Huy Động, Quản Lý, Sử Dụng Các Nguồn Lực Để Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Tích


điền CADA, huyện Krông Pắc có 01 người; di tích kiến trúc tháp Chăm Yang Prong, huyện Ea Súp có 01 người.

2.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích

2.2.3.1. Về nguồn lực tài chính

Việc tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn:

- Nguồn thứ nhất – ngân sách nhà nước: Đối với nguồn kinh phí này, Đắk Lắk đã quản lý, sử dụng ngân sách đúng mục đích và có hiệu quả, tuân thủ đúng các nguyên tắc tài chính; thực hiện đầy đủ quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ thực trạng của di tích đến quyết định phân bổ ngân sách.

Trong đó, nguồn vốn nhà nước từ trung ương gồm nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trước đây và hiện nay là chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; nguồn vốn nhà nước từ địa phương gồm vốn ngân sách tập trung, vốn ngân sách tỉnh.

Những năm gần đây, công tác tu bổ di tích tại Đắk Lắk đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh đã bố trí kinh phí cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích xuống cấp. Bên cạnh đó, trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, HĐND và UBND thông qua và quyết định về chế độ hỗ trợ cho các di tích đã xếp hạng.

- Nguồn thứ hai là kinh phí được huy động từ cộng đồng. Đó là sự đóng góp kinh phí, nhân lực của cộng đồng để tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích được thể hiện rõ nét và có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí xã hội hóa chủ yếu tập trung vào các di tích gắn với tôn giáo - tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu, hoặc các di tích là danh lam thắng cảnh như hồ,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

thác… Còn các di tích thuộc loại hình khảo cổ, lịch sử, lưu niệm danh nhân… thì ít thu hút được sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp và cộng đồng.

Để tạo nguồn lực cho công tác này, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các chính sách thu hút, khuyến khích cá nhân, tập thể, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí và có hình thức khen thưởng thích đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp trực tiếp cho công tác giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8

Giai đoạn từ 2016 - 2020, đã trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng 13 di tích, trong đó có 01 di tích đặc biệt (Nhà đày Buôn Ma Thuột); 02 di tích quốc gia (thác Drai Yông, Khu căn cứ Kháng chiến tỉnh Đắk Lắk 1965- 1975); 10 di tích cấp tỉnh (Điểm cao 519, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Địa điểm Trận chiến đấu phòng ngự chốt buôn Tring năm 1973, Tượng đài Thành Quả

thuộc Đoàn 333, Sở Chỉ huy – Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3, Đồn điền Rossi, thác Buôn HNgô, thác Drai Y Bar, Thác Bay, Hang đá Ba Tầng). Việc lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ, Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Về thực hiện đầu tư dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Đã triển khai tu bổ, phục hồi được 8/38 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Tổng kinh phí: 133.792.000.000đ (Một trăm ba mươi ba tỷ, bảy trăm chín mươi hai triệu đồng), cụ thể:

- Giai đoạn trước năm 2016:

+ Nhà đày Buôn Ma Thuột thuộc địa bàn phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà


đày được trùng tu 2 lần vào các năm 2005, 2006 với tổng kinh phí là 6.600.000.000đ.

+ Di tích Đồn điền CADA thuộc địa bàn xã Ea Yông, huyện Krông Pắc được xếp hạng là di tích Quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26/01/1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Di tích đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương trùng tu, tôn tạo tại Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk với tổng kinh phí 10.604.000.000đ.

+ Di tích lịch sử Hang đá Đắk Tuôr thuộc Buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông được xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 1371/QĐ ngày 03/8/1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 1996, Bộ Văn hóa - Thông tin đã đầu tư kinh phí làm đường từ UBND xã vào đến di tích với tổng chiều dài 5 km. Trong giai đoạn 2009-2010 đã đầu tư trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích với tổng kinh phí là 8.107.000.000đ.

+ Di tích lịch sử Số 04 Nguyễn Du được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26/01/1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2011, di tích đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1346/QĐ- UBND ngày 31/5/2011 của UBND tỉnh với tổng kinh phí là: 5.830.730.000đ.

+ Di tích lịch sử Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA, tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắc được xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 3518/2012/QĐ-BVHTTDL ngày 17/9/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Di tích đã được tu bổ, tôn tạo hạng mục Khu Miếu thờ CADA tại Quyết định số 2073/QĐ-SVHTTDL ngày 31/10/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tổng kinh phí là: 1.564.533.000đ.

+ Di tích kiến trúc tháp Chăm Yang Prong thuộc thôn 5, xã Ea Rôk, huyện Ea Súp được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 1371/QĐ


ngày 03/8/1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2013, đã đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với tổng kinh phí: 11.877.150.000đ.

+ Di tích danh lam thắng cảnh thác Drai K’nao thuộc xã Krông Jing, huyện M’Đrắk được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 3519/QĐ- BVHTTDL ngày 17/9/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND tỉnh đã giao quyền quản lý nhà nước cho địa phương trực tiếp quản lý tại Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh; UBND huyện tiếp tục giao cho UBND xã Krông Jing trực tiếp quản lý nhà nước đối với di tích tại Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 02/7/2014, đồng thời giao Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Mđrắk trực tiếp quản lý, đầu tư, khai thác và phát huy giá trị Di tích, với tổng kinh phí: 17.966.000.000đ (ngân sách 2.317.000.000đ, doanh nghiệp 15.650.000.000đ).

+ Di tích lịch sử Đình Lạc Giao thuộc địa bàn phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 168VH/QĐ ngày 02/3/1990 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2014, đã được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ công trình, hạng mục di tích với tổng kinh phí là: 1.244.000.000đ.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Di tích danh thắng thác Drai Sáp Thượng, thuộc xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 01/1999/QĐ-BVHTT ngày 04/01/1999 của Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Di tích thác Drai Nur thuộc xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 326/QĐ-BVHTTDL ngày 26/01/2011của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các di tích nói trên đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư tại Công văn số 2829/UBND-KGVX ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh, với tổng kinh phí là: 70.000.359.891đ.


+ Di tích lịch sử Đình Lạc Giao thuộc địa bàn phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 168VH/QĐ ngày 02/3/1990 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2014 và 2018 đã được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ công trình, hạng mục di tích, với tổng kinh phí là: 1.244.440.000đ.

2.2.3.2. Về nguồn lực con người

Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích hiệu quả cần có nguồn nhân lực con người đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quan tâm đến việc thường xuyên đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh nhà. Ngoài việc đào tạo cho nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn chú trọng đến việc tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về pháp luật, di sản văn hóa, nghiệp vụ di tích cho đội ngũ làm công tác bảo tồn và phát huy di tích tại cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời huy động, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như bả tồn và phát huy di tích hiệu quả.

2.2.4. Kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích

UBND tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực quản lý, thanh tra, giám sát và chỉ đạo tốt các hoạt động quản lý di tích về trùng tu, tôn tạo; Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước cấp, thực hiện tự kiểm tra và kiểm tra việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được tiến hành khá thường xuyên bởi các cơ quan, đơn vị như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh; riêng Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài


chính, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên làm việc với UBND tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nắm bắt tình hình nhằm phối hợp tham mưu cho tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý. Qua kết luận của các tổ chức, ngành chức năng hầu hết kết quả thanh tra, kiểm tra đều đáng giá cao công tác chấp hành pháp luật trong công tác trùng tu tôn tạo để phát huy giá trị di tích.

Để tăng cường hiệu quả quản lý ngành, hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra các vấn đề có liên quan đến chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di tích để báo cáo UBND tỉnh như: tu bổ, tôn tạo di tích, bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích, lấn chiếm đất đai, nạn mê tín dị đoan trong lễ hội…; Theo dõi, tiếp nhận thông tin phản ánh từ nhân dân về những vi phạm có liên quan đến việc quản lý di tích để có biện pháp kịp thời hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo pháp luật. Đổi mới công tác phối hợp liên ngành, tăng cường liên kết quản lý, tổ chức kiểm tra theo định kỳ và xử lý đơn thư khiếu nại các vụ vi phạm trong di tích hiệu quả và đồng bộ.

Triển khai có hiệu quả phân cấp về quản lí di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, phân công cán bộ giám sát hoạt động bảo tồn, khai thác di sản văn hóa; Hướng dẫn các địa phương quản lí, sử dụng các nguồn tài chính của các di tích như tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ... theo định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu của di tích cho việc tu bổ, tôn tạo di tích; Thường xuyên thanh tra, xử lý hành chính với những trường hợp xâm hại, lấn chiếm làm ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích; kiểm tra thực tế các báo cáo định kỳ của các đơn vị quản lý di tích tại Phòng Văn hóa – Thông tin cấp huyện, rà soát việc quy hoạch, kiểm kê danh mục hệ thống di tích.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả việc bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau,


nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng thực hiện khá tốt hoạt động tôn vinh, biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích trong hoạt động này.

Trên cơ sở đó, hàng năm, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch của tỉnh đến các Sở, ban, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ học tập, phấn đấu. Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết công tác thi đua qua đó biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua. Nhiều cá nhân, tập thể đã đạt thành tích xuất sắc và nhận được bằng khen của các cấp, tạo niềm vui và động lực cho những thành tích đã đạt được nói chung và công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh Đắk Lắk đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong đó, vai trò quản lý của nhà nước về di tích được thể hiện qua các hoạt động:

- Nhiều văn bản pháp lý được ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa.

- Bộ máy quản lý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã phân cấp quản lý đến cấp xã và được quan tâm để kiện toàn, nâng cao chất lượng. Các cơ quan quản lý văn hóa cấp tỉnh đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý di tích.

- Nguồn vốn của nhà nước cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích được sử dụng đúng mục đích. Việc xã hội hóa nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được đẩy mạnh, khuyến khích được người dân trong việc góp công, góp sức phát huy giá trị di tích.


- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chú trọng việc tổ chức nghiên cứu, sưu tầm về những giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích làm cho giá trị của di tích được nâng lên, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Đồng thời, chỉ đạo, tư vấn, giúp đỡ các địa phương tổ chức lễ hội tại các di tích theo đúng phong tục truyền thống của địa phương và đảm bảo các quy định về lễ hội do nhà nước quy định.

- Việc tuyên truyền phát huy di sản văn hóa, phục vụ công tác giáo dục truyền thống xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và phục vụ phát triển kinh tế, du lịch không những tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh mà đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Đắk Lắk đến các tỉnh bạn và quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về các văn bản luật, dưới luật về di sản văn hóa, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở các cấp; Việc nghiên cứu, lập hồ sơ, tiến hành xếp hạng di tích được thực hiện có hiệu quả.

- Thẩm định việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tích được thực hiện tốt. Hàng chục di tích đã được cấp vốn để thực hiện việc chống xuống cấp, tu bổ tôn tạo.

- Chú trọng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hiện trạng từng di tích, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm hàng rào và có lý lịch cho từng di tích để thuận lợi trong công tác quản lý; Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển giá trị di tích; Tổ chức thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định nhằm hạn chế tình trạng xâm hại di tích.

- Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai liên quan đến di tích được xử lý hiệu

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí