Kinh Nghiệm Ở Một Số Địa Phương Về Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích


hội nhập quốc tế mang lại cho đất nước, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần có nhận thức đúng đắn và toàn diện về công cuộc hội nhập quốc tế. Tận dụng và phát huy các cơ hội, đồng thời, qua nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý di sản văn hóa của các quốc gia khác để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, phù hợp với điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Yếu tố chính trị: Trong mỗi giai đoạn phát triển, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền là cơ sở để Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, Nhà nước trong mỗi thời kỳ đều phải sử dụng phương thức quản lý nhà nước để hoàn thành được mục tiêu chính trị. Mọi hoạt động của Nhà nước không thể đi ngược lại các mục tiêu chính trị, các quy định của Nhà nước đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hướng chính trị trong xã hội. Những định hướng chính trị có tác động và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước, môi trường chính trị trong nước và quốc tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xã hội trên tất cả các phương diện, từ chủ thể quản lý - nhà nước đến đối tượng quản lý - công dân và xã hội, từ phương thức quản lý

- quyền lực nhà nước đến mục tiêu quản lý - mục tiêu chính trị của Đảng.

- Yếu tố kinh tế: Là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về di tích nói riêng. Quản lý nhà nước phải dựa trên nền tảng cơ sở kinh tế của đất nước. Để có thể thực hiện các chính sách quản lý nhà nước hữu hiệu đối với di tích đòi hỏi phải có các nguồn lực kinh tế đảm bảo thực hiện. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những yếu tố tiêu cực trọng lợi ích vật chất làm cho những giá trị văn hóa của các di tích cũng bị tác động ảnh hưởng. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự chọn lựa tất yếu để phát triển kinh tế, thay đổi phương thức sức sản xuất vật chất trong xã hội nhằm hiện đại hóa đất nước. Do vậy, văn


hóa tiên tiến phải là văn hóa thích ứng với kinh tế thị trường định hướng XHCN, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển. Hiện nay, mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích là vừa bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di tích đồng thời vừa phát huy giá trị di tích phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng, là yếu tố tác động tích cực tới hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về di tích.

- Yếu tố văn hóa, truyền thống, tập quán: Trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI , xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xác định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang những nét đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc, xu hướng coi trọng sự ổn định lâu dài, quan hệ láng giềng gần gũi, tâm lý ngần ngại trước những thay đổi, ngại va chạm, ưa dĩ hòa vi quý, ý thức cộng đồng văn hóa vùng miền và văn hóa làng xã. Từ lịch sử và những ảnh hưởng của hệ tư tưởng về văn hóa, truyền thống, tập quán sẽ tác động ảnh hưởng quan trọng đến chính sách quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Yếu tố pháp lý: Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích được thiết lập trên cơ sở không gian pháp lý hoàn thiện. Pháp luật là một trong những công cụ quản lý quan trọng nhất để tác động đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản đặt ra. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần phải thiết lập được những điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động. Đó là cần ban hành cơ chế, chính sách phù hợp cùng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

có tác động nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá di tích; có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Yếu tố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và đội ngũ cán bộ, công chức:

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5

+ Những yếu tố nêu trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Việc tổ chức tốt một bộ máy có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là sử dụng cơ chế, chính sách đặc thù thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hướng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tác động của quá trình quản lý là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhà nước, các quy định pháp luật có chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và đặc biệt ở cấp địa phương.

+ Đội ngũ cán bộ, công chức là những người trực tiếp hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về di tích. Năng lực, trình độ của cán bộ, công chức tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về di tích. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý di tích đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước, có kinh nghiệm và năng lực thực tiễn. Ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Trình độ và năng lực của các cán bộ, công chức là nhân tố quan trọng


góp phần thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

+ Ngoài các yếu tố nêu trên, nhận thức của nhà quản lý cũng như nhận thức của cộng đồng về di tích có tác động ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Nhận thức khác nhau thì nội dung quản lý, phương thức quản lý, việc tạo lập thể chế, xây dựng chính sách cũng sẽ khác nhau, và tất yếu dẫn đến hiệu quả hoàn toàn khác nhau.

1.10. Kinh nghiệm ở một số địa phương về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Hiện nay, mỗi địa phương đều có cơ chế tổ chức và bộ máy quản lý nhà nước khác nhau về di tích phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước cần chú trọng đến công tác bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích; sự gắn kết với cộng đồng địa phương; nâng cao nguồn lực quản lý các di tích; thực hiện nghiêm túc việc quản lý các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; công tác tổ chức các hoạt động lễ hội gắn với di tích và đặc biệt là công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích, phát huy giá trị di tích trong đời sống cộng đồng. Nhiều di tích có giá trị nghệ thuật đặc sắc cần được bảo vệ nhưng vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã và đang bị quá trình tôn tạo, trùng tu làm cho khác xa so với nguyên gốc, thậm chí trở thành “phiên bản mới”.

Trong những năm qua, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích của nước ta được triển khai khá đồng bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, các di tích được phát huy tối đa giá trị lịch sử - văn hóa của mình, đồng thời tạo nên điểm đến du lịch văn hóa độc đáo, điển hình như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng… Tại các địa phương này, di tích trở thành nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời công tác quản lý nhà nước về


bảo tồn và phát huy giá trị di tích luôn được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả. Việc tìm hiểu, đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại các địa phương nêu trên sẽ giúp tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhất đối với tình hình thực tiễn tại Đắk Lắk.

1.10.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại thành phố Hà Nội

Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của cả nước, có bề dày văn hóa phong phú và đa dạng. Đã từ bao đời, Hà Nội luôn được đánh giá là nơi có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú, đồng thời cũng mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là vùng đất có những công trình kiến trúc và di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, Hà Nội có trên

5.000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó di tích xếp hạng cấp quốc gia trên 1.000, cấp thành phố khoảng hơn 900, và hơn 3.000 di tích đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng.

Hà Nội có 03 di sản văn hóa thế giới là Hội Gióng, Hoàng Thành Thăng Long và Bia tiến sĩ Văn Miếu. Ngoài ra, Hà Nội còn có 02 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, đó là Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Phủ Chủ tịch. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có Văn Miếu - Quốc Tử Giám; khu vực Hương Sơn - quần thể di tích lịch sử - văn hóa. Tiêu biểu là cụm di tích Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh và nhiều di tích lịch sử quốc gia.

Trong những năm qua, Hà Nội đã phát huy tốt giá trị hệ thống di tích của Thủ đô, góp phần làm cho Hà Nội trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa du lịch của nước ta. Từ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích của thành phố Hà Nội, tác giả rút ra được một số kinh nghiệm sau:


Hà Nội đã chú trọng việc triển khai công tác lập hồ sơ, khảo sát, nghiên cứu và hoàn thiện quy trình, đưa ra những quy định cụ thể để lập hồ sơ xếp hạng di tích, có kế hoạch và biện pháp bảo vệ hệ thống di tích trong từng thời điểm thích hợp như bảo vệ di tích trong mùa mưa bão, phát huy giá trị di tích trong mùa lễ hội và các ngày kỷ niệm. Hà Nội rất chú trọng đến công tác phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học phục vụ công tác quản lý, tu bổ và tôn tạo di tích. Vì thế, hệ thống giá trị di tích đã phát huy tốt giá trị trong các hoạt động văn hóa, xã hội và phát triển du lịch.

Công tác giám sát, kiểm tra đối với di tích do quận, huyện làm chủ đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa được quan tâm thường xuyên. Nguồn nhân lực làm công tác bảo tồn, tu bổ di tích đã được thành phố Hà Nội tạo điều kiện tham gia vào các lớp tập huấn, học tập, tham quan giao lưu thực tế các địa phương khác về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp yêu cầu ngày càng cao của thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, Hà Nội ngày càng hoàn thiện quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước và công tác chuyên môn giữa các cấp, các đơn vị.

Hà Nội đã chủ động phối hợp với các địa phương trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm kê di tích để phát hiện các di tích đang xuống cấp hoặc có nguy cơ xuống cấp để có chính sách trùng tu, tôn tạo kịp thời. Đồng thời tham mưu cho chính quyền sử dụng hiệu quả nguồn vốn của thành phố để đầu tư cho các di tích trọng điểm. Ngoài ra, Hà Nội đã tập trung xây dựng kế hoạch, phân chia theo giai đoạn cho công tác bảo tồn, tu bổ các di tích để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa tôn tạo và phát huy các di tích. Triển khai quy hoạch chi tiết đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, làm biến dạng môi trường cảnh quan, mất cắp cổ vật tại các di tích.


Đầu tư đồng bộ cho quá trình bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử tiêu biểu để các di tích trở thành những di sản có chất lượng cao về khoa học, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển du lịch. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, tạo cơ chế thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cũng như tạo môi truờng văn hóa lành mạnh tại các di tích.

1.10.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có vị trí thuận lợi và giàu tiềm năng cho việc phát triển du lịch, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có khả năng đáp ứng du lịch cao, được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của đất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 48 di tích đã xếp hạng, trong đó: có 28 di tích cấp quốc gia; 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 19 di tích cấp tỉnh. Từ góc nhìn thực tiễn về mối quan hệ giữa việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa với phát triển du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, chính quyền địa phương cần đưa ra các giải pháp mang tính căn cơ và hữu hiệu trong việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy và khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả các di tích tại địa phương nhằm tạo ra và mang đến cho du khách một sản phẩm văn hóa du lịch mang tính đặc trưng của tỉnh nhà.

Thứ hai, cần quan tâm đến việc bảo vệ hành lang di tích và những vùng lân cận đáp ứng các tiêu chí về cảnh quan, môi trường, môi sinh và các dịch vụ kèm theo để phục vụ nhu cầu của du khách như: hệ thống đường giao thông, nhà vệ sinh, giữ xe, quà lưu niệm...Nhà nước phải ưu tiên và dành một phần kinh phí ổn định từng năm để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Bên cạnh đó, cũng


cần phải có chính sách xã hội hóa và tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng tham gia thực hiện.

Thứ ba, cần đầu tư đúng mức cho công tác thuyết minh di tích, xây dựng nội dung và tạo điểm nhấn cho các di tích tại địa phương theo hình thức đa ngôn ngữ để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng du khách khác nhau nhằm thu hút và tránh sự nhàm chán cho du khách trong những lần đến tiếp theo.

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu và quảng bá các giá trị di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế để người dân và du khách biết và hiểu thêm về các giá trị hiện có của địa phương và từ đó sẽ nảy sinh các nhu cầu được đến để tham quan và tìm hiểu về các di tích này.

Thứ năm, gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích với việc phát triển du lịch. Các di tích lịch sử văn hóa được xem là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ và từng bước trở thành một sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương. Khi ngành du lịch đưa du khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm các di tích lịch sử văn hóa bản địa, thì sẽ tác động và làm cho chính quyền và người dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm chăm lo gìn giữ bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị vốn quý của các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương mình. Một phần nguồn thu từ các hoạt động du lịch tham quan các di tích tại địa phương sẽ được quay trở lại tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di sản.

1.10.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là tỉnh có nhiều nét tương đồng với Đắk Lắk. Khi nhắc đến Lâm Đồng là nhắc đến vùng đất có sự ưu đãi của thiên nhiên về khí hậu, cảnh quan và là một trong những điểm đến du lịch được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Bên cạnh các cảnh quan thiên

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí