Đổi Mới Hoạt Động Kiểm Soát Và Giám Sát Nhà Nước Về Tài Chính


cũng cần ban hành chính sách phối hợp thông tin đào tạo và thị trường lao động, phát huy vai trò của lực lượng thị trường. Nhất là chính sách thúc đẩy các trường xây dựng chuẩn năng lực đầu ra. Thoả thuận chính sách sẽ được từng trường đại học hay một nhóm trường ký với Bộ GD&ĐT (hay được phê duyệt) cùng với các hướng dẫn tuân thủ chung. Bản thoả thuận cần tối thiểu 2 nhóm nội dung: i) tầm nhìn chiến lược và ii) kế hoạch tổng thể phát triển trường đại học với các nhiệm vụ cụ thể mà trường đại học phải thực hiện khi nhận sự đầu tư của Nhà nước.

Đối với thoả thuận thực hiện, các trường buộc phải ký với Bộ GD&ĐT về cách thức thực hiện chính sách đã được thoả thuận, mục tiêu chiến lược, kết quả mong đợi mà từng trường đại học hay nhóm trường đại học xây dựng theo định kỳ từ 3-5 năm. Bản thoả thuận thực hiện không nhất thiết phải giống nhau giữa các trường vì từng trường có thể chọn hướng đi riêng. Nhưng có bốn lĩnh vực cần nhấn mạnh: i) chương trình đào tạo; ii) kết quả đào tạo, nghiên cứu, và đánh giá về khả năng tự quản của trường đại học; iii) sự đóng góp và dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội và iv) cơ cấu tổ chức và sự trao quyền tự quản cho trường đại học.

Khung đảm bảo chất lượng thì gắn với việc đảm bảo kiểm định công nhận và công khai chất lượng trường đại học. Việc xã hội hoá hoạt động kiểm định, công nhận chất lượng cũng cần được quy định, từng bước hình thành văn hoá chất lượng. Song song đó, quy định chế độ kiểm toán việc sử dụng tài chính công để đảm bảo nguồn lực công đã được sử dụng cho mục tiêu chất lượng.

Khung bảo đảm trách nhiệm xã hội được thực thi cũng đòi hỏi Nhà nước duy trì quản lý chất lượng đối với các dịch vụ GDĐH nhập cảng nhằm bảo vệ quyền lợi người học. Đồng thời, xây dựng mối liên kết với các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế. Nhất là đẩy mạnh việc thành lập cơ quan điểm định độc lập nhà trường và chương trình; xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường. Đặc biệt, thực hiện công khai kết quả kiểm định chất lượng, gắn kết quả kiểm định với các chính sách tài chính và tiêu chí phục vụ việc tính toán chỉ tiêu tuyển sinh. Nhà nước cần hạn chế việc tạo ra hệ thống đại học hai cấp chất lượng khi tăng quyền tự chủ cho trường đại học.


Cũng cần thấy rằng bài toán chất lượng không có lời giải hoàn hảo vì chỉ có thể đạt được nhiều nhất hai trong số ba mục tiêu: chất lượng, thời gian và chi phí tại một thời điểm (Brandenburg, Zhu, 2007) [75, tr. 44]. Nếu muốn chất lượng tốt trong thời gian ngắn phải cần nhiều tiền hơn. Nếu muốn đạt chất lượng với chi phí thấp thì phải mất nhiều thời gian. Do đó, vấn đề là Nhà nước cần có lựa chọn thích hợp chứ không thể đặt ra yêu cầu chất lượng theo ý chí chủ quan.

Xây dựng cơ sở pháp lý để các cơ quan QLNN thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra và giám sát hoạt động công khai cam kết mục tiêu và chất lượng đào tạo, lực lượng giảng dạy và nguồn lực, công khai tài chính của trường đại học được xem là giải pháp hữu hiệu. Có như thế mới nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm. Tạo điều kiện để đại diện sinh viên và giảng viên có thể thực hiện tốt quyền (quyền dân chủ cơ sở) và có trách nhiệm giám sát sử dụng tài chính ở các cơ sở đào tạo.

Một biện pháp mang tính chức năng và truyền thống đảm bảo trách nhiệm xã hội của trường đại học là đổi mới công tác kiểm soát (thanh tra, kiểm tra và giám sát). Theo đó, Nhà nước, một mặt, cần thực hiện tốt vai trò điều phối và phối hợp các lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát như là các cơ quan hành chính, thanh tra, kiểm toán nhà nước, tổ chức xã hội, mà theo quy định được tham gia công tác này; một mặt, cần phải phối hợp linh hoạt các cơ chế và biện pháp khác nhau như cơ chế thương mại, phương pháp điều hành, biện pháp chuyên môn hay phương pháp thanh tra. Đảm bảo nguyên tắc chung là phòng ngừa, khắc phục khiếm khuyết và cải thiện. Đảm bảo hiệu lực QLNN, mọi quyết định quản lý điều chỉnh trường đại học phải có tác dụng rõ ràng.

Hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thực hiện trong tiến trình QLNN. Bên cạnh việc đánh giá công tác tổ chức thực hiện các quy định, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và thiếu sót, các cơ quan kiểm soát cần quan tâm đến khía cạnh tư vấn, hướng dẫn cho các trường đại học. Việc vận dụng các phương thức đánh giá tiên tiến vào quá trình xem xét kết quả và hiệu quả hoạt động của trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.


đại học là rất cần thiết vì nó làm tăng tính khách quan và sự chuẩn xác khi đưa ra các kết luận hay khuyến nghị.

Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng - 24

Trong hệ thống tự chủ, việc xử lý các vi phạm đúng mức và nghiêm minh là cần thiết vì nó giúp ngăn chặn sự “lây lan” sai phạm. Nhà nước cũng cần đảm bảo là một trường có thể dự đoán được trách nhiệm pháp lý của mình chứ không phải chỉ trông chờ vào “may rủi” trách nhiệm trong sai phạm.

Ngoài ra, các cấp quản lý cũng cần lưu ý rằng việc đòi hỏi trách nhiệm xã hội quá nhiều có nguy cơ dẫn đến sự tập trung quá mức vào công tác này (xây dựng tiêu chí, kiểm tra, báo cáo, minh chứng, công khai, đăng ký xếp hạng quốc tế), làm tăng chi phí, công sức và kết quả là trách nhiệm có thể sa sút hơn. Nguy cơ có thể có do tính tương đối trong đánh giá hay đo lường trách nhiệm xã hội từng được Samil (2009) cảnh báo qua trích dẫn ý kiến của Einsten: “không phải mọi thứ đếm được thì có thể đo lường được, không phải mọi thứ đo lường được thì có ý nghĩa.” [103, tr. 12].

3.6.3. Đổi mới hoạt động kiểm soát và giám sát nhà nước về tài chính

Khi các trường đại học, nhất là trường công, có khả năng tạo thu nhập thì cũng có nghĩa là các tổ chức này đang đứng giữa ranh giới của khu vực công và khu vực tư. Ngoài ra, với quy định tăng cường tự chủ về tài chính, các trường được linh hoạt hơn trong sử dụng nguồn lực và hoán đổi chi tiêu cho nên cũng có thể làm “tổn hại” mục tiêu của quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần có sự giám sát thích hợp và cơ chế giải trình hiệu quả. Điều này cho thấy làm thế nào để quản lý quá trình tự chủ tài chính, giảm thiểu các rủi ro là vấn đề quan trọng.

Trước hết, các hoạt động kiểm soát và giám sát về tài chính của Nhà nước cần được phân định giữa chức năng quản lý vĩ mô và chức năng của Nhà nước trong vai trò chủ sở hữu, với chức năng của tổ chức trường đại học. Từng cấp độ kiểm soát có yêu cầu và mục tiêu riêng nên cần được quy định rõ ràng để tránh chồng chéo và trùng lắp trong kiểm tra và giám sát.


Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc kiểm soát và giám sát tài chính, Nhà nước cần đặt trường đại học trong vị trí pháp lý mà có thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của nó.

Biện pháp khác là tăng cường kiểm toán nhà nước và khuyến khích kiểm toán độc lập đối với các trường. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong hoạt động tự kiểm soát tài chính cấp trường. Nâng quy chế chi tiêu nội bộ của các trường thành cam kết thực hiện giữa Nhà nước và nhà trường để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các bên.

Biện pháp khác nữa là giám sát chặt chẽ việc thực hiện công khai và minh bạch tài chính của trường đại học để giúp các bên liên quan dễ dàng giám sát chi phí và sự phù hợp trong chi tiêu. Công khai được xem là biện pháp “vàng” trong quản lý và giám sát tài chính ở hầu hết cấp độ quản lý bởi vì “ánh sáng sẽ làm chết vi trùng” như thường nói. Cách này không chỉ giúp Nhà nước và người dân biết được có hay không sự “thấm lại” ngân sách không mong đợi ở nơi mà dòng tài chính chảy qua mà còn giúp các cấp quản lý GDĐH biết được tiền chi tiêu có đúng mục đích hay không.

Ngoài ra, vì GDĐH là hoạt động mang tính xã hội cao cho nên để kiểm soát và giám sát tài chính, Nhà nước cần áp dụng các cơ chế phản hồi từ xã hội, thông qua khảo sát đối tượng liên quan trực tiếp đến trường đại học.

Kết luận Chương 3

Để bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học đi vào cuộc sống thì Nhà nước cần kết hợp nhiều giải pháp đổi mới QLNN: đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước, vai trò và địa vị pháp lý của trường đại học, vai trò của thị trường định hướng XHCN; đổi mới cơ cấu tổ chức và thẩm quyền; hoàn thiện thể chế và chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới quản lý chương trình đào tạo, tuyển sinh và văn bằng; đổi mới quản lý tài chính GDĐH và tăng cường kiểm soát nhà nước nhằm bảo đảm trách nhiệm xã hội.

Trong vai trò giám sát, Nhà nước điều khiển trường đại học công, thực thể

pháp lý tự chủ, thông qua một cơ cấu tổ chức và thẩm quyền hỗ trợ tự chủ và trách


nhiệm xã hội mà không có sự hiện diện của cơ chế chủ quản, tách bạch với thực thi chính sách, tách bạch với vai trò chủ sở hữu; bằng các phương tiện như thể chế, tài trợ, hoạch định và đánh giá; dưới sự phối hợp của KTTT định hướng XHCN cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức đệm và vai trò của các lực lượng xã hội khác.

Các nhóm giải pháp đưa ra với triết lý “QLNN về GDĐH là giải pháp chứ không phải là vấn đề của tự chủ”, nhằm bảo đảm cân bằng và không thể tách rời giữa tự chủ triệt để hơn và trách nhiệm xã hội nhiều hơn.


KẾT LUẬN


Với thực trạng GDĐH Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới GDĐH, góp phần tạo sự chuyển động tình hình KT-XH và bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực. Luận án “Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam” đã luận giải các vấn đề như sau:

- QLNN về GDĐH đang dịch chuyển theo hướng giám sát, dựa trên sự quy chế hóa và phối hợp với thị trường. Mối quan hệ giữa Nhà nước và trường đại học công có sự thay đổi nhất định, từ cơ quan nhà nước thuần túy dần sang tổ chức đại học có tính tự chủ.

QLNN có thể thực hiện theo cách, bảo vệ và thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm hai mục tiêu: một là, tạo ra môi trường hỗ trợ tích cực cho sự chủ động của trường đại học; hai là, duy trì sự cung cấp dịch vụ GDĐH có chất lượng và sử dụng nguồn lực trung thực.

Môi trường có tính hỗ trợ bao gồm thể chế và chính sách chặt chẽ; cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý GDĐH thúc đẩy sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm; và sự phối hợp với thị trường định hướng XHCN một cách hiệu quả.

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm không phải là đặc quyền mà là khả năng giúp trường đại học mang lại lợi ích công và ứng phó kịp thời trước những thay đổi nhanh của cuộc sống. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm có tính thực tế và tính điều kiện, phải phù hợp với hoàn cảnh và hướng tới sự cân bằng.

- Cơ cấu và quá trình QLNN bảo đảm tự chủ đại học phải trên cơ sở có sự thống nhất và đồng bộ về các mặt tự chủ nhà trường như là chương trình, tuyển sinh, bằng cấp, tổ chức bộ máy học thuật và tài chính; cũng như về tự chủ học thuật của giảng viên và sinh viên.

Cách thức quản lý và kiểm soát của nhà nước trên thực tế, theo quá trình hay kết quả đối với các mặt: học thuật, tổ chức bộ máy học thuật và tài chính, có thể vô hiệu quyền tự chủ có tính pháp lý của trường đại học.


Luật GDĐH đảm bảo khuôn khổ chiến lược dài hạn và địa vị pháp lý độc lập (tương đối) của trường đại học.

- Bảo đảm tự chịu trách nhiệm cần được nhận thức đầy đủ hơn, đó là bảo đảm trách nhiệm xã hội được thực hiện, và cần được thực hiện theo các nguyên tắc: một là, nhắm tới kết quả đạt được trên thực tế chứ không phải cách thức hoạt động của trường đại học; hai là, dựa trên tinh thần xây dựng nhưng không thể thiếu các biện pháp kiểm soát và chế tài mang tính chức năng đúng mức; ba là, dựa trên sự đồng thuận và tự nguyện của trường đại học; và bốn là, gắn với sự đảm bảo trách nhiệm chính trị.

Quản lý nhà nước đảm bảo tự chịu trách nhiệm thành công đòi hỏi phải đánh giá được chất lượng, giám sát được nguồn lực và kết quả thực hiện; tăng cường sự tham gia, công khai và minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quy định trách nhiệm chính trị một cách cụ thể. Không có sự mâu thuẫn giữa kiểm soát mang tính chức năng và tính hiệu quả nếu như cơ chế kiểm soát hiệu quả. Yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội không phù hợp hay quá mức trở thành gánh nặng cho chính hệ thống GDĐH.

- Thực trạng QLNN là “vấn đề” hơn là “giải pháp” cho tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Sự can thiệp có tính chi tiết và tập trung làm xói mòn nguyên tắc quản lý tốt. Cơ cấu và quá trình quản lý chưa mang tính hỗ trợ cho sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhà nước chưa tách khỏi trường đại học công trong khi cơ chế bộ chủ quản làm hạn chế việc đưa chủ trương và chính sách có tính nhất quán của Đảng và Nhà nước về tăng cường phân cấp đi vào cuộc sống. Tháo gỡ cơ chế chủ quản phải đồng thời với việc lập các tổ chức đệm phù hợp.

- Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi phi tập trung những phần việc liên quan tới phạm vi quản lý chủ động bên trong trường đại học, việc kiểm soát chi phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực công. Một số trách nhiệm trước đây của nhà nước không chỉ chuyển giao một cách hợp lý cho trường đại học mà còn cho tổ chức khác. Nó cũng đòi hỏi sự phân định và tách bạch giữa ban hành và thực thi


chính sách, giữa QLNN và quản lý của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu nhà nước trường đại học công.

- Chính sách tài chính GDĐH có thể giúp định hướng, thúc đẩy hoặc giới hạn tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tài trợ và tài trợ công bằng cho GDĐH nhưng phương thức tài trợ phải trao cho trường đại học quyền tự chủ nhiều hơn và thúc đẩy các trường phát triển nguồn thu nhập mới cũng như sử dụng hiệu quả kinh phí. Các chính sách về đất đai, thuế... không chỉ là những hỗ trợ có ý nghĩa mà còn là công cụ điều khiển sự vận hành tự chủ trong GDĐH một cách khách quan.

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi thể chế hóa cụ thể mối quan hệ về quyền lãnh đạo của Đảng ủy và quyền quản trị của Hội đồng trường cũng như nguyên tắc tập trung dân chủ trong mối quan hệ giữa tổ chức đảng của một trường và tổ chức đảng cấp trên.

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài trường đại học thì không thể thiếu đối với hệ thống đại học tự chủ. Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách không chỉ khuyến khích sự tham gia cung cấp dịch vụ GDĐH mà còn đảm bảo cho các nhà cung cấp rút khỏi thị trường.

- Để đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học cần thực hiện đồng bộ sáu nhóm giải pháp QLNN được đề xuất là: i) Đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước, vai trò và địa vị pháp lý của trường đại học, vai trò của thị trường định hướng XHCN; ii) Đổi mới cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý GDĐH; iii) Hoàn thiện thể chế và chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học; iv) Đổi mới quản lý GDĐH đối với chương trình, tuyển sinh, văn bằng và giảng viên; v) Đổi mới quản lý tài chính GDĐH; và vi) Tăng cường chức năng kiểm soát nhà nước nhằm bảo đảm trách nhiệm xã hội được thực hiện. Cụ thể hơn là:

+ Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò phù hợp của nhà nước, của thị trường định hướng XHCN và của tổ chức đại học, hoàn thiện thể chế chính sách điều chỉnh cơ cấu và quá trình quản lý GDĐH; tái cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý theo hướng hạn chế sự can thiệp không thuộc chức năng QLNN, phân định rõ chức năng

Xem tất cả 239 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí