Những Vấn Đề Rút Ra Có Giá Trị Tham Chiếu Cho Đắk Lắk


nhiên đẹp, tỉnh Lâm Đồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử của các dân tộc. Trong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, như: Khu di tích Cát Tiên, Dinh Bảo Đại (Dinh I, II, III), Ga Đà Lạt, Nhà thờ Domaine de Marie...

Cũng giống như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại Lâm Đồng cũng gắn liền với phát triển du lịch. Để có kinh phí đầu tư, Lâm Đồng đã huy động rất nhiều nguồn, từ ngân sách của địa phương, của Trung ương, các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa của nhân dân… để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng. Lâm Đồng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di tích và đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các tầng lớp nhân dân với nhiều cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả. Vì thế, Lâm Đồng đã hội tụ đầy đủ những thế mạnh để phát triển du lịch với nhiều hình thức phong phú và trở thành điểm đến được yêu thích của du khách.

Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát t riển du lịch hiệu quả, bền vững, Lâm Đồng đã thực hiện khá tốt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Nâng cao năng lực, chất lượng quản lý nhà nước và vai trò của toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Từ hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng của tỉnh Lâm Đồng, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

(1) Cơ quan quản lý di tích ở Lâm Đồng đã phát huy tốt chức năng vừa quản lý, bảo tồn khai thác phát huy tốt giá trị di sản, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là du lịch; đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra trong khu vực di sản.


(2) Tích cực, chủ động, kịp thời tham mưu đề xuất ban hành những chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng. Từ đó, các chính sách này đã phát huy được hiệu quả trong việc định hướng và thể hiện được quan điểm của tỉnh. Đó là vừa bảo tồn vừa phát huy tốt các giá trị di sản, đảm bảo được tính toàn vẹn của di sản cũng như phát huy bền vững những giá trị để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

(3) Chủ động xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch quản lý trên cơ sở các mục tiêu quản lý đã được xác định, chú trọng tổ chức việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng di sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm di tích.

(4) Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ di tích với nhiều hình thức. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các di tích với Sở Giáo dục Đào tạo trong việc tích cực đưa Chương trình giáo dục di sản vào trường học để trang bị những kiến thức về di sản và các phương pháp bảo tồn di sản cho học sinh các cấp học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

(5) Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan địa phương liên quan trong việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý di tích; chú trọng duy trì sự phối hợp, triển khai các dự án bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý; các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo tồn di tích...

1.10.4. Những vấn đề rút ra có giá trị tham chiếu cho Đắk Lắk

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

Những kinh nghiệm của các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có kinh nghiệm của thành phố Hà Nội, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích nêu trên là


những bài học kinh nghiệm quý giá cho Đắk Lắk, có thể rút ra những bài học như sau:

Một là, cần thiết phải xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chính sách văn hóa chung, về di sản, di tích nói riêng và đặc biệt lưu ý đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại các vùng và từng địa phương đặc thù.

Hai là, tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo tồn, tôn tạo di tích, đặc biệt chú trọng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc.

Ba là, quan tâm chú trọng và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, chuyên môn về quản lý di sản văn hóa, di tích.

Bốn là, huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là việc tăng cường công tác kêu gọi đầu tư, xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích.

Năm là, kết hợp khai thác giá trị di sản, di tích gắn với việc phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương.

Sáu là, có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích cộng đồng, Nhân dân tham gia vào việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng.

Bảy là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý di sản, di tích.


Tiểu kết chương

Di tích là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của đất nước, là nét đặc trưng thể hiện giá trị sâu sắc về văn hóa, về cội nguồn của dân tộc. Vì vậy, quản lý nhà nước về di tích đóng vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, giá trị di tích nói riêng.

Các lý luận chung về di sản văn hóa, di tích, bảo tồn và phát huy giá trị di tích được đề cập trong chương 1 là cơ sở, nền tảng để chúng ta nhìn nhận được vị trí, vai trò của di sản văn hóa, di tích đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Từ đó, khẳng định được vấn đề quản lý nhà nước về di tích bao hàm nhiều nội dung như: kế hoạch, chiến lược, hệ thống văn bản pháp luật, nguồn nhân lực, cách tổ chức hoạt động quản lý, sự phối hợp với các ban, ngành gắn liền với các hoạt động khác như thanh tra, kiểm tra, quy hoạch, xếp hạng, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, kinh nghiệm quản lý, sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác... Từ đó, khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia cần hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng của di sản văn hóa, bảo vệ và tôn vinh bản sắc di sản văn hóa dân tộc để tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển. Việc xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, nâng cao ý thức chấp hành luật pháp và nhận thức của cộng đồng về bảo tồn di tích là cần thiết.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Tổng quan về hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý được xác định bởi các tọa độ từ 1209'45" đến 13025'06" vĩ độ Bắc và từ 107028'57" đến 108059'37" kinh độ Đông. Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Tây tiếp giáp tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia) với khoảng 73 km đường biên giới. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam.

Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 - 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (khí hậu ẩm và dịu mát, tập trung 90% lượng mưa hàng năm, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 2.000mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 23°C, nhiệt độ cao nhất


37°C (tháng nóng nhất là tháng 4); nhiệt độ thấp nhất 14°C (tháng lạnh nhất vào tháng 12) [47].

- Đặc điểm hành chính:

Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M'Gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng [47].

- Đặc điểm dân cư, xã hội:

Nằm ở ngã ba của vùng Đông Dương, Đắk Lắk là địa bàn giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc anh em. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 01/4/2021 gần 2,1 triệu người, mật độ dân số đạt hơn 135 người/km², có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là người Kinh (chiếm tới 70% dân số), rồi đến người Êđê, Nùng, Tày, Mnông.

Các dân tộc tại chỗ của Đắk Lắk gồm có: Êđê, Mnông, Gia rai. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa và truyền thống riêng cùng những phong tục tập quán của mình. Các dân tộc thiểu số từ nơi khác chuyển đến cũng đều mang theo những nét văn hóa truyền thống của quê hương gốc như Tày, Nùng, Thái, Mường, H’mông… tạo nên một Đắk Lắk với sự đa dạng nhưng thống nhất trong văn hóa. Tuy các tộc người có sự khác nhau về lịch sử cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo… nhưng tất cả đều cùng tham gia vào quá trình phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh [47].

- Tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội:

Đắk Lắk có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, bao gồm: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khóang sản... Trong đó, tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một bộ phận cấu thành nên nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc của địa phương [47].

- Tiềm năng văn hóa - du lịch:


Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó hoạt động du lịch có đủ tiềm năng để đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên quy tụ 49 dân tộc từ các vùng miền trong cả nước (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh); đồng bào Êđê, M’nông và Gia Rai là các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến trong gần 50 năm qua như: Mường, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng phong phú và đa dạng, chính vì thế, Đắk Lắk có sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các vùng miền; trong đó, các dân tộc thiểu số tại chỗ có những đặc trưng văn hóa riêng biệt của vùng Tây Nguyên như: Trường ca Đam San, Xinh Nhã, Đăm Di, truyền miệng, ngôn ngữ nói, chữ viết của người Êđê, người M'nông... Một niềm tự hào cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 (năm 2008 được UNESCO chuyển sang danh sách “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”). Tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giá trị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực… Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng như các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tượng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả… của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất này. Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là lễ hội cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức 2 năm một lần.


Ngoài những tiềm năng, thế mạnh về giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nói trên, tỉnh Đắk Lắk còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn có khả năng đầu tư, khai thác phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào địa hình cảnh quan đẹp, đa dạng của địa hình đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, hệ thống thác ghềnh hùng vĩ như: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng, Thuỷ Tiên, Bìm Bịp, Dray K’nao, Drai Yông, Drai Dlông,… những hồ chứa nước lớn như hồ Lắk, Ea Kao, Ea Súp, Đắk Minh, Ea Nhái, Buôn Triết... cùng một hệ sinh thái đa dạng, đặc trưng của Vườn quốc gia Yok Don, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trường hồ Lắk, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Rừng đặc dụng Nam Ka, gắn với các dòng sông Sêrêpôk, Krông Ana, Krông Bông…; trên địa bàn tỉnh hiện có 38 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia, 19 di tích cấp tỉnh và hơn 30 di tích tiềm năng [47].

Đó chính là những tiền đề để tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

2.1.2. Hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tính đến năm 2020, Bảo tàng Đắk Lắk đã kiểm kê được gần 70 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn toàn tỉnh, với 38 di tích đã xếp hạng (trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh) và hơn 30 di tích tiềm năng có đầy đủ yếu tố để lập hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích. Cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023