Những Vấn Đề Cần Quan Tâm Nhằm Bảo Đảm Cho Việc Phát Triển Các Tct 90 – 91 Thành Tđkt Đạt Kết Quả Tốt

thị trường cho đơn vị kia. Sự phát triển của mỗi đơn vị tạo tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển và phát huy vai trò của tổng công ty, giúp cho tổng công ty có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Đây là một trong những tiền đề để phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế.

Thứ tư, môi trường pháp lý cũng được xây dựng và hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực nội tại của các tổng công ty và doanh nghiệp thành viên.

Việc ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 của chính phủ về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã tạo ra tiền đề pháp lý quan trọng để đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của tổng công ty nhà nước. Trong đó, có các quy định nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình tổng công ty hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tổ chức theo hướng tập đoàn kinh tế.

Thứ năm, môi trường kinh tế Việt Nam đã đủ điều kiện cho việc hình thành các TĐKT.

Một tác nhân quan trọng mở ra triển vọng phát triển tổng công ty thành tập đoàn kinh tế là môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Môi trường này ngày càng thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế. Các loại thị trường bước đầu định hình. Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý của Nhà nước ngày càng được đổi mới. Vai trò của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước được thừa nhận. Cùng với đó là sự hình thành cơ chế cạnh tranh, nhu cầu liên kết, loại bỏ dần những rào cản về liên doanh, liên kết, đầu tư chi phối đan xen giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Quan hệ kinh tế quốc tế đã được mở rộng. Việc thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế, gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới, hoàn thiện phương thức kinh doanh cũng như phát triển tổ chức liên doanh, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, trong đó có giải pháp hình thành tập đoàn kinh tế.

Những điều trên đã được thể hiện qua thực tiễn chuyển đổi TCT nhà nước thành TĐKT ở Việt Nam vào cuối năm 2006 cho đến nay các TĐKT này hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển.

1.1.3.2 Những vấn đề cần quan tâm nhằm bảo đảm cho việc phát triển các TCT 90 – 91 thành TĐKT đạt kết quả tốt

Một là, quy mô và trình độ tính tụ vốn.

Hầu hết các Tổng công ty 90 – 91 chưa có được sự tích tụ và tập trung vốn thống nhất, trừ một số rất ít tổng công ty hạch toán ngành. Cơ chế bao cấp đối với nhiều tổng công ty vẫn còn tồn tại. Nguồn vốn của các tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách cấp, tổng công ty chưa huy động được các nguồn lực đầu tư khác nhau trong xã hội do hạn chế của cơ cấu đơn sở hữu. Mặt khác, mức độ tích tụ tập trung hoá không đồng đều theo ngành và ngay trong một ngành và phụ thuộc vào tác động đầu tư của Nhà nước.

Hai là, vấn đề chuyên môn hoá và hợp tác, liên kết kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Liên kết tổng công ty chưa phù hợp với liên kết của tập đoàn kinh tế. Đó là nguyên nhân hạn chế tổng công ty phát triển thành tập đoàn. Các tổng công ty thường sử dụng các biện pháp hành chính… Điều này, một mặt giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các đơn vị thành viên, đảm bảo mục tiêu tập trung của tổng công ty, nhưng mặt khác đã hạn chế sự phát triển của các công ty thành viên có tiềm lực mạnh.

Việc chi phối của Tổng công ty đối với các doanh nghiệp thành viên vẫn mang tính hành chính mà chưa thực sự dựa trên cơ sở về quan hệ lợi ích kinh tế và tự nguyện theo nguyên tắc thị trường. Tổng công ty chủ yếu chi phối đối với các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập. Các biện pháp mang tính thị trường như ký hợp đồng, sử dụng bí quyết công nghệ, tìm kiếm thị trường chưa được áp dụng nhiều. Điều đó thể hiện khả năng cũng như sức mạnh thực sự của Tổng công ty vẫn còn hạn chế đối với các doanh nghiệp thành viên.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 5

Ba là, thực hiện quyền chủ sở hữu của nhà nước.

Việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với các Tổng công ty theo hướng tập đoàn là chưa rõ, gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động của Tổng

công ty. Các tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, nhưng các nội dung quyền chủ sở hữu nhà nước còn lại khác thì lại do một số cơ quan khác thực hiện. Bộ quản lý ngành là các cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng này. Có nhiều điểm chưa phù hợp với mô hình quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tổ chức quản lý của các tập đoàn quốc tế. Ví dụ, Hội đồng quản trị vẫn không có toàn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc mà phải có sự phê duyệt của chủ sở hữu. Tình trạng chưa tách bạch rõ một số quyền và trách nhiệm giữa người quản lý (Hội đồng quản trị) và người điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc hoặc Giám đốc) hoặc chưa gắn lợi ích và trách nhiệm của Hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt động của tổng công ty còn khá phổ biến.

Bốn là, cơ chế chính sách về phát triển TCT theo hướng hình thành TĐKT.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau các văn bản pháp luật nhà nước cơ chế chính sách về phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT được ban hành chưa đầy đủ, đồng bộ. Điều này dẫn đến những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động của các TĐKT. Ở đây cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tài chính, chính sách về quyền, nghĩa vụ, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp trong TĐKT. Đặc biệt là quy định về mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con, giữa các công ty con với nhau… Cần phải cụ thể, hợp lý nhằm khai thác triệt để tiềm năng lợi thế của từng đơn vị cũng như toàn TĐKT trong cạnh tranh trên thị trường.

1.1.3.3 Các điều kiện phát triển Tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT.

Các TCT 90 – 91 được phát triển theo hướng hình thành các TĐKT trong những điều kiện nhất định về môi trường bên ngoài và trong nội bộ các Tổng công ty. Có thể khái quát các điều kiện chủ yếu sau đây:

Một là, sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định, dẫn đến đòi hỏi khách quan phải lựa chọn hình thức tổ chức TĐKT có quy mô lớn, và có độ tập trung sản xuất cao.

Hai là, nền kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định và thiết lập được một số cơ cấu thị trường tương đối hoàn thiện.

Ba là, hệ thống văn bản pháp lý tương đối đầy đủ và đồng bộ tạo nên hệ thống, các quy định chính sách liên quan đến việc hình thành và phát triển TĐKT.

Bốn là, các TCT được phát triển thành tập đoàn phải có quy mô vốn đủ lớn, bao gồm vốn đăng ký của công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của tập đoàn, số lượng doanh nghiệp thành viên tối thiểu, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp thành viên…

Năm là, điều kiện về nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ khoa học công nghệ…

Đây là những vấn đề cần xem xét khi phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT. Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam cho thấy rằng, các điều kiện trên về cơ bản đã đầy đủ. Trong đó đặc biệt quan trọng cần chú ý là yếu tố pháp lý và nhân lực quản lý TĐKT. Thực tiễn hoạt động của 8 tập đoàn kinh tế được phát triển từ các TCT nhà nước này và cho thấy đây là những tiến bộ bảo đảm thành công cho hoạt động của các TĐKT ở Việt Nam.

1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với Tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế.

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế.

Quản lý nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT là việc nhà nước sử dụng tổng hợp các công cụ pháp luật, cơ chế chính sách tổ chức nhân sự, tài chính… tác động, điều chỉnh đến hoạt động của các TCT 90 – 91 nhằm tạo tiền đề, điều kiện cho các TCT phát triển theo hướng hình thành các TĐKT.

Quá trình tác động, điều chỉnh của Nhà nước đến hoạt động của TCT 90 – 91 nhằm:

- Tạo lập môi trường pháp lý cho các TCT hoạt động và phát triển thành các TĐKT.

- Tạo điều kiện cho các TCT khai thác huy động triệt để các tiềm năng phục vụ cho quá trình cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả, đồng thời chuẩn bị bổ sung, hoàn thiện các điều kiện để hình thành tập đoàn kinh tế.

- Hỗ trợ các yếu tố cần thiết để các TCT chuyển đổi thành TĐKT hoạt

động có hiệu quả, thực hiện được mục tiêu của Nhà nước đặt ra.

QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT có điểm giống và khác với quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Các TCT 90 – 91 là những doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Do vậy QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT thuộc phạm trù quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhà nước.

Mục tiêu chủ yếu QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT là làm cho các TCT 90 – 91 phát triển thành TĐKT. Ở đây nhà nước tác động vào TCT 90 – 91 không chỉ làm cho các TCT này hoạt động tốt, thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đề ra mà phải phát triển thành TĐKT. Tức là các TCT 90 – 91 phải vừa hoạt động, vừa chuẩn bị các yếu tố, điều kiện để hình thành TĐKT. Nhận thức rõ điều khác nhau cơ bản này về mặt lý luận là điều kiện cho quá trình hoạch định chính sách trong thực tế hợp lý.

Các mối quan hệ giữa nhà nước và TCT 90 – 91 trong QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế được thể hiện.

+ Nhà nước: là chủ thế quản lý

+ Các TCT 90 – 91: là khách thể quản lý .

+ Các hoạt động của TCT 90 – 91 là đối tượng quản lý

Chú ý ở đây là các hoạt động của TCT 90 – 91 phải chuẩn bị các điều kiện để chuyển thành TĐKT.

Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ.

Nhà nước

Chủ thể quản lý


Hoạt động của TCT 90 – 91

theo hướng hình thành TĐKT

Đối tượng quản lý


Khách thể quản lý


Trước hết để thực hiện quản lý đối với các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT Nhà nước bằng quyền lực của mình (công quyền) trực tiếp ban hành cũng như kiểm tra việc thực hiện hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hoạt động của các TCT. Theo đó các TCT 90 – 91 khai thác triệt để tiềm năng về mọi mặt để hoạt động, thực hiện tốt kế hoạch, chiến lược cạnh tranh đặt ra. Đồng thời nhà nước ban hành quy định về các điều kiện, hệ thống thủ tục hành chính để các TCT 90 – 91 chuyển đổi thành TĐKT. Ở đây Nhà nước có vai trò hỗ trợ cho các TCT 90 – 91 về vốn, nhân lực… Khi đã hội đủ các điều kiện để phát triển thành TĐKT. Các thủ tục hành chính khi thành lập phải nhanh gọn, đơn giản. Theo cơ chế một đầu mối. Ngoài ra nhằm hạn chế tiêu cực xảy ra khi TCT 90 – 91 chuyển đổi thành TĐKT, công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra về tài chính của nhà nước phải thực hiện thường xuyên liên tục, dứt điểm. Điều đặc biệt là Nhà nước cần có chính sách, chế độ cụ thể, thoả đáng đối với người lao động về thu nhập, việc làm khi phát triển các TCT 90 – 91 thành TĐKT. Các TCT 90 – 91 là những DNNN, quản lý nhà nước đối với các TCT được thực hiện theo 2 giác độ:

- Nhà nước quản lý các TCT 90 – 91 với chức năng quản lý hành chính Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp. Khi đó các TCT 90 – 91 cũng như các DN khác là đối tượng quản lý chịu sự chi phối, điều chỉnh của cơ chế chính sách, luật pháp chung của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Nhà nước quản lý các TCT 90 – 91 với tư cách chủ sở hữu. Nhà nước là chủ vốn đầu tư của các TCT 90 – 91 thực hiện quản lý trên tất cả các mặt về

vốn, chiến lược kinh doanh, nhân lực, hiệu quả kinh doanh… trên cơ sở bảo đảm quyền độc lập, tự chủ của các TCT trong cạnh tranh trên thị trường.

Để thực hiện quản lý đối với các TCT 90 – 91 ngoài những phương thức chung về quản lý hành chính Nhà nước, nhà nước trực tiếp dùng các phương thức chủ yếu sau đây: (được thể hiện qua sơ đồ sau):



Thị trường

Nhà nước

Các TCT 90 - 91

trực tiếp (1) (2) gián tiếp


Một là, phương thức hành chính trực tiếp.

Theo phương thức này, nhà nước với tư cách chủ sở hữu, bằng quyền lực Nhà nước (công quyền) trực tiếp quy định các điều kiện, chế độ… trong việc thành lập cũng như hoạt động của các TCT 90 – 91. Chẳng hạn quy định về vốn, lĩnh vực phạm vi hoạt động; nhân sự… cho các TCT 90 – 91. Ngoài ra còn trực tiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra các Tổng công ty.

Hai là, phương thức gián tiếp qua thị trường.

Theo phương thức này, nhà nước thông qua cơ chế, chính sách, các công cụ quản lý vĩ mô tác động điều chỉnh hệ thống thị trường. Trên cơ sở môi trường được điều chỉnh đó các TCT 90 – 91 cũng như các loại hình Doanh nghiệp khác hoạt động. Ở đây yêu cầu đòi hỏi là cơ chế, chính sách của Nhà nước phải cụ thể đồng bộ và có tác dụng định hướng cho các TCT 90 – 91 cũng như các DN khác hoạt động, phát triển theo ý đồ, chiến lược của Nhà nước. Nhờ vậy kế hoạch phát triển, tăng trưởng kinh tế xã hội mà Nhà nước đưa ra được thực hiện.

Từ những vấn đề trên về lý luận cũng như thực tiễn có hai xu thế xảy ra cần được đặc biệt quan tâm khi thực hiện QLNV đối với các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT.

Trước hết đó là xu thế áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Theo xu hướng này, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thông qua mệnh lệnh hành chính áp đặt đối với các TCT nhất là khi chuyển các TCT thành TĐKT. Xu thế này hạn chế độc lập, tự chủ của các Tổng công ty. Hậu quả của nó là hạn chế khả năng cạnh tranh của các TĐKT khi thành lập, hiệu quả hoạt động kém, các mục tiêu đặt ra không thực hiện được.

Xu hướng thứ hai là buông lỏng quản lý thiếu giám sát kiểm tra để cho các Tổng công ty tự quyết định. Xu hướng này thường dẫn đến hiện tượng tuỳ tiện, tiêu cực, tham nhũng khi phát triển các TCT 90 – 91 hình thành các TĐKT.

Vấn đề quan trọng ở đây là không buông lỏng quản lý đồng thời cũng không áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Nhà nước cần thực hiện quản lý chặt chẽ theo phương châm bảo đảm tối đa quyền tự chủ của các TCT 90 – 91 khi có đủ các điều kiện để phát triển, chuyển đổi thành các TĐKT.

1.2.2 Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty 90 – 91 theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế.

Các TCT 90 – 91 là những DNNN lớn chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế xã hội theo đường lối đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong xu thế hội nhập ở Việt Nam.

Các TCT 90 – 91 được thành lập là bước quá độ cho việc hình thành các TĐKT mạnh ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại hội nhập quốc tế. Nhà nước quản lý TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT là yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới kinh tế Nhà nước xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh đủ sức cạnh tranh cả thị trường trong nước và quốc tế. Sự cần thiết khách quan đó được xuất phát từ các vấn đề chủ yếu sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022