Phương Hướng, Mục Tiêu Của Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích


quả. Thực hiện tốt nhiều hình thức khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

2.3.2. Khó khăn, hạn chế

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa ở một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục, sâu rộng; ý thức chấp hành quy định pháp luật của người dân về di sản văn hóa còn hạn chế.

- Quản lý nhà nước về di tích còn gặp nhiều khó khăn, như: Trong việc kêu gọi đầu tư, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đối với di tích danh lam thắng cảnh. Nhiều di tích chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Một số di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc qua thời gian, các hạng mục, công trình của di tích (mái ngói, tường nhà, sàn gỗ) đã xuống cấp; các hiện vật, tư liệu, hình ảnh trưng bày tại di tích còn ít, di tích chưa có tường rào bảo vệ, điện, nước, nhà để xe, hiện vật trưng bày và các công trình phụ trợ khác để bảo vệ và phát huy giá trị di tích phục vụ khách tham quan; Một số di tích bị người dân lấn chiếm đất đai, nhiều năm chưa xử lý được (Đình Lạc Giao, Nhà đày Buôn Ma Thuột...); Công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích gắn với với phát triển du lịch (nhất là di tích danh lam thắng cảnh) còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng, phòng hộ, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư dự án tại di tích đã được xếp hạng.

- Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, còn hạn chế về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng, chuyên môn ngoại ngữ để thuyết minh, giới thiệu, quảng bá di tích cho khách nước ngoài khi đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích.


- Công tác tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di tích ở một số địa phương còn hạn chế, nhất là việc chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

- Công tác tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xây dựng được nhiều chương trình hợp tác, liên kết với các nước trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung trong việc thực hiện các hoạt động tu bổ, tôn tạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, phát huy giá trị các di tích.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn chưa được coi trọng và tiến hành thường xuyên, liên tục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

2.3.3. Nguyên nhân

- Một số địa phương, đơn vị được giao quản lý trực tiếp đối với di tích chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong quản lý nhà nước về di tích, đặc biệt là việc chưa xây dựng được chương trình, giải pháp và chủ động lập Dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Một số địa phương nơi có di tích được xếp hạng còn trông chờ vào sự quan tâm đầu tư kinh phí của nhà nước vì cho rằng di tích đã được xếp hạng thì nhà nước phải đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích.

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa chưa thường xuyên, liên tục. Nhận thức của một bộ phận Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn hạn chế, dẫn đến tình trạng người dân tự lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích.

- Đội ngũ thực hiện công tác quản lý về di tích ở các cấp còn kiêm nhiệm, nhất là cấp huyện, cấp xã nên việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu chưa nhiều, ít có thời gian sâu sát với thực tiễn, nên chất lượng tham mưu chưa cao.


- Đội ngũ làm công tác di sản văn hóa không ổn định, thường xuyên thay đổi, luân chuyển công tác, tính chuyên nghiệp không cao, trong khi đó công việc này đòi hỏi phải có thời gian, kinh nghiệm và quá trình công tác gắn bó lâu dài.

- Chế độ hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc trực tiếp đối với di tích trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, nhằm tạo động lực để động viên họ yên tâm công tác, cống hiến trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc tại địa phương.

- Việc kiểm tra, giám sát về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích ở một số địa phương chưa thường xuyên, để theo dõi, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm về hoạt động di tích.

- Công tác đầu tư tại di tích chưa trọng tâm, trọng điểm, còn dàn trải nên việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích hiệu quả chưa cao.

- Thời gian thực hiện các thủ tục thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích phải qua nhiều bước, kéo dài, nhiều điểm còn chồng chéo giữa quy định của pháp luật về di sản với quy định pháp luật hiện hành có liên quan, nhất là Luật Lâm nghiệp, gây khó khăn trong công tác mời gọi đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.


Tiểu kết chương 2

Là địa phương lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, trong đó có nhiều di tích lịch sử ghi dấu quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta nói chung và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói riêng, Đắk Lắk có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế gắn liền với văn hóa truyền thống. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, đã và đang là những vốn văn hóa quý báu của tỉnh.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Nguồn lực đầu tư cho di tích, trong đó có nguồn lực về con người chưa nhiều. Bộ máy quản lý văn hóa từ cấp tỉnh xuống cơ sở tuy đã dần được chuẩn hóa nhưng vẫn đang thiếu và yếu so với yêu cầu thực tiễn. Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các cấp quản lý phải có cái nhìn toàn diện hơn , đánh giá khách quan những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài để bảo tồn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị các di tích của tỉnh.


Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phương hướng, mục tiêu của quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa và di tích

Di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng là đặc trưng, là giá trị tiêu biểu của mỗi quốc gia, dân tộc, được kết tinh từ những giá trị chuẩn mực của văn hóa. Do đó, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di tích là nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước, là hoạt động nhằm khơi dậy sức mạnh dân tộc, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đối với sự tồn tại, phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý và bảo tồn văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa. Các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước luôn sát thực với thực tiễn của đất nước. Điều này thể hiện qua tư duy lý luận về xây dựng nền văn hóa đã được Đảng ta phát triển theo thời gian ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn. Qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, qua một số Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phát triển những quan điểm mới đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Từ những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đất nước, Đảng đã từng bước điều chỉnh các quan điểm, chính sách phù hợp với từng thời điểm phát triển. Đặc biệt là việc chú trọng xây dựng con người Việt Nam trong xu thế hội nhập.


Kế thừa và phát huy kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, ngày 09 tháng 06 năm 2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” với 5 nhóm mục tiêu cụ thể, 5 quan điểm, 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp cơ bản. Trong đó, 5 quan điểm lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới là: (1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội;

(2) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; (3) Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống cao đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; (4) Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế;

(5) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Ngày 09/6/2020, Bộ Chính trị đã có Kết luận 76-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với 8 nội dung chính. Quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa luôn được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng. Từ đó, có thể khẳng định hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển


chung của đất nước. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng hàng đầu và phải kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế - du lịch.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện từ gia đình đến cộng đồng dân cư. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Mục tiêu chung của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là: “Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”.

Trong các chỉ tiêu phát triển văn hóa đến năm 2030, có chỉ tiêu 95% - 100% di tích quốc gia đặc biệt và 65% - 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; điều này khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với công tác bảo tồn và phát huy di tích tại Việt Nam.


Trách nhiệm quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Đơn vị đầu mối để tham mưu quản lý nhà nước về di tích là Sở Văn hóa, Thể thao/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua Ban quản lý di tích/ Bảo tàng tỉnh. Các cơ quan quản lý di tích các cấp có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Người dân có trách nhiệm tham gia quản lý bảo tồn, phát huy giá trị di tích dưới sự giám sát, định hướng và hỗ trợ của cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời có vai trò giám sát ngược trở lại đối với các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp về nội dung Luật Di sản văn hóa. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phải đảm bảo tính trung thực và nguyên gốc. Tuy nhiên, trong quá trình đó cần linh hoạt và căn cứ vào những điều kiện cụ thể để đưa ra các giải pháp bảo tồn hợp lý, làm hài hòa giữa tính khoa học và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, không để tính nguyên gốc trở thành vật cản của sự phát triển. Cần có sự hài hòa trong việc bảo tồn, tôn tạo gắn với khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phát huy giá trị di tích, đồng thời gắn với cộng đồng và vì cộng đồng. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp du lịch nhằm tạo sự liên kết hiệu quả và nguồn lực trở lại cho công tác bảo tồn. Đồng thời cần có chiến lược phát triển bền vững, điều chỉnh hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, khai thác, phát huy di tích.

Tóm lại, đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích, nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trò của di sản văn hóa dân tộc là công việc cần thiết, cấp bách, cần thực hiện nghiêm túc, kiên trì và thận trọng. Vận dụng sáng tạo các quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích vào tình hình thực tiễn của địa phương đạt hiệu quả là nhiệm vụ quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023