Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Ở Địa Phương Trong Khai Thác Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Trong Du Lịch


2.1.6. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong du lịch

Chính quyền địa phương bao gồm chính quyền cấp thành phố, cấp quận và cấp xã.

2.1.6.1. Về chính quyền cấp Thành phố

Trong thời gian quan, để phát triển du lịch, Tp. HCM đã thực hiện được nhiều hành động quan trọng mang tính chiến lược, định hướng và cụ thể giành cho ngành du lịch của Thành phố. Thành phố đã lập ‘Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tp. HCM giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến 2025” với những định hướng quan trọng về phát triển du lịch như:

- Du lịch nhân văn với sản phẩm chính là các di tích lịch sử -văn hoá là một bộ phận quan trọng trong phát triển chiến lược của Thành phố.

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cường quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực là trọng tâm hướng tới của ngành du lịch Thành phố. Với định hướng này, Thành phố đang nỗ lực tạo ra sản phẩm du lịch có thể cạnh tranh, có thể góp phần mạnh mẽ hơn vào sự phát triển của Thành phố năng động nhất của cả nước.

- Theo đó, Tp. HCM tập trung khai thác, tận dụng lợi thế của thành phố về các loại hình du lịch mua sắm, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị và du lịch văn hóa - lịch sử phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Và đến lượt nó, du lịch trở thành một kênh quan trọng để quảng bá cho Thành phố và thu hút các nhà đầu tư từ nươc ngoài.

- Không những vậy, Tp. HCM không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm du lịch từ những sản phẩm du lịch gắn với các hoạt động thương mại, đến du lịch sinh thái, du lịch nhân văn, và đang tăng cường phát triển du lịch đường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

sông. Sự đang dạng hoá trong sản phẩm du lịch không những tăng sức hấp dẫn của một thành phố du lịch mà còn thể hiện sự xứng tầm về phát triển về du lịch ở một thành phố phát triển như Tp. HCM.

- Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động du lịch, Tp. HCM còn đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong cả nước để hình thành nên những tour du lịch liên tỉnh. Chẳng hạn như chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Lâm Đồng giai đoạn 2013-2018 tại Lâm Đồng. Đây là chương trình liên kết ba tỉnh trong việc khai thác thế mạnh về du lịch của ba địa phương để tạo ra sự chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, thú vị với nhiều trải nghiệm phong phú và hấp dẫn.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 8

- Tp. HCM còn tích cực, chủ động tham gia các sự kiện văn hoá, du lịch để quảng bá du lịch, hình ảnh của Thành phố và thu hút khách du lịch đến Thành phố. Có thể kể ra Liên hoan ẩm thực, Món ngon các nước, Lễ hội bánh kẹo lần đầu tiên tổ chức tại thành phố vào đầu năm 2013. Các sự kiện quốc tế cũng được quan tâm tham gia như Hội chợ du lịch quốc tế WTM tại Anh; và Hội chợ du lịch CITM.

Theo nhận định của đại diện Phòng Văn hoá - Thể thao - Du lịch thì Thành phố tuy có nhiều chương trình phát triển du lịch, nhưng cho toàn thành phố. Nhiều chương trình rất hay và đặc sắc thì lại được tổ chức ở những quận trung tâm, Quận ít có chương trình riêng, đặc thù diễn ra trên địa bàn Quận 8, nếu có thì chỉ diễn ra vài ngày, chứ không có thường xuyên.

“Chính quyền thành phố cũng có nhiều chương trình phát triển du lịch cho toàn thành phố, rồi Quận 8 ăn theo thôi. Chứ hiếm có chương trình nào tập trung thật sự cho riêng Quận 8 cả. Gần đây có hướng khai thác du lịch đường thuỷ thì có liên quan nhiều đến Quận 8”. (Phỏng vấn sâu, Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND Quận 8).


2.1.6.2. Về chính quyền Quận 8

Hàng năm chính quyền Quận 8 xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của quận. Trong các kế hoạch, quận đều xác định trọng tâm là khai thác hợp lý, hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá của quận. Chính quyền Quận 8 cũng có nhiều nỗ lực trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá, cụ thể như:

Thực hiện khảo sát các tuyến đường, cảnh quan Quận 8 có đặc điểm nổi bật, điểm lên hàng hay trung chuyển hàng hóa mang tính địa phương, hoạt động mậu dịch tập trung, có khả năng trở thành trung tâm tham quan và mua sắm trên địa bàn [38].

Tổ chức khảo sát thủy triều sông Rạch Ông Lớn từ cảng Phường 1 đến cảng Phú Định Phường 16 qua Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền Phường 7; các điểm lên hàng, bến đò, các bờ kè kênh rạch trên các tuyến kênh sông Tàu Hủ, Rạch Ông, khu ẩm thực Phường 8, Hội sinh vật cảnh Phường 5

… để định hướng quy hoạch phát triển ngành nghề kinh doanh và điểm đến tham quan mua sắm, ăn uống… tại các khu vực trên.

Rà soát các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, hoạt động đờn ca tài tử, biểu diễn võ thuật... hiện có trên địa bàn để từ đó phát huy thành những điểm sáng văn hóa của Quận 8 nói riêng và thành phố nói chung.

Chủ động liên hệ phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao, Sở Du lịch thành phố tiến hành khảo sát, đề ra kế hoạch kết nối giữa điểm đến du lịch Chùa Long Hoa (Phường 15) với các di tích lịch sử, tín ngưỡng - tôn giáo hiện có để từ đó hình thành điểm đến du lịch và phục vụ nhu cầu của khách tham quan đường sông cũng như đường bộ, ví dụ như: Chùa Pháp Quang (Phường 5), Đình Bình Đông và Nhà Tưởng niệm Bác Tôn (Phường 7), Đài liệt sĩ (Phường 7), các điểm du lịch thương mại - dịch vụ nổi bật của Quận 8 và thành phố (Chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền, Cảng sông Phú


Định; Khảo sát bờ kè dọc Bến Bình Đông Phường 11, 13, 14 và 15 để phát triển phố ăn đêm và Chợ hoa Tết hàng năm, phát triển Chợ trái cây theo định kỳ (Lễ, Tết), mua bán hoa cây kiểng và Chợ hoa Tết.

Thế nhưng, trên thực tế phát triển du lịch gắn với khai thác di tích lịch sử

- văn hoá không thể diễn ra theo tình trạng cục bộ, có nghĩa là tách rời giữa Quận 8 với các quận khác, mà phải có sự gắn kết giữa các quận, quận của Tp. HCM. Với đặc thù về vị trí địa lý, Quận 8 thường không phải là điểm đến cuối du lịch mà chỉ là nơi du khách ghé qua. Chính vì vậy, sự phụ thuộc về mặt phát triển du lịch khai thác di tích lịch sử - văn hoá vào thành phố càng rõ nét hơn so với các quận khác. Cho nên dù chính quyền Quận 8 có năng động tới đâu, cũng khó có thể một mình phát triển được hoạt động du lịch.

“Khó lắm, chúng tôi ở Quận mà. Không quyết được. Tất cả phải xin từ Thành phố xuống, lắm lúc chờ đợi. Rồi cái gì cũng phải hỏi ý kiến chỉ đạo ở trên. Một mình Quận không thể phát triển du lịch được. Quận chúng tôi khác với Quận 1 nhiều lắm, đều là do vị trí địa lý”. (Phỏng vấn sâu, Hoàng Ngọc Loan, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8).

2.2. Khái quát về di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM

Địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng địa bàn Quận 8 đã từng hiện hữu cách đây trên 300 năm và luôn gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn-Gia Định [4]. Chính vì vậy, nơi đây tồn tại nhiều di tích văn hoá -lịch sử. Sau đây là một số di tích văn hoá lịch sử của Quận 8.

2.2.1. Đình Bình Đông

Đình Bình Đông được xây dựng cùng thời gian với việc thành lập thôn Bình Đông, tổng Tân Phong, quận Tân Long, phủ Tân Bình (1818-1836), trên cù lao ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi thuộc Phường 7, Quận 8 [29].

Đình Bình Đông được xây dựng từ ngày 29-11-1952, có sắc phong năm


Tự Đức ngũ niên (1853). Sắc phong cho thần “Thành hoàng bổn cảnh” của thôn Bình Đông, quận Tân Long, ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý (08-01-1953) [29].

Năm 1922 Đình Bình Đông được trùng tu với mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ dạng Đình Nam Bộ: võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh có nhà nghĩa từ. Đến năm 1930, mái ngói được thay bằng ngói đại ống hai lớp, vách trét o dước, nền gạch tàu [29]

Năm 1968 trong cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy Mậu Thân, Đình bị đánh bom sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991, đình mới được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bê tông- cốt thép) nhưng kiến thức tổng thể vẫn giữ nguyên [29]. Lần xây dựng này có thêm nhà truyền thống. Toàn bộ khung cảnh không thay đổi nhưng kết cấu không còn nét xưa.

Trong chánh điện còn phải kể đến bao lam chạm trổ hình dáng mai, lan, cúc, trúc, mẫu đơn, sóc, giác trên các loại gỗ quý [29]. Các hoành phi đáng kể như Bình Đông Đình có ghi niên đại 1870 treo ở cửa chánh điện và bức “Diệu-Diệu anh linh” niên đại 1850 [29]. Trong nhà nghĩa từ bài trí hai bàn Tiền hiền và Hậu hiền với đầy đủ hiện vật thờ cúng. Nhà truyền thống trưng bày một số hình ảnh minh hoạ thời gian cụ Tôn Đức Thắng hoạt động tại Sài Gòn những năm 1925-1929; lúc đó Đình Bình Đông là điểm liên lạc, hội họp của Công hội đỏ và những nhóm công nhân yêu nước vùng Bình Đông, rạch Cát, Xóm Củi [29].

Ngày 27 tháng 9 năm 1997, Đình Bình Đông được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là di tích lịch sử của cả nước [29].

2.2.2. Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm

Đầu tiên tên chùa là Huệ Lâm. Sau được vua Thành Thái ban sắc tứ nên gọi là Sắc Tứ Huệ Lâm. Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm toạ lạc tại số 154 đường Tùng


Thiện Vương, Phường 11, Quận 8. Chùa được xây dựng khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thuộc hệ phái lâm tế. Là ngôi chùa cổ nhất ở Quận 8.

Diện tích khoản 1.200 m2,, là toà nhà năm gian hai chái có khoảng sân rộng phía trước, được xây theo kiểu kiến trúc cổ với tường gạch, mái ngói và bộ cột kèo bằng gỗ quý. Giữa sân có hai đài tháp thờ Quan Âm Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.

Chính diện là năm gian nhà chính điện là nơi thờ tự chính, chái trên bên trái là nơi thờ cốt bá tánh, văn phòng Ban Đại diện Phật giáo Quận 8, phòng tiếp khách, chái bên phải là nhà liêu dành cho các sư nữ.

Các điện thờ chính điện được bài trì ở phía cuối chính điện, gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, bên trái thờ Quan Âm Bồ Tát, bên phải thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát [20].

Dọc theo bên trái chính điện có ba bàn thờ: Phía trong cùng là bàn thờ Thập điện Diêm Vương; bên trái bàn thờ Thập điện Diêm Vương là bàn thờ Địa mẫu nương nương; bên cạnh bàn thờ Địa mẫu có bàn thờ Quan Âm Bồ Tát.

Sát góc trái gần cửa ra vào đặt một giá chuông lớn với một địa hồng chung. Dọc theo tường bên phải chính điện cũng có ba bàn thờ đạt đối diện với ba bàn thờ bên trái. Chính giữa là bàn thờ Định Phúc Táo Quân, Chúa Tiên Nương Nương và Phúc Đức Chính Thần. Tiếp theo có bàn thờ Hộ pháp và Ngọc Hoàng đại đế rồi đến một giá trống đăt gần cửa ra vào.

Tổ đường là nơi thờ Tổ sư của giáo phái và các đời trụ trì chùa, được đặt ở gian giữa, sát bức tường ngăn ách chính điện và tổ đường, hướng ra sân thiên tỉnh. Ở vách tường bên trên bàn thờ tổ treo bức tranh vẽ Tổ sư Đạt Ma. Phía trên bức tranh này là tấm hoành phi “Tổ ngưỡng trùng quang” được làm nhân dịp trùng tu chùa.


Bàn thờ tổ bày mười linh vị của các vị hòa thượng đời thừ 37, 38, 39, 40, 43 của dòng Lâm Tế Phật giáo.

Tiếp nối với tổ đường là trai đường thờ Quan Âm Chuẩn Đề. Bên trên hương án, treo ở đả ngang một tấm hoành phi chạm chìm hàng chữ Hán “Sắc tứ Huệ Lâm tự”.

Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm là ngôi chùa cổ nhất trong hơn năm mươi ngôi chùa ở Quận 8 và là một trong những ngôi chùa cổ ở Tp. HCM. Trong quá trình hơn hai trăm năm tồn tại, chùa Huệ Lâm từng là một danh lam được vua Thành Thái ban sắc phong tặng. Ngày nay Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm vẫn còn giữ được nét cổ kính với kiểu nhà năm gian hai chái, cột gỗ mái ngói cùng các hiện vật giá trị.

Mặc dù một số tượng gỗ quý gắn với thời kỳ đầu của chùa đã bị thất lạc, hiện ở Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm vẫn còn các bộ tượng mang phong cách điêu khắc gỗ thế kỷ XIX như bộ tượng Thập Điện Diêm Vương và bốn Phán quan, bộ tượng Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu, tượng Hộ Pháp, tượng Tiêu Diện Đại sĩ. Một số tượng được thờ từ khoảng những năm 1960 như tượng Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát,… đều mang giá trị nghệ thuật nhất định. Các hiện vật như hoành phi, câu đối, bao lam,… thể hiện được nghệ thuật chạm khắc gỗ đầu thế kỷ XX, nổi bật là bộ sám bài gồm năm bức phù điêu chạm nổi một cách tinh xảo, sinh động hình ảnh Phật Thích Ca tọa thiền trên tòa sen, các vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí cưỡi trên linh thú. Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử xây dựng và quá trình phát triển của Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm phản ảnh sự phát triển của Phật giáo ở khu vực Quận 8 ngày nay, một nơi dân cư còn khá thưa thớt vào cuối thế kỷ XVIII lúc chùa được xây dựng.

2.2.3. Đình Phong Phú

Đình Phong Phú toạ lạc tại số 46 đường Phong Phú, phường 12, Quận 8.


Đền được xây dựng khoảng từ năm 1816 -1833, cùng thời với thành lập thôn Phong Phú, làm nhà việc và là nơi thờ phụng các vị thần linh theo tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Lúc đầu đình toạ lạc trên bờ kênh Đôi, đến khoảng năm 1917, đình được dời đến vị trí hiện nay. Việc thờ cúng ở đình Phong Phú thể hiện sự hiện diện của người Hoa trong cộng đồng dân cư tại khu vực.

Theo Địa bạ tỉnh Gia Định lập năm 1836, thôn Phong Phú thuộc Tổng Tân Phong Hạ, quận Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Tuy đã vài lần trùng tu đình Phong Phú vẫn giữ được kiến trúc cổ với cột tròn, bộ giàn tròn bằng gỗ quý và bốn nóc lợp ngói âm dương. Trong đình còn nhiều đồ thờ cúng, trang trí gắn liền với lịch sử đình có giá trị nghệ thuật như khám thờ, bao lam, hoành phi, liễn đối, lỗ bộ, đỉnh trầm, lư hương.

Sự thờ cúng còn phản ánh giao lưu văn hoá ở vùng đất có nhiều gốc Hoa sinh sống cạnh người Việt.

Ngày 27 tháng 4 năm 2009, Ủy ban nhân dân Tp. HCM công nhận đình Phong Phú là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.

2.2.4. Đình Hưng Phú

Đình Hưng Phú toạ lạc tại số 617/19 Bến Ba Đình, Phường 9, Quận 8. Đình được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX khi thôn Hưng Phú được thành lập. Theo Địa bạ tỉnh Gia Định do triều Nguyễn lập năm 1836 thôn Hưng Phú thuộc tổng Tân Phong Trung, quận Tân Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Ngoài chức năng là trụ sở hành chính, nơi sinh hoạt cộng đồng, Đình còn là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, đình còn thờ các vị thần khác theo truyền thống tín ngưỡng Nam Bộ.

Đường nằm bên bờ con kênh Tàu Hủ, rất thuận tiện cho việc đi lại trong điều kiện giao thông thế kỷ XIV. Trước kia cổng đình hướng ra dòng kênh nhưng khoảng năm 1920, hướng đình bị đổi ngược lại nên hiện nay cổng đình

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí