Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Ngân Sách Nhà Nước


công nghệ 4.0, đòi hỏi cần phải đổi mới phương thức quản lý nhà nước nhằm tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Để thực hiện được nội dung trên, cần chú trọng đến một số giải pháp sau:

Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Đây là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về di tích. Việc tổ chức tốt một bộ máy quản lý có ý nghĩa quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ. Trong thời gian qua, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng được tổ chức khá đồng bộ và hiệu quả, cụ thể: Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc sáp nhập các ban, ngành, đơn vị có đồng chức năng, nhiệm vụ thành một đầu mối nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy nhà nước của địa phương. Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành sáp nhập Ban Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh thành Bảo tàng Đắk Lắk; phòng Quản lý Văn hóa và phòng Quản lý Di sản văn hóa thành phòng Quản lý Văn hóa... Qua thời gian sáp nhập, tinh gọn, bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và di tích nói riêng của tỉnh đã và đang từng bước được kiện toàn và bước đầu hoạt động hiệu quả. Trong thời gian tới, UBND tỉnh, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy hơn nữa nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và di tích nói riêng. Trong đó, chú trọng đến việc tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực đông đảo sau khi sáp nhập, tinh gọn; tăng tính chủ động, linh hoạt và chuyên nghiệp cho bộ máy quản lý, đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển hiện nay.

Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích


Chủ động rà soát, đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại địa phương. Từ đó, tham mưu, đề xuất, kiến nghị các cấp chính quyền tiến hành việc sửa đổi, bổ sung/xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Đồng thời, cần linh hoạt, chủ động trong việc áp dụng và cụ thể hóa các quy định của pháp luật thành các chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về di tích từ tỉnh đến cơ sở; Xây dựng các mô hình quản lý di tích cấp xã, phường, thị trấn thực sự hiệu quả; gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với việc xây dựng nông thôn mới.

Ba là, thực hiện tốt các định hướng, quy hoạch của địa phương

Hoàn thành việc lập nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng quy hoạch tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt. Thực hiện số hóa di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện tốt quy hoạch phát triển văn hóa Đắk Lắk đến năm 2025, tầm nhìn 2030, tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh; triển khai thực hiện tốt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng 2030. Đồng thời xây dựng quy hoạch tổng thể công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích giai đoạn tiếp theo, trong đó ưu tiên các di tích có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng và những di tích có giá trị, tiềm năng thu hút khách tham quan, đẩy mạnh hoạt động du lịch tại di tích đã xếp hạng nhằm phục hồi sức sống cho các di tích.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng, số lượng xây dựng hồ sơ khoa học về di tích để đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận, xếp hạng. Rà soát các danh mục dự án về bảo tồn, phát huy giá trị các di tích để có sự chỉ đạo triển khai thực sự có


Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 11

hiệu quả. Đồng thời có quy định cụ thể về chế độ bảo hành cho các công trình phục hồi, tu sửa di tích để xác định trách nhiệm của các cá nhân, các cơ quan nhà nước và tư nhân làm các công việc này tại Quy chế tu bổ di tích. Việc thực hiện các Dự án cần đảm bảo các quy định của nhà nước; Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào việc bảo vệ di tích.

UBND các cấp cần thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất di tích có hiệu quả và đúng mục đích, đảm bảo các di tích đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đối với các di tích đã được xếp hạng. Chú trọng công tác kiểm tra các hoạt động quản lý nhà nước về di tích như bảo quản, tu bổ và phục hồi, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và thuần phong, mỹ tục một cách kịp thời theo quy định hiện hành.

UBND cấp xã và Ban Quản lý di tích cơ sở cần chú trọng các biện pháp bảo vệ di tích, nâng cao trách nhiệm người dân, giám sát việc tổ chức lễ hội theo đúng các quy định của nhà nước, tránh tình trạng vi phạm trong quản lý.

Bốn là, chuyển đổi số công tác quản lý di tích

Đây là giải pháp mang tính đột phá chiến lược trong quản lý di tích. Chuyển đổi số là “khái niệm” đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới, mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của đời sống. Thực tế chứng minh, chuyển đổi số đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, Chương trình nhằm mục tiêu kép là vừa phát


triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Ở lĩnh vực hành chính, ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là "4 không", có khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ số là Chính phủ điện tử, thêm "4 có": có toàn bộ hoàn động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ chuyển đổi số hiện nay chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chuyển đổi số trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với rất nhiều đặc thù và đa dạng các lĩnh vực, chuyên môn, nghiệp vụ, vì vậy cần được xác định nhiệm vụ chuyển đổi số ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian tới.

Ở lĩnh vực quản lý di tích, hồ sơ di tích, bản đồ di tích, lý lịch khoa học của di tích, hay kể cả thực trạng của di tích cũng cần được số hóa để công tác quản lý được chặt chẽ, chính xác và thuận tiện hơn. Đắk Lắk hiện nay mới bước đầu triển khai thực hiện công tác số hóa. Tính đến tháng 6/2021, đã số hóa được 03 di tích (Di tích danh thắng thác Dray Sáp Thượng; di tích kiến trúc Tháp Yang Prong, di tích thắng cảnh thác Drai Kpơr). Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm và thiếu chuyên nghiệp do trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện công tác số hóa còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk nói chung, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng cần đẩy mạnh hơn nữa việc số hóa công tác di tích, trước tiên là việc đầu tư kinh phí, cơ sở


hạ tầng cho việc số hóa di tích, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác nghiệp vụ di tích, đồng thời đặt ra chỉ tiêu số hóa vào chương trình kế hoạch công tác và dự toán kinh phí hàng năm nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện số hóa di tích...

Năm là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Việc phân cấp, phân quyền quản lý di tích là một chủ trương đúng đắn nhằm phát huy trách nhiệm của các cấp chính quyền và tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn xã hội. Vì thế, cần phải thực hiện tốt việc phân cấp quản lý cho các địa phương theo một lộ trình với những tiêu chí, điều kiện cụ thể cho việc phân cấp đi đôi với quy hoạch, đào tạo cán bộ.

Việc phân cấp, phân quyền phải được tiến hành từng bước, thận trọng và có lộ trình để rút kinh nghiệm những vấn đề còn hạn chế. Cụ thể: Cấp tỉnh tập trung quản lý một số di tích có giá trị khoa học và lịch sử lớn mang tầm quốc gia và khu vực (Di tích Quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia); Cấp huyện quản lý các di tích quốc gia còn lại và các di tích được xếp hạng cấp tỉnh; Cấp xã quản lý các di tích cấp tỉnh như đình, chùa, miếu, di tích tín ngưỡng, tôn giáo thuộc địa bàn cơ sở mình. Đồng thời, bàn giao đầy đủ các hồ sơ có liên quan đến di tích để có cơ sở làm căn cứ, tạo điều kiện cho các địa phương quản lý sau khi nhận bàn giao. Đảm bảo sau khi phân cấp, trách nhiệm quản lý, tu bổ và phát huy giá trị của di tích đạt hiệu quả tốt hơn, đồng bộ hơn.

Đối với các di tích thuộc sở hữu của cá nhân, dòng họ thì không thể phân cấp quản lý toàn diện mà thực hiện phân cấp có mức độ. Vì thế, chỉ phân cấp trách nhiệm bảo vệ, trông coi di tích, ngăn chặn các hành vi vi phạm di tích, còn các nhiệm vụ khác như tiến hành các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích được giao cho Ban quản lý di tích nơi đó hoặc chính quyền cấp huyện, xã thực hiện.


Mặt khác, nhằm tăng tính chủ động trong việc quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại địa phương, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trên các mặt: xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng; công tác tu bổ, tôn tạo, trùng tu và phát huy giá trị di tích; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy di tích.. trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra đồng cấp và chính quyền cấp trên...

Bên cạnh đó, thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý như trên, cũng phải quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành (như giữa các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Công an...) trong hoạt động quản lý di tích.

3.2.3. Giải pháp nguồn lực

3.2.3.1. Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước

Đắk Lắk là tỉnh có nguồn lực về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tương đối phong phú, đa dạng. Qua thời gian tồn tại, hệ thống di tích của tỉnh đã dần xuống cấp, một số di tích có khả năng bị mai một và biến mất. Nhu cầu cần thiết phải tu bổ, tôn tạo cũng rất lớn trong khi nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu này từ phía Nhà nước còn rất hạn chế. Do đó, để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng thất thóat, lãng phí thì việc sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều đó cần thực hiện hiệu quả một số giải pháp sau:

Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, trước tiên là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa – Thông tin cấp huyện cần rà soát kỹ lưỡng hệ thống di tích trên địa bàn, đánh giá thực trạng (tiềm năng, tồn tại, hạn chế) của từng di tích. Từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tiến hành công tác tu bổ, tôn tạo đối với các di tích đang có nguy cơ xuống cấp; thực


hiện việc phát huy giá trị di tích tại các di tích có giá trị và khả năng thu hút khách tham quan, du lịch đến với di tích.

Thực hiện tốt việc bố trí nguồn ngân sách trong dự toán kinh phí hàng năm cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trong đó cần ưu tiên cho các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ cao, có khả năng “sinh lợi” cho cộng đồng dân cư nơi di tích tọa lạc

Thực hiện việc phân định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, đặc biệt là việc quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho công tác tôn tạo, tu bổ và phát huy giá trị di tích tại các địa phương có di tích.

Tăng cường giám sát, quản lý nguồn ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục tiêu, đặc biệt kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.3.2. Tăng cường huy động nguồn xã hội hóa

Hiện nay, hệ thống di tích đang phải đối mặt với sự xuống cấp, đặc biệt có nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó, nguồn ngân sách của Nhà nước cấp cho các dự án trùng tu, tôn tạo di tích và chống xuống cấp rất hạn hẹp. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng, Nhà nước ta đã xác định tu bổ, tôn tạo các di tích của quốc gia là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Ngay từ năm 1997, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề cập đến chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, Chính phủ đã sớm ban hành các Nghị định về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính kèm theo. Hành lang pháp lý về cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực cho bảo tồn, tôn tạo các di tích đã được thiết lập và phát huy trong thực tiễn.


Việc đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa là một giải pháp mang tính chiến lược hiện nay. Bởi lẽ, nhu cầu về vốn đầu tư để bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích là rất lớn, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước các cấp còn hạn hẹp. Do đó, cần xây dựng và ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài vốn ngân sách nhà nước, bao gồm: Chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đầu tư và thu hút các nguồn vốn tài trợ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện được mục tiêu bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích đã đặt ra. Đồng thời, xây dựng và ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính xã hội hóa một cách hiệu quả nhằm mở rộng các nguồn đầu tư để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng xã hội. Từ đó, thúc đẩy công tác xã hội hóa; thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Trong quá trình thực hiện xã hội hóa các hoạt động trùng tu, tôn tạo, cơ quan chủ quản phải giữ vai trò quản lý và hướng dẫn theo đúng định hướng, chủ trương của Ðảng và Nhà nước; trong đó các tổ chức, cá nhân được tham gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, tránh việc “khoán trắng” cho tổ chức kinh tế quản lý khai thác giá trị di tích.

3.2.3.3. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo thống kê đến tháng 6/2021, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia công tác quản lý nhà nước về di tích trên toàn tỉnh Đắk Lắk có 83 người, nhân lực tham gia bảo vệ, chăm sóc, duy trì các hoạt động văn hóa và phát huy giá trị di tích có 98 người. Đại đa số có trình độ đại học, sau đại học với các chuyên ngành văn hóa như: Khảo cổ, Lịch sử, Quản lý văn hóa, Văn hóa Du lịch, Bảo tàng…

Qua đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh mặc dù đã được chuẩn hóa về trình độ, nhưng còn hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023