được dưới 100 tỷ đồng và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận) do Bộ trưởng, cơ quan ngang bộ và chủ tịch tỉnh thành phố lớn quyết định thành lập.
Cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty không phụ thuộc vào loại hình, quy mô về vốn hay lĩnh vực hoạt động, các Tổng công ty đều bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc điều hành và các Ban (phòng) nghiệp vụ thuộc cơ quan tổng công ty.
Theo luật DNNN, Tổng công ty 90 – 91 là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt dodọng trong một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên của toàn TCT đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tổng công ty 90 – 91 có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc vào các đơn vị sự nghiệp.
Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước; đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Sau khi thành lập các TCT 90, 91 đã phát huy được vai trò to lớn trong nền kinh tế. Nó có tác dụng giữ vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước, quyết định trong việc phát triển và tăng trưởng kinh tế có thể coi việc thành lập các TCT 90, 91 là bước quá độ xây dựng các Tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh ở Việt Nam
1.1.2. Tập đoàn kinh tế
1.1.2.1. Khái quát về đặc điểm và điều kiện ra đời các tập đoàn kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển để tạo ưu thế trong cạnh tranh, chủ động xử lý khi thị trường biến động, các doanh nghiệp đơn lẻ đã liên kết lại hình thành các tập hợp nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn cả trong và ngoài nước, có vốn lớn, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Các tổ hợp
sản xuất kinh doanh này được quan niệm là tập đoàn kinh tế (TĐKT) hay còn gọi là tập đoàn kinh doanh .
Hiện nay trên diễn đàn kinh tế quốc tế và cả Việt Nam còn nhiều quan niệm khác nhau về TĐKT. Tuy nhiên, một cách chung nhất, TĐKT có thể được hiểu là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn. Nó vừa có chức năng sản xuất, vừa có chức năng liên kết nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao các nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao động, công nghệ…) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Theo nhóm tác giả của cuốn sách “Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” được xuất bản năm 1996, “Tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tài chính trên quy mô lớn”. Từ điển Thương mại Anh – Pháp - Việt định nghĩa tập đoàn kinh tế (group) là thực thể kinh tế gồm một công ty “mẹ” và các công ty khác mà nó kiểm soát hay tham gia trong đó. Mỗi công ty trong đó có thể kiểm soát hoặc tham gia vào các công ty khác nữa. Theo tác giả Phan Quang Trung (trong báo cáo chuyên đề về tập đoàn kinh tế): “Tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết giữa các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 1
- Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 2
- Vai Trò Của Tập Đoàn Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Những Vấn Đề Cần Quan Tâm Nhằm Bảo Đảm Cho Việc Phát Triển Các Tct 90 – 91 Thành Tđkt Đạt Kết Quả Tốt
- Yêu Cầu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tổng Công Ty 90 – 91 Theo Hướng Hình Thành Tập Đoàn Kinh Tế.
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, TĐKT nhà nước được định nghĩa như sau: “Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinhh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”.
Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước là: Tập trung và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; Giữ vai trò đảm bảo các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh
vực khác và toàn bộ nền kinh tế; Thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác; Tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn; Tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về TĐKT.
a. Đặc điểm cơ bản của tập đoàn kinh tế
Một là, Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi hoạt động.
Tập đoàn kinh tế là một mô hình tiêu biểu về sự tích tụ và tập trung vốn, tạo thành sức mạnh và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Tập đoàn kinh tết là tổ chức kinh tế có khả năng phát triển cao về lực lượng sản xuất, tiềm lực lớn về tài chính, đặc biệt có khă năng phát huy sức mạnh nguồn nhân lực bằng những động lực và biện pháp thiết thực, tạo khả năng cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp riêng lẻ.
Một yếu tố rất quan trọng đối với tập đoàn đó là lao động. Lực lượng lao động trong tập đoàn không chỉ lớn về số lượng, mà còn phải mạnh về chất lượng. Lực lượng lao động trong các tập đoàn kinh tế được tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, sử dụng, đãi ngộ và đào thải theo những tiêu chuẩn và các quy trình nghiêm ngặt.
Phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế rất rộng, không chỉ trong một quốc gia, mà còn mang tính toàn cầu. Với chiến lược cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trường, các tập đoàn kinh tế mở rộng quy mô bằng việc cắm nhánh ra nước ngoài, tăng cường hợp tác, liên kết và phân công lao động quốc tế. Vì vậy, ngày nay các tập đoàn lớn có hàng trăm, hàng nghìn cơ sở hoạt động trên thế giới.
Hai là, Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực.
Việc lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn hoạt động có lợi nhuận cao là đòi hỏi cấp thiết của các tập đoàn kinh tế bên cạnh việc duy trì lĩnh vực, ngành nghề về địa bàn truyền thống. Lịch sử đã chứng minh, ban đầu hầu hết các tập đoàn kinh tế xuất phát từ sở hữu nhà nước thuộc các lĩnh vực sản xuất và thương mại, sau đó chúng có xu hướng mở rộng tư nhân hoá và dần chuyển sang các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học…Xu
hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu khoa học ngày càng được các tập đoàn chú trọng vì nó là đòn bẩy tao lên sự phát triển của tập đoàn. Mục đích hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực của các tập đoàn kinh tế là phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các ngành, các lĩnh vực và các địa bàn khác nhau, giúp cho hoạt động của tập đoàn luôn được bảo toàn và hiệu quả cao, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.
Ba là, Đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu.
Ban đầu phần lớn các TĐKT đều thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như điện, thép, dầu hoả, sản xuất vũ khí… sau đó, do tính kém hiệu quả, các tập đoàn kinh tế nhà nước được chuyển dần sang mô hình tư nhân hoá.
Các tập đoàn đều có nhiều thành viên là các công ty, xí nghiệp và chi nhánh tham gia với nhiều công ty lớn làm trụ cột và người đứng đầu (hoặc tổ chức đứng đầu) công ty đó thường nắm giữ một số cổ phiếu (hoặc tài sản) lớn nhất trong tập đoàn, chi phối các quyết định quan trọng trong tập đoàn. Tổ chức đứng đầu đó có thể là một công ty tài chính hoặc ngân hàng lớn để huy động và đầu tư cho các công ty thành viên theo các dự án phát triển, đồng thời giữ vai trò chi phối, kiểm soát các công ty thành viên.
Về sở hữu, các tập đoàn kinh tế hầu hết là đa sở hữu. Công ty mẹ thông thường là công ty cổ phần. Các công ty con có thể là cổ phần, có thể một chủ sở hữu của công ty mẹ hoặc dưới dạng khác.
Các tập đoàn thành viên có thể phối hợp với nhau theo kiểu liên kết dọc hoặc liên kết ngang, hoặc chỉ giới hạn trong một chuyên ngành nào đó. Trong cơ cấu tổ chức, các tập đoàn đều thực hiện quản lý theo đa khối (Multidivision Form hay M - Form). Mô hình tổ chức M – Form là kết quả của hoạt động của tập đoàn trong quá trình mở rộng, đa dạng hoá về quy mô, sản phẩm và thị trường.
Bốn là, các tập đoàn kinh tế thường có trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ (R & D Centre). Trung tâm này có các công ty “con” nằm trong các công ty thành viên của tập đoàn. Các trung tâm nghiên cứu của tập đoàn có vai trò phát triển và định hướng các công nghệ, các lĩnh vực, các sản
phẩm cần đầu tư, phát triển trong thời gian tới đối với tập đoàn. Mặt khác, các trung tâm này còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho tập đoàn.
Năm là, Tập đoàn kinh tế thông thường được tổ chức, quản lý, hoạt động theo thứ bậc rõ ràng và được điều hành tập trung.
Các vấn đề quan trọng, chiến lược được điều hành bởi công ty mẹ. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên được thông qua các nguyên tắc: lợi thế cổ phần, lợi thế công nghệ và lợi thế nguồn nhân lực.
Qua những phân tích trên, một lần nữa khẳng định tập đoàn kinh tế là mô một mô hình quản lý doanh nghiệp hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, phát huy sức mạnh sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, từ đó đem lại cho tập đoàn sức cạnh tranh lớn, lợi nhuận cao. Tuy vậy, mô hình này cũng đang trở thành những thách thức lớn cho các nước đang phát triển, khi mà ở đó, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tích tụ vốn, tiềm năng của thị trường còn ở mức độ hạn chế nhất định.
b. Điều kiện ra đời các tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế được hình thành trong những điều kiện sau:
Một là,Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của quy luật cạnh tranh và độc quyền, quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã hình thành các tổ chức kinh tế độc quyền. Mặt khác, các doanh nghiệp, các công ty nhỏ không đủ sức chống đỡ sự chèn ép, thôn tính của các tổ chức độc quyền, muốn tồn tại buộc phải liên kết, liên hiệp với nhau nhằm tăng khả năng cạnh tranh chống lại các tổ chức độc quyền để tồn tại và phát triển. Do vậy, có thể nói rằng, cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế hiện đại đã tạo ra các tập đoàn kinh tế.
Hai là, tác động của tiến bộ về khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
Dước tác động của các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thị trường luôn biến động: nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ luôn thay đổi và đa dạng. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá về hình thức hoạt động nhằm phòng chống lại rủi ro và sự bế tắc của thị trường, đồng thời khai thác tối đa lợi thế về hàng hoá và dịch vụ của mình. Các TĐKT
có tiềm lực về kinh tế và đội ngũ cácn bộ có đủ khả năng để duy trì, phát triển những trung tâm nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ và phương thức hoạt đọng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường.
Ba là, nhu cầu về tích tụ và tập trung vốn, giảm chi phí kinh doanh và tối thiểu hoá các khoản thuế phải nộp.
Ngoài những lý do về thị trường, về cạnh tranh, các doanh nghiệp, các công ty, khi tham gia trong tập đoàn kinh tế, còn thu được những lợi ích về kinh tế tài chính rất lớn: đó là khả năng tiết kiệm về thuế, khả năng giảm chi phí huy động vốn, tăng khả năng huy động vốn và khả năng chịu các khoản nợ. Với lý do này, các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế luôn tìm kiếm sự hợp tác trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Qúa trình tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp và tập đoàn thực hiện cả về quy mô và cả về hình thức hoạt động. Các TĐKT cho phép tích tụ tập trung vốn, giảm chi phí hạ giá thành và tốn thất các khoản phải nộp. Đây là lợi thế của TĐKT.
Bốn là, xu thế toàn cầu hoá đang trở thành một yếu tố quyết định và chi phối sự phát triển của việc hình thành và phát triển các TĐKT.
Các tập đoàn kinh tế do có sức mạnh về kinh tế và sự mong muốn tìm kiếm siêu lợi nhuận đã tạo ra các tập đoàn đa quốc gia nhờ ưu thế về đa sở hữu, khả năng kiểm soát và chi phối hoạt động của các công ty thành viên. Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có xu hướng cạnh tranh nhau gay gắt bằng các mạng lưới toàn cầu về sản xuất, về phân phối và về huy động vốn. Nhờ quy mô kinh tế, khă năng nghiên cứu, phát triển, khả năng thu thập thông tin của thị trường. Với những lợi thế tuyệt đối về nhiều mặt, các tập đoàn đa quốc gia đang trở thành những động lực cơ bản trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.1.2.2. Các hình thức tập đoàn kinh tế.
Thứ nhất, Phân loại tập đoàn kinh tế theo trình độ liên kết
Một là, Cartel là loại hình tập đoàn kinh doanh, đươc hình thành bởi sự liên kết của các công ty hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên cơ sở là các thoả thuận kinh tế như: thống nhất về giá cả, sản lương, tiêu chuẩn sản phẩm; phân chia thị trường đầu vào, thị trường tiêu thụ sản
phẩm…nhằm mục tiêu hạn chế sự canh tranh. Trong Cartel, các công ty vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý còn tính độc lập về kinh tế bị hạn chế bởi các hợp đồng kinh tế.
Hình thức Cartel thường dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường. Này nay ít tồn tại hình thức tập đoàn này.
Hai là, Syndicate là một dạng đặc biệt của Cartel. Theo đó, trong tập đoàn dạng Syndicate có một văn phòng thương mại chung được thành lập do một ban quản trị chung điều hành và tất cả các công ty thành viên đều phải tiêu thụ hàng hoá của chúng qua kênh của văn phòng tiêu thụ này. Với mô hình này, các công ty trong Syndicata vẫn giữ nguyên tính độc lập về sản xuất nhưng mất tính độc lập về thương mại.
Ba là, Trust là tập đoàn kinh doanh, được hình thành bởi sự liên minh độc quyền của các tổ chức sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp công nghiệp. So với tập đoàn kinh doanh theo hình thức Syndicate, các công ty thành viên của Trust có sự liên kết chặt chẽ hơn, như các nhà tư bản tham gia Trust trở thành cổ đông. Hoạt động của Trust do một ban quản trị thống nhất điều khiển, các công ty tham gia Trust bị mất quyền độc lập về sản xuất và thương mại
Bốn là, Consonrtium là một tổ hợp gồm nhiều tổ chức độc quyền ngân hàng liên kết lại với nhau nhằm mục tiêu phân chia thị trường mua trái khoán trong và ngoài nước, hoặc tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó. Đứng đầu Consortium thường là một ngân hàng loại lớn có vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức này.
Năm là, Concern là hình thức tổ chức tập đoàn kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Bản than Concern không có tư cách pháp nhân. Các doanh nghiệp thành viên trong Concern vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý. Cơ sở của các liên kết giữa các thành viên trong Concern là các thoả thuận về lợi ích chung (bằng phát minh, sáng chế, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo, hợp tác sản xuất kinh doanh) và có hệ thống tài chính chung.
Trong Concern người ta thành lập Holding company giữa vai trò “công ty mẹ”, công ty này thực chất là một công ty cổ phần nắm giữ cổ phần góp của các công ty thành viên. Đây là hình thức TĐKT mạnh về tài chính do vậy có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ và phân tán rủi ro, các Concern có khă năng gây ảnh hưởng to lớn, kiểm soát nhiều lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế.
Sáu là, Conglomerata là loại hình tập đoàn kinh doanh được hình thành bằng cách thu hút vốn cổ phần có những công ty có lợi nhuận cao nhất thông qua hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường. Co cấu sản xuất – kinh doanh của Conglomerata có xu hướng dịch chuyển đến những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao. Bởi vậy, Conglomerata là TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực; các công ty thành viên thường không có mối quan hệ gắn bó với công nghệ với nhau, mà mối quan hệ giữa chúng chủ yếu về hành chính và tài chính. Đây là một mô hình tổ chức kinh tế rắt năng động, hoạt động của nó thường gắn bó chặt chẽ với các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Bảy là, Công ty quốc gia (Transnational Corporation - TNC) là công ty tư bản độc quyền, có hoạt động sản xuất – kinh doanh trên quy mô rất lớn, vượt ra khỏi biên giới quốc gia thông qua việc thiết lập các chi nhánh (công ty con) ở nước ngoài. Các chi nhánh – công ty con có thể là công ty 100% vốn của công ty mẹ chuyển đến hoặc có tỷ lệ vốn của công ty mẹ góp với tỷ lệ ít hơn (trong trường hợp liên doanh với nước sở tại).
Tám là, Công ty đa quốc gia (Multinatinal Corporation) về bản chất cũng là công ty tư bản độc quyền, thực hiện cắm các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh donah quốc tế, nhưng có điểm khác biệt với công ty xuyên quốc gia ở chỗ tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nước.
Thứ hai, Căn cứ vào phương thức hình thành.
Một là, Hình thức liên kết ngang.
Là cách thức các công ty trong cùng ngành liên kết với nhau theo những mục tiêu đã định trước để hình thành nên các tập đoàn kinh doanh (ví dụ: