Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 12

Các địa phương nên căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương mình để quyết định mức lệ phí cho hợp lý. Mức khung theo quy định là mức tối đa, việc ban hành quyết định thu lệ phí có thể thấp hơn Thông tư trên. Hơn nữa có địa phương vẫn áp dụng mức biểu phí theo Quyết định của UBND đã ban hành cũ dựa vào Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí công chứng, chứng thực. Thông tư này không quy định trường hợp chứng thực nhiều từ trang thứ 3 trở lên mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang dẫn đến bất lợi cho công dân. Việc niêm yết công khai các thủ tục, văn bản liên quan đến chứng thực tại một số địa phương còn chưa được cập nhật thường xuyên, còn áp dụng các văn bản cũ đã hết hiệu lực. Khi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chứng thực cũng nêu rõ cách thu lệ phí chứng thực bảo sao, chứng thực chữ ký cũng như việc vận dụng pháp luật được đúng.‌

3.2.8. Tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra phối hợp trong quản lý nhà nước về chứng thực

Để đảm bảo hiệu quả QLNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chứng thực có thể theo định kỳ 6 tháng hoặc một năm.Trong quá trình kiểm tra, thanh tra chứng thực thường kết hợp với hộ tịch. Qua thanh tra, sẽ phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, vướng mắc. Đồng thời cũng phát hiện những vi phạm pháp luật từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế việc phát hiện, xử lý vi phạm trong chứng thực rất ít; thanh tra kiểm tra còn mang tính hình thức nên còn nhiều vi phạm chưa được phát hiện kịp thời. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động thanh tra cán bộ thanh tra phải có thường xuyên nâng cao trình độ. Đồng thời có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan khác nhau để kịp thời phòng ngừa và hạn chế vi phạm trong chứng thực, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công tác thanh, kiểm tra ở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng có

hạn chế. Mặc dù theo quy định của pháp luật Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trên thực tế, hai cơ quan chưa thực sự phát huy vai trò trong công tác thanh tra, kiểm tra chứng thực của viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao. Việc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao cũng chưa được thực hiện đầy đủ kịp thời. Công tác phối hợp bồi dưỡng cho viên chức ngoại giao để họ thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật chưa được chú trọng. Muốn vậy, cần quy định hành lang pháp lý để việc áp dụng đòi hỏi có sự tuân thủ, chung tay của các cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế hoạt động phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra, hoạt động chứng thực của Bộ Ngoại giao với Bộ Tư pháp chưa thực hiện triệt để. Để công tác chứng thực đi vào nề nếp cần quy định trách nhiệm cụ thể, cơ chế thực hiện trong việc phối hợp để kiểm tra, thanh tra chứng thực của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện nhiệm vụ. Việc quy định định kỳ hàng năm hoặc đột xuất Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao phối hợp để tiến hành thanh kiểm tra công tác chứng thực. Bên cạnh đó quy định trách nhiệm trong việc thống kê số liệu, tổng hợp việc chứng thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông báo theo định kỳ 6 tháng, 01 năm để Bộ Tư pháp thống nhất quản lý trong cả nước.‌

3.2.9. Cần có quy định để điều chỉnh về mức biểu phí dịch thuật

Về mức thù lao dịch thuật theo quy định tại khoản 7 Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 của hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định 79:

“Về nguyên tắc, mức thù lao dịch thuật do người yêu dịch và người

dịch tự thỏa thuận. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người dịch đưa ra mức thù lao quá cao, đồng thời để tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về dịch thuật, STP cần phối hợp với Sở tài chính xây dựng biểu mức thù lao dịch thuật. Mức thù lao dịch thuật phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của PTP” [9. tr3].

Trong quá trình áp dụng quy định trên các địa phương có hai cách hiểu khác nhau. Quan điểm 1, STP phối hợp với Sở tài chính xây dựng biểu mức thù lao dịch thuật. Biểu mức thù lao dịch thuật tại địa phương để người yêu cầu dịch và người dịch tham khảo khi thỏa thuận thanh toán thù lao dịch thuật. Mức phí dịch thuật trên là do sự thỏa thuận giữa các bên. Như vậy, theo quan điểm trên không bắt buộc phải tuân theo mà chỉ có giá trị tham thảo đối với các bên. Quan điểm 2, mức biểu phí dịch thuật được ban hành do STP phối hợp với Sở tài chính xây dựng có giá trị bắt buộc áp dụng trên phạm vi địa bàn của từng địa phương. Đó là văn bản quy phạm của địa phương ban hành, đội ngũ dịch thuật viên bắt buộc phải tuân theo. Quy định trên có hai cách hiểu, do vậy việc thực hiện và áp dụng trên phạm vi cả nước sẽ có sự khác nhau. Theo quan điểm của tác giả Thông tư số 03 quy định thù lao dịch thuật là do sự thỏa thuận của các bên, các bên có thể thỏa thuận về mức phí dịch thuật. Tuy nhiên, việc áp dụng theo sự thỏa thuận cũng có hạn chế. Thực tế về biểu phí dịch thuật mỗi nơi thu một khác, có nơi công ty dịch thuật thu cao, có nơi thu thấp. Để thống nhất QLNN theo tác giả có hai phương thức thực hiện: Phương thức 1: BTP phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung áp dụng đối với mức biểu phí đối với dịch thuật tránh tình trạng việc thu phí dịch thuật mỗi nơi một khác gây khó khăn cho công dân. Phương thức 2 việc thu phí của các công ty dịch thuật hoặc đội ngũ dịch thuật viên căn cứ vào khung biểu phí do UBND cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên, để công tác QLNN được thuận lợi tác giả đề xuất nên chọn phương án 1 BTP phối hợp ban hành khung

biểu phí đó là cơ sở để địa phương ban hành phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh thành mình. Khi hoàn thiện các quy định của pháp luật về chứng thực nên ban hành khung biểu phí về dịch thuật. BTP phối hợp để ban hành biểu phí để việc áp dụng được thống nhất tránh trường hợp có nhiều nơi cho rằng việc thu là sự thỏa thuận, thu quá cao khi có nhu cầu dịch thuật gây bức xúc cho công dân. Như vậy, việc BTP phối hợp ban hành khung biểu phí dịch thuật trên cơ sở đó các địa phương áp dụng thì đỡ khó khăn trong quá trình thực thi tại địa phương mà BTP cũng dễ quản lý. Muốn vậy, việc ban hành biểu phí đối với công tác dịch thuật rõ ràng. BTP, Bộ Tài chính cần phối hợp trong việc quy định biểu phí đối với dịch thuật được thể hiện trong văn bản pháp luật. Trên cơ sở khung đó UBND tỉnh thành ban hành mức biểu phí phù hợp với tình hình địa phương để tránh việc thu phí dịch thuật tùy tiện, đồng thời đảm bảo hiệu quả QLNN trong lĩnh vực chứng thực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Quản lý nhà nước về chứng thực thực trạng và phương hướng đổi mới - 12

Cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Chủ trương cải cách đặt ra cho nhà nước nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách, đổi mới tổ chức và hoạt động trong quá trình QLNN. Mục tiêu của cải cách hành chính phục vụ đắc lực cho việc thực hiện dân chủ và công bằng trong xã hội. Trong việc đổi mới có liên quan đến lĩnh vực hành chính. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động chứng thực phải được đặt trong tổng thể cải cách hành chính.Việc nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN về chứng thực góp phần vào việc thực hiện cải cách hành chính. Qua công tác nghiên cứu làm sáng tỏ quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phát hiện những điểm thiếu và yếu của pháp luật để góp phần hoàn thiện quy định về chứng thực. Trên cơ sở đó sẽ gợi mở cho việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn đối với quy định về chứng thực. Từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động chứng thực. Trong giới hạn cho phép luận văn, tác giả không thể khai thác toàn diện mọi khía cạnh liên quan đến chứng thực, chỉ xin được đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện quy định về chứng thực, cải cách thủ tục hành chính. Đó cũng chính là một trong những động lực góp phần giảm tải chi phí hành chính, thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời thực hiện góp phần thực hiện tốt việc đổi mới trong lĩnh vực hành chính tư pháp cũng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của ngành Tư pháp cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh".

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Bộ Chính trị (2010), Nghị quyết của Bộ Chính trị về về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Công an (2010), Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12 tháng 10 năm 2010 quy định về đăng ký xe, Hà Nội.

3. Bộ Công an (2011), Thông tư số 75/2011/TT-BCA ngày 17 tháng 11 năm 2011, ban hành sửa đổi, bổ sung điểm 3.1.7 Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12 tháng 10 năm 2010 quy định về đăng ký xe, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác Công chứng nhà nước, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (1991), Thông tư số 276/TT-CC ngày 20/04/1991 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác Công chứng nhà nước, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 2447/2007/ BTP- HCTP ngày 04/6/2007 của Bộ tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 4016/BTP-HCTP ngày 24/9/2007 kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2008), Công văn số 3745/2008/ BTP- BTTP ngày 25/8/2008 về việc chuyển giao, chứng nhận hợp đồng giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/ 2007/NĐ-CP, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2008), Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT- BTC-BTP ngày 17/10/2008 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp, Bộ Nội Vụ (2009), Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP- BNV ngày 28/4/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã, Hà Nội.

12. Bộ Tư pháp (2010), Công văn số 1213/2010/BTP-HCTP ngày 29 tháng 4 năm 2010 về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng, Hà Nội

13. Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo về việc sơ kết 2 năm thực hiện Luật công chứng 2006 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Hà Nội.

14. Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp năm 2010 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác năm 2011, Hà Nội.

15. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 90/ QĐ- BTP ngày 25 tháng 01 năm 2011 về việc Ban hành chương trình công tác của Ngành Tư pháp năm 2011, Hà Nội.

16. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 25/4/2011 về biểu mẫu thống kê trong ngành tư pháp, Hà Nội.

17. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng, công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng, Hà Nội.

18. Bộ Tư pháp (2011) , Báo cáo kết quả công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác 6 tháng cuối năm 2011, Hà Nội.

19. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 01/2010/TT- BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Bộ Tư pháp,Hà Nội.

20. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo kết quả công tác Tư pháp năm 2011 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác năm 2012, Hà Nội.

21. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2012), Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BTC-BTP, ngày 19/01/2012 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng, Hà Nội.

22. Bộ tư pháp (2012), Quyết định số 172/QĐ- BTP ngày 20 tháng 01 năm 2012 về việc Ban hành Chương trình công tác của Ngành Tư pháp năm 2012, Hà Nội.

23. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo kết quả công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác 6 tháng cuối năm 2012, Hà Nội.

24. Bộ Tư pháp (2010), Công văn số 4697/BTP-HCTP ngày 07/6/2012 của Bộ Tư pháp v/v chứng thực chữ ký và giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân, Hà Nội

25. Bộ Tư pháp (2012), Quyết định số 2565/QĐ-BTP ngày 21 tháng 09 năm 2012 về việc ban hành kế hoạch tổng kết công tác chứng thực, Hà Nội.

26. Chính phủ (1996), Nghị định số 31/1996/NĐ-CP ngày 18/05/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước, Hà Nội.

27. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

28. Chính phủ (2001), Chỉ thị 01/2001/CT-TTG ngày 05 tháng 3 năm 2001 về triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

29. Chính phủ (2001), Luật tổ chức chính phủ ngày 08/12/2001 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, Hà Nội.

30. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc,chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023