trị thấp.

Tại Tiền Giang có công văn hướng dẫn nghiệp vụ công chứng, chứng thực số 68/STP-TCvà BTTP ngày 24 tháng 02 năm 2012. Đối với chứng nhận

các giao dịch của cá nhân đối với xe với nội dung: “… Để tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện công chứng giao dịch, Sở tư pháp đề nghị các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng trên địa bàn tạo mọi thuận lợi nhất về thủ tục, đồng thời không thu thêm thù lao và các chi phí khác đối với những xe có giá trị thấp [60, tr2]. Ngoài ra, STP Tiền Giang phối hợp với Công an tỉnh ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn việc chứng thực Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân theo quy định của Thông tư trên. Một số địa phương khác hiểu Thông tư số 75 việc mua bán, cho tặng xe của cá nhân có thể được chứng thực hoặc công chứng.

Theo quy định Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 08 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 79 có quy định về việc từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng. Luật công chứng năm 2006 và Nghị định số 79 đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn PTP cấp huyện, Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ ký. Để tạo điều kiện cho PTP cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo quy định của Nghị định số 79, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công

chứng của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác chuyển giao các giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại Luật công chứng năm 2006, Điều 4 khoản 2 Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:“ Hợp đồng, giao dịch và lời chứng của công chứng viên”[55, tr. 1].Thực hiện công tác chuyển giao các giao dịch hợp đồng được quy định tại các văn bản. Theo quy định tại Điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với có quy định:

Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Xem xét, quyết định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn cấp huyện. Đối với những nơi chưa có quyết định chuyển giao của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người tham gia hợp đồng, giao dịch có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật”[33, tr. 18].

Đồng thời tại TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành việc chuyển giao toàn bộ các giao dịch, hợp đồng sang tổ chức hành nghề công chứng. Theo Thông tư số 03/2008/TT-BTP thì về nguyên tắc việc mua bán xe là hợp đồng, giao dịch thẩm quyền thuộc về tổ chức hành nghề công chứng. Quy định của Bộ sẽ từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng. Mặc dù, STP giải thích chưa đúng theo Thông tư số 75/nhưng đã theo đúng tinh thần của Luật công chứng và Thông tư số 03/2008/TT-BTP.

Chủ trương của Bộ Tư pháp là chuyển giao hợp đồng, giao dịch sang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023