trọng trên hết đối với những người làm công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về văn hóa nói riêng.
3.1.2. Phương hướng, mục tiêu của Đắk Lắk trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống kinh tế - xã hội của Đắk Lắk từng bước được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân tại Đắk Lắk ngày càng cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ, đồng thời thúc đẩy công tác xã hội hóa văn hóa phát triển, tạo nguồn lực cho du lịch của tỉnh nói riêng và kinh tế nói chung phát triển mạnh mẽ. Tỉnh Đắk Lắk xác định công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng là mục tiêu cấp bách, quan trọng hàng đầu, nhằm bảo vệ văn hóa truyền thống trong xu thế hội nhập, tạo cho lớp trẻ có nền tảng văn hóa bền vững. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều định hướng, chiến lược phát triển văn hóa quan trọng, trong đó chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di tích, cụ thể:
UBND tỉnh Đắk Lắk đã bám sát và thực hiện nghiêm túc hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24/7/2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin với mục tiêu: Phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó chú trọng đảm bảo tính nguyên vẹn của di tích. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thực hiện luật di sản văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Gắn việc phát huy giá trị di tích với việc phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích
theo hướng mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Triển khai Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001, nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk, góp phần hiệu quả xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể:
Chỉ thị số 05/2003/CT-UB ngày 24/4/2003 về tăng cường công tác bảo vệ di sản văn hóa ở Đắk Lắk, Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 18/12/2006 về việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc Đắk Lắk để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả; nhất là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng, văn hóa sử thi, văn hóa nhà dài, văn hóa thổ cẩm…; bảo tồn, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam thắng cảnh…, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đồng thời phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
Chỉ thị 06/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chỉ thị nhấn mạnh việc tiến hành lập hồ sơ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (theo danh mục đã được tỉnh công bố) để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận di tích quốc gia và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xét công nhận di tích cấp tỉnh. Xây dựng kế hoạch trùng tu, bảo quản, khai thác các di tích đã được xếp hạng, nhằm phục vụ ngày càng cao nhu cầu tham quan của khách du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Huy Động, Quản Lý, Sử Dụng Các Nguồn Lực Để Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Tích
- Phương Hướng, Mục Tiêu Của Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích
- Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Ngân Sách Nhà Nước
- Tăng Cường Tuyên Truyền, Quảng Bá, Nâng Cao Nhận Thức Cho Các Tầng Lớp Nhân Dân
- Đối Với Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Quyết định số 3156/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030... Trong đó, UBND tỉnh đặt ra 6 mục tiêu cơ bản, như: (1) Kiểm kê toàn bộ di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 2590/QĐ- UBND ngày 9/11/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. (2) Trùng tu, tôn tạo đối với các di tích lịch sử, văn hóa, ưu tiên cho các di tích đang bị xuống cấp (Tập trung vào 6 di tích: Đình Lạc Giao; Đồn điền CADA; Nhà 57 Lý Thường Kiệt; Nhà đày Buôn Ma Thuột; Biệt điện Bảo Đại; Khu căn cứ kháng chiến Čư Jǔ – Dliê Ya). (3) Làm phim giới thiệu về các di tích và thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia để quảng bá rộng rãi trong nước và ngoài nước. (4) Tiến hành xếp hạng các di tích tiềm năng (cấp quốc gia và cấp tỉnh). (5) Trùng tu, tôn tạo những di tích tiềm năng đã và đang xuống cấp sau khi được xếp hạng. (6) Thống kê, khảo sát và xây dựng hồ sơ “Cây di sản” trên địa bàn toàn tỉnh...
Đặc biệt, để cụ thể hóa các nhiệm vụ của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 2615/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án nhằm mục tiêu hướng đến việc xây dựng các di tích trở thành các điểm du lịch văn hóa, các “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời, xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành “Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên”. Trong đó, quan tâm đầu tư các di tích có giá trị tiềm năng lớn, nhất là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với du lịch, tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, hấp dẫn, thu hút khách tham quan, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Đắk Lắk, xây dựng
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Đề án nói trên đã đánh giá chung về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đồng thời đề ra 10 giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh trong giai đoạn 2025 – 2030 như: (1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về di tích; (2) Giải pháp tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng di tích; (3) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực bảo tồn và phát huy di tích; (4) Giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư, quản lý nhà nước; (5) Giải pháp về bảo vệ giá trị di tích, môi trường di tích;
(6) Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích; (7) Giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện Đề án; (8) Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; (9) Giải pháp phổ biến kiến thức pháp luật và nâng cao nhận thức cộng đồng ; (10) Giải pháp về hợp tác quốc tế.... Các giải pháp này chính là nền tảng để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ khởi sắc trong thời gian tới.
Tại Báo cáo chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 (Báo cáo số 05 - BC/TU, ngày 02/11/2011); Chương trình hành động chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 (Chương trình số 01- CTr/TU, ngày 04/11/2020), tỉnh Đắk Lắk đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó đặt ra nhiệm vụ: “Triển khai hiệu quả việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, nhất là giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; bảo vệ các di sản văn hóa; phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành quy hoạch, trùng tu, tôn tạo các di tích: Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, Di
tích quốc gia Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) tại huyện Krông Bông, Di tích lịch sử Sở Chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 tại huyện Ea H’leo...”
Các quan điểm, định hướng trên của tỉnh Đắk Lắk tựu chung lại đều tập trung giải quyết các vấn đề căn bản trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích như: (1) Đẩy mạnh việc nghiên cứu lập hồ sơ và tuyên truyền về giá trị các di tích để nâng cao trách nhiệm cộng đồng; (2) Đào tạo nhân lực đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng. Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm các chuyên gia nước ngoài, ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa ý tưởng, năng lực, sáng tạo để bảo tồn và phát huy di tích; (3) Đẩy mạnh xã hội hóa và công tác quản lý di tích gắn với phát triển du lịch; (4) Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích; tiếp tục thực hiện kiểm kê di tích theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong các giải pháp trên, chưa xác định được giải pháp mang tính đột phá.
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, mang tính đổi mới căn bản và toàn diện. Trên cơ sở thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” được cụ thể hóa bằng các Chương trình hành động của Tỉnh ủy, quy hoạch, đề án, kế hoạch, quyết định
đã và đang triển khai của UBND tỉnh và của Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý di tích
Pháp luật là một trong những công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước. Để công tác quản lý nhà nước có hiệu quả thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều quan trọng và cần thiết. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa được Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Đảng đề cập đến là “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về văn hóa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa”.
Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực văn hóa cần chủ động làm tốt công tác tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa, di tích. Đặc biệt là việc tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản; khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng công lập, tổ chức các hoạt động truyền dạy di sản văn hóa...
Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, mặc dù đã đề cập đến hệ thống di tích nhưng chưa có quy định cụ thể để quản lý riêng từng loại hình di tích, nhất là định hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Các địa phương vẫn đang áp dụng và quản lý các di tích gần như giống nhau mà không có sự phân biệt, tách bạch giữa các di tích (Di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh). Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về di tích ở một số địa phương còn lúng túng, thậm chí có nơi, có lúc buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng các di tích bị xâm hại, sửa chữa không đúng quy định của pháp luật… Luật Di sản văn hóa và
Luật Lâm nghiệp hiện nay có nhiều điểm chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa phân cấp mạnh mẽ trong quản lý như tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển du lịch có liên quan đến di tích.
Trên cơ sở Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TƯ ngày 09/6/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để tham mưu, đề xuất hủy bỏ các quy định chồng chéo, không khả thi, không phù hợp. Hoàn thiện quy định về di tích, trong thực tiễn quản lý, hệ thống văn bản pháp luật về di tích hiện nay chưa cụ thể, thiếu quy định riêng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, Luật Di sản văn hóa hiện hành không thể giải quyết được hết các vấn đề phát sinh trong thực tế. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và địa phương (Sở Văn hóa, Thể thao/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cần tổ chức tổng kết đánh giá toàn bộ hệ thống di tích để qua đó có thể đánh giá toàn diện những khó khăn, hạn chế của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng, cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đảm bảo quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ban, ngành có liên quan sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định có tác động đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Chẳng hạn: Các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng, chuyển đổi loại rừng có liên quan đến di tích. Chỉ có như vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích mới được “tháo gỡ” những vướng mắc và đạt được hiệu quả.
Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử
- văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch.
Về phía tỉnh, cần xây dựng chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng... để huy động nguồn lực đầu tư tại các di tích; khuyến khích kêu gọi thu hút các nhà đầu tư lớn, uy tín, năng lực, đảm bảo hiệu quả xã hội vào đầu tư phát triển du lịch từ di tích, trong đó, người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch phải được hưởng lợi từ du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo...
Bên cạnh đó, Quy chế quản lý di tích tại địa phương trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và hạn chế, tiêu biểu là việc cấp trên (cấp tỉnh, huyện) không quan tâm, sâu sát đối với việc quản lý các di tích đã giao cho cấp dưới (cấp xã), có hiện tượng “khoán trắng”, buông lỏng trong công tác quản lý các hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tại các di tích, dẫn đến tình trạng di tích bị xâm hại nghiêm trọng hoặc bị “biến dạng” sau quá trình trùng tu, tôn tạo. Do đó, cần chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế quản lý di tích theo hướng phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trong đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện phải quan tâm nhiều hơn tới hệ thống di tích trên địa bàn, bao gồm cả các di tích đã xếp hạng và chưa xếp hạng. UBND các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ quản lý di tích về mặt an ninh trật tự, môi trường, đất đai, bảo đảm an toàn cho các hiện vật trưng bày trong di tích…Đối với các đơn vị tham gia tu bổ, tôn tạo di tích, việc tôn trọng các quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa cần đặt lên hàng đầu và cần được xử lý nghiêm khi có dấu hiệu sai phạm tránh tình trạng “đùn đẩy” trách nhiệm.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay, đặc biệt là việc theo kịp xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với sự phát triển vượt bậc của