Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


Bảng 2.1. Di tích Quốc gia đặc biệt



Stt

Tên di tích

Loại hình di tích

1.

Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh

Lịch sử

2.

Nhà đày Buôn Ma Thuột

Lịch sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 7

[Nguồn: Bảo tàng Đắk Lắk]


Bảng 2.2. Di tích cấp Quốc gia


Stt

Tên di tích

Loại hình di tích

1

Đình Lạc Giao

Lịch sử

2

Tháp Yang Prong

Kiến trúc

3

Hang đá buôn Dăck Tuar

Lịch sử

4

Hồ Lăk

Danh lam thắng cảnh

5

D’ray Sáp Thượng

Danh lam thắng cảnh

6

Đồn điền CADA

Lịch sử

7

Số 4 Nguyễn Du

Lịch sử

8

Thác Drai Kpơr

Danh lam thắng cảnh

9

Thác Drai Dlông

Danh lam thắng cảnh

10

Thác Thuỷ Tiên

Danh lam thắng cảnh

11

Thác Drai Nur

Danh lam thắng cảnh

12

Thác Dray K’nao

Danh lam thắng cảnh

13

Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA

Lịch sử

14

Địa điểm lưu niệm các chiến sỹ Nam Tiến tại Buôn Ma Thuột

Lịch sử

15

Thác Bìm Bịp

Danh lam thắng cảnh

16

Thác Drai Yông

Danh lam thắng cảnh

17

Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975)

Lịch sử

[Nguồn: Bảo tàng Đắk Lắk]


Bảng 2.3. Di tích cấp tỉnh



Stt

Tên di tích

Loại hình di tích

1

Đồi Čư H’lăm

Danh lam thắng cảnh

2

Hồ Ea Kao

Danh lam thắng cảnh

3

Thác Drai H’Jie

Danh lam thắng cảnh

4

Thác Drai Êa Ga

Danh lam thắng cảnh

5

Thác Drai Dăng

Danh lam thắng cảnh

6

Tượng đài Mậu Thân 1968

Lịch sử

7

Quần thể Hang đá Khuê Ngọc Điền

Lịch sử

8

Điểm cao 519

Lịch sử

9

Đền thờ Đức Thánh Trần

Lịch sử

10

Khu Tượng đài Thành Quả, Đoàn 333 – Quân

khu V

Lịch sử - Văn hóa

11

Sở Chỉ huy – Nơi công bố Quyết định thành lập

Quân đoàn 3

Lịch sử

12

Đồn điền Rossi

Lịch sử

13

Địa điểm lưu niệm Trận chiến đấu phòng ngự chốt buôn Tring năm 1973

Lịch sử

14

Thác Buôn H’Ngô

Danh lam thắng cảnh

15

Thác Drai Y Bar

Danh lam thắng cảnh

16

Thác Bay

Danh lam thắng cảnh

17

Hang đá Ba tầng

Lịch sử

18

Thác Sơn Long

Danh lam thắng cảnh

19

Trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk 1945

Lịch sử

[Nguồn: Bảo tàng Đắk Lắk]


Di tích là báu vật của các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là tài sản quý giá của quốc gia và nhân loại. Nhìn vào hệ thống các di tích của tỉnh Đắk Lắk cho thấy, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh chiếm đa số, chứng tỏ bề dày về văn hóa, lịch sử rất đặc biệt. Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sứ mệnh đặc biệt quan trọng, trước hết thuộc về nhà nước, vai trò của cộng đồng nơi có di tích, vai trò của xã hội và nhân loại. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khai thác di tích quá mức, sự xâm hại của con người… Nhưng có nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét, nghiên cứu về tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về di tích còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, việc quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là việc làm hết sức cần thiết và trên hết, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về di tích

Xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích chính là bảo tồn và phát huy nội lực và là nguồn lực hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Trong những năm qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương và của tỉnh; ban hành các văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý các di tích trên địa bàn; Chỉ đạo UBND cấp xã đưa nội dung bảo vệ các di tích trên địa bàn vào hương ước, quy ước và tiêu chí bình xét gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa để nhân dân biết và có trách nhiệm thực hiện.


Đắk Lắk thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, theo định hướng khoa học, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Bám sát hệ thống văn bản của Trung ương về quản lý xây dựng, quản lý di sản văn hóa, đặc biệt là Luật Di sản văn hóa, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý về công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, trong đó có cả lĩnh vực trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về Di sản, cùng với việc đánh giá, khảo sát thực trạng di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tích cực tham mưu đề xuất cho Tỉnh ủy, UBND ban hành các văn bản pháp lý về cơ chế, chính sách như: Chương trình số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 6082/KH-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện để công tác quản lý di tích ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; công tác bảo tồn đảm bảo đúng định hướng góp phần khuyến khích, huy động các tầng lớp nhân dân, các nguồn lực xã hội tham gia quản lý, phát huy giá trị di tích trong những năm qua.

Để triển khai hướng dẫn luật, các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, cụ thể: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính


phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ, quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 61/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTT&DL ngày 30/12/2013 của Bộ VHTT&DL về hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích... UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, cụ thể:

- Ban hành Chỉ thị số 05/2003/CT-UB ngày 24/4/2003 về tăng cường công tác bảo vệ di sản văn hóa ở Đắk Lắk, Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 18/12/2006 về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Đắk Lắk để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng chủ động phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả; nhất là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng, văn hóa sử thi, văn hóa nhà dài, văn hóa thổ cẩm…; bảo tồn, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam thắng cảnh…, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đồng thời phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh.

- Ban hành Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm định hướng cụ thể về phát triển văn hóa của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2020 đến 2030, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc


bảo tồn, gìn giữ các bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; hướng việc sử dụng giá trị di sản văn hóa nói chung, giá trị di tích nói riêng vào phát triển du lịch của tỉnh nhà nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống”.

- Ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 2615/QĐ-UBND, ngày 30/10/2020), trong đó chú trọng đến nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo một số di tích quan trọng của tỉnh nhằm phục hồi và phát huy giá trị của các di tích như: Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột; Di tích lịch sử Số 04 Nguyễn Du; Khu Di tích lịch sử Sở Chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 thuộc địa bàn huyện; Di tích lịch sử Nhà số 57 (nay là số 71) Lý Thường Kiệt; di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975); Di tích tháp Chăm Yang Prong; Di tích lịch sử Đồn điền Rossi...

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các phòng Văn hóa – Thông tin) đã tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách và kế hoạch triển khai thực hiện để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vướng mắc của địa phương. Trên cơ sở đó ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước nhằm mục tiêu phát triển bền vững giá trị các di tích gắn phát triển kinh tế, xã hội.

2.2.2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về quản lý và phát huy giá trị di tích

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Đắk Lắk


UBND Tỉnh

Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch

Phòng Quản lý

Văn hóa

Bảo tàng Đắk Lắk

UBND

Huyện

Phòng Văn hóa -

Thông tin

UBND Xã

Cán bộ Văn

hóa - Xã hội

Ban Quản lý

di tích


Sơ đồ. Cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk


2.2.2.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

- Nguồn nhân lực thực hiện lãnh đạo, quản lý nhà nước về di tích

Theo thống kê đến thời điểm hiện tại tỉnh Đắk Lắk có 83 người, trong đó:

+ Cơ quan quản lý nhà nước là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 11/58 biên chế làm công tác này: 01 Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành chung, 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực; Phòng chuyên môn có 09 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 06 Chuyên viên.

+ 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Bảo tàng Đắk Lắk: 12/66 người; trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; Phòng chuyên môn có 10 người, trong đó có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng, 07 viên chức.

+ Cấp huyện có 60 người, trong đó có 15 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã, 15 Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, 15 Phó trưởng phòng và 15 Chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác tham mưu, chỉ đạo quản lý nhà nước về di tích .

- Nguồn nhân lực tham gia bảo vệ, chăm sóc, duy trì các hoạt động văn hóa và phát huy giá trị di tích

+ Tổng số có 98 người, trong đó: Cấp tỉnh gồm 12 người: Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột có 01 người; Di tích nhà Số 04 Nguyễn Du có 01 người; Di tích Đình Lạc Giao có 10 người, có 06 thuyết minh viên phục vụ tại các điểm di tích trên.

+ Di tích trên địa bàn các huyện, thị xã gồm có 86 người: Di tích Đền thờ Trần Hưng Đạo và Đồn điền Rossi, thị xã Buôn Hồ có 11 người; di tích danh thắng thác Drai Sáp Thượng và thác Drai Nur, huyện Krông Ana có 40 người; Hồ Lắk và thác Bìm Bịp, huyện Lắk có 30 người; Di tích danh thắng thác Drai K’nao, huyện M’Đrắk có 03 người; Di tích lịch sử Miếu thờ tại Đồn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023