Văn Bản Của Đảng Và Nhà Nước Về Công Tác Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa


đối tượng theo những mục tiêu đã định” [29,tr.3].

Tại sao phải quản lý xã hội? vì hoạt động này nhằm xác định mục tiêu, hoạch định kế hoạch hành động và tổ chức giúp cá nhân, nhóm, tổ chức đạt được mục đích đã xác định; thỏa mãn được nhu cầu phát triển cá nhân và xã hội. Quản lý cũng là hoạt động giúp xây dựng, phát triển và thể hiện hệ giá trị, niềm tin, động cơ, chuẩn mực văn hóa của tổ chức và của các nhóm thành viên, tạo điều kiện giúp các thành viên của tổ chức này tiếp xúc và quan hệ với các tổ chức khác. Chính vì vậy, nếu tổ chức tốt hoạt động quản lý sẽ góp phần giải quyết các mâu thuẫn, xung đột có thể xẩy ra giữa các cá nhân, nhóm xã hội và các tổ chức các cộng đồng.

1.1.1.4. Quản lý di tích lịch sử văn hóa.

Quản lý văn hoá là một thuật ngữ mới. Trong khoa học, người ta có thể tiếp cận với văn hóa hoặc riêng rẽ hoặc tổng hợp trên ba bình diện: Văn hóa với tính cách một nền văn hóa; Văn hóa với tính cách những cái/thuộc tính văn hóa; Văn hóa với tính cách những hoạt động văn hóa. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về khái niệm quản lý hoạt động văn hóa.

Hoạt động văn hóa là “những quá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối giao lưu và tiêu dùng những giá trị văn hóa tinh thần, nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những tác phẩm văn hóa của con người sinh ra và cũng chính là để hoàn thiện chất lượng sống của con người trong xã hội” [40, tr.24]. Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, xét cho cùng cũng là một phần của công tác quản lý DSVH nói chung và quản lý DTLSVH nói riêng. Phát


huy giá trị DTLSVH gồm các hoạt động: Tổ chức tham quan tại di tích; Quảng bá di tích trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu di tích; Đưa di tích đến với ngành công nghiệp du lịch Phát huy giá trị DSVH là một hoạt động nhằm khai thác những giá trị của di sản để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần phát triển KT- XH của đất nước, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ DSVH dân tộc. Phát huy có nghĩa là: “làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nở nhiều hơn” [55, tr.1321].

Quản lý DSVH là “một quá trình theo dõi, định hướng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển của các DSVH trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị của chúng; đem lại lợi ích to lớn, nhiều mặt, lâu dài cho cộng đồng dân cư, chủ nhân của các DSVH đó” [40, tr.8]. Quản lý DTLSVH là một hoạt động nằm trong công tác quản lý DSVH. Theo quan điểm khoa học phổ biến hiện nay, quản lý DSVH không chỉ đơn thuần là quản lý những giá trị vật thể mà quan trọng hơn là người làm công tác quản lý phải biết cách “đánh thức” những giá trị văn hóa phi vật thể để có tác động tích cực đến đời sống cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý DTLSVH cũng chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLSVH, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Các DTLSVH cần được tôn trọng và bảo vệ vì đây là tài sản vô giá, là tài nguyên kinh tế du lịch không bao giờ cạn kiệt nếu chúng ta biết khai thác một cách khoa học. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như đặc thù của nước ta hiện


Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - 3

nay thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời bảo tồn được các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc.

1.1.2. Văn bản của Đảng và nhà nước về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa

Trong khi tiến hành nhiệm vụ quản lý di tích cần phải tuân thủ đi đúng hướng theo những đường hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Những đường hướng thể hiện rõ trong các văn bản đã được ban hành, đó chính là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý DTLSVH.

- Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã thông qua Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998:”Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Nghị quyết đã khẳng định: DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH được coi là 1 trong 10 nhiệm vụ cụ thể trong sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa. Bản sắc dân tộc ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng được bồi đắp thêm bởi nhiều nhân tố, những giá trị văn hóa bền vững, những tinh hoa kết đọng qua từng thời kỳ lịch sử dân tộc, thể hiện ở các DSVH bao giờ cũng là cái cốt lõi. Chính với ý nghĩa đó, Nghị quyết nhấn mạnh phải hết sức coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Hội nghị lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nghị quyết khẳng định: Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài


hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

- Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009

Những nội dung cơ bản của Luật đã bám sát và đáp ứng được những nhu cầu trong cơ chế điều hành đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; toàn dân sống, học tập và làm việc theo pháp luật.

Luật Di sản văn hóa ra đời đã tạo ra những cơ sở pháp lý để triển khai một loạt các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Chương 1 của luật quy định rõ các khái niệm về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh... Chương 4 quy định cụ thể về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Chương 5 có nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa, đặc biệt là điều 54 của luật này. Qua đó xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH, chỉ rõ những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm di tích; quy định trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo tồn DSVH. Những quy định của Luật Di sản văn hóa được xây dựng theo hướng cởi mở, sát với thực tiễn nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và môi trường thuận lợi cho việc đầu tư


phát triển kinh tế của đất nước nói chung và thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng, đồng thời góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, hội nhập cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình đưa Luật Di sản văn hóa áp dụng vào thực tiễn bên cạnh những mặt tích cực, cũng nảy sinh một số hạn chế như chưa xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, dẫn đến tình trạng thương mại hoá di tích. Một số di tích có xu hướng bị biến dạng bởi những hoạt động thương mại, tưởng chừng như đóng góp vào ngân sách của địa phương nhưng thực chất là đang phá huỷ di tích, làm mất đi những giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học và kiến trúc thẩm mỹ của di tích.

- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 06/11/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.

Đây là văn bản quy phạm dưới luật nhằm hướng dẫn và cụ thể hoá những quy định trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý DTLSVH.

- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/09/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

Nghị định nhằm hướng dẫn cụ thể hóa Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và các vấn đề về quy hoạch bảo tồn và khôi phục di tích lịch sử; thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích - văn hóa và danh lam thắng cảnh


Thông tư hướng dẫn về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Với đối tượng lập hồ sơ khoa học là công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa có đủ tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

- Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Thông tư này quy định về điều kiện năng lực và điều kiện hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; nội dung hồ sơ thiết kế tu bổ di tích, thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích.

- Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Thông tư này hướng dẫn việc xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

- Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ:quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


Nghị định quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Một số văn bản của tỉnh Ninh Bình:

- Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015".

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, đinh hướng đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau: Quan điểm phát triển; Mục tiêu phát triển; Các đinh hướng phát triển chủ yếu; Các giải pháp thực hiện quy hoạch. Giao sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố công bố công khai Quy hoạch và tổ chức thực hiện.

- Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết đã đánh giá kết quả phát triển du lịch trong những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay; Đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Giao UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể và tiến độ thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ đã nêu trong nghị quyết, phân công rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp kết quả, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị uỷ căn cứ vào Nghị quyết và kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình, chủ động triển khai và phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện.

- Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di


tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Quy chế gồm 4 chương 32 điều, quy định đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;Nội dung quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm: kiểm kê, phân loại đăng ký bảo vệ di tích, điều kiện xếp hạng di tích, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích, tổ chức xét, quyết định xếp hạng di tích, trao nhận quyết định và bằng xếp hạng di tích, các tổ chức quản lý, cắm mốc giới bảo vệ di tích, quản lý đất đai thuộc di tích, quản lý công trình kiến trúc, điêu khắc, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội tại di tích, các hoạt động nghiên cứu, phát huy giá trị di tích; Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

1.1.3. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa

Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; các Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Di sản văn hóa đã cụ thể hóa đường lối, chính sách pháp luật, thể hiện tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH được quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, cụ thể như sau:

Điều 54: Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023