Vai Trò Của Tập Đoàn Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

Cartel, Syndicate, Trust…). Các mục tiêu có thể là tập trung vốn, công nghệ, thị trường…

Với mô hình liên kết ngang, tập đoàn kinh tế có khả năng mau chóng tập trung được sức mạnh về vốn, công nghệ, thị trường…

Tuy nhiên, việc đầu tư vào cùng một ngành sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, việc liên kết giữa các công ty trong cùng một ngành thường dẫn đến độc quyền, trái với pháp luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Do vậy, mô hình tập đoàn liên kết ngang còn là mô hình phổ biến hiện nay.

Hai là, hình thức liên kết dọc

Đó là hình thức TĐKT cấu trúc theo chiều dọc. Các công ty con có mối liên hệ theo quy trình công nghệ với công ty mẹ, hoặc bản thân công ty khi phát triển quy mô thành lập các công ty mới để thực hiện các hoạt động bổ sung, phụ trợ cho hoạt động hiện có của công ty.

TĐKT theo mô hình liên kết dọc có nhiều ưu thế, do nắm được cả khâu cung ứng đầu vào, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên giành được chủ động, ít bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp và khách hàng; tạo điều kiện kiểm soát được chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, bảo hộ bằng phát minh sáng chế, bảo hộ sản phẩm mới khỏi bị cạnh tranh, tăng cường được khă năng kiểm soát chi phí.

Ba là, hình thức liên kết hỗn hợp

Thực tế cho thấy rằng, để đảm bảo sự phát triển bền vững, các tập đoàn đều là sự kết hợp của tích tụ tập trung dọc và tích tụ tập trung ngang hay còn gọi là liên kết hỗn hợp. Theo mô hình tổ chức này, tập đoàn thường kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên tập đoàn có khă năng phân tán được rủi ro về vốn đầu tư và tránh được việc vi phạm luật chống độc quyền của các chính phủ.

Bốn là, hình thức liên kết tự nguyện giữa các công ty diễn ra khi các công ty tự nguyện đàm phán liên kết xoay quanh một công ty có tiềm lực kinh tế lớn hoặc nắm giữ khâu chủ chốt của dây truyền công nghệ vì mục tiêu sản xuất hàng loạt trong đó, mỗi một công ty thành vien sẽ đảm nhận một công đoạn nào đó trong dây chuyền sản xuất.

Năm là, hình thức liên kết bắt buộc diễn ra trong hai trường hợp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Khi một Công ty có tiềm lực tài chính lớn (công ty mẹ) thôn tính các công ty khác thông qua hình thức mua lại phần lớn các cổ phần để giành quyền kiểm soát trong Hội đồng quản trị của các công ty này. Với việc nắm giư cổ phần chi phối, công ty mẹ sẽ lãnh đạo các công ty con đi theo chiến lược hoạt động chung của tập đoàn.

- Thông qua hình thức tổ chức lại công ty.Trong đó, một công ty có quy mô lớn tiến hành tổ chức lại theo hướng chuyển đổi thành một tổ hợp gồm một công ty mẹ và các công ty con bằng biện pháp chuyển đổi hình thức công ty và cổ phần hoá.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 4

Thứ ba,Căn cứ vào hình thức sở hữu.

Một là, các TĐKT đơn sở hữu.

Đây là dạng TĐKT có nguồn gốc phát triển từ các công ty có sở hữu cá nhân hay gia đình hoặc sở hữu nhà nước, do nhà nước đầu tư 100% để thành lập… Các tập đoàn kinh tế có nguồn gốc do Nhà nước sở hữu 100% vốn chuyển đổi thành, trong đó có thể bao gồm một số công ty cổ phần, nhưng về tổng thể Nhà nước vẫn nắm giữ quyền sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần chi phối.

Hai là, các TĐKT đa sở hữu.

Trong quá trình phát triển, với xu hướng tích tụ và tập trung vốn giữa các công ty đơn lẻ, các TĐKT hầu như có hình thức đa sở hữu dưới dạng công ty cổ phần. Với mô hình tập đoàn đa sở hữu, tập đoàn có ưu điểm là mang tính xã hội hoá cao, là điều kiện thuận lợi để huy động được nhiều vốn trong xã hội, dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hoá nguồn lợi nhuận và phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Thứ tư, Căn cứ vào bản chất liên kết

Một là, TĐKT được hình thành theo nguyên tắc “liên kết mềm”, hay còn gọi là tập đoàn “liên kết kinh tế”.

Theo đó, các công ty thành viên ký kết hiệp định thoả thuận với nhau về các nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất – kinh doanh như xác định quy mô sản xuất, số lượng và giá cả sản phẩm, phân chia thị trường, hợp tác nghiên

cứu khoa học, công nghệ, trao đổi bằng phát minh sáng chế… Theo hình thức này, các tập đoàn kinh tế thường có một ban quản trị điều hành các hoạt động theo một chiến lược chung, nhưng từng công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về sản xuất, tài chính và thương mại.

Hai là, TĐKT được hình thành trên cơ sở “liên kết cứng” là các công ty thành viên “liên kết chặt chẽ về vốn”. Theo hình thức này, có các mô hình phổ biến sau:

- Mô hình 1: Cấu trúc đơn giản

Tập đoàn có mô hình cấu trúc đơn giản bao gồm công ty mẹ nắm giữ cổ phần của các công ty con ở tầng thứ 2, sau đó các công ty con ở tầng thứ hai lại nắm giữ cổ phần của các công ty con ở tầng thứ ba.

- Mô hình 2: Công ty mẹ trực tiếp nắm giữ cổ phiếu của công ty con không thuộc cấp dưới trực tiếp.

- Mô hình 3: Giữa các công ty con đồng cấp đầu tư nắm giữ cổ phiếu của

nhau.


- Mô hình 4: Công ty mẹ là công ty con của một số công ty khác.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được chuyển đổi từ các TCT

90 - 91 thành chủ yếu được tổ chức theo hình thức liên kết cấp nhà nước đúng vai trò chủ sở hữu chi phối đối với các công ty mẹ cũng như các công ty con thành viên.

1.1.2.3 Vai trò của Tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, thu hút, tích tụ và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

Ở thời kỳ đầu công nghiệp, các nước NIES Châu Á đều thiếu vốn trầm trọng cho đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Các tập đoàn của các nước này đã là đầu mối, đối tác quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn lớn trên thế giới, tiếp nhận các nguồn vốn để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trong nước và dần dần cho thị trường quốc tế thông qua chính các tập đoàn nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, thông qua hợp tác, liên doanh với các tập đoàn lớn trên thế giới mà tích luỹ được vốn và kinh

nghiệm quản lý. Điển hình của việc thu hút đầu tư FDI này ở giai đoạn đầu là các tập đoàn của Đài Loan.

Nhờ vậy các nước NIES châu Á trở thành những nước có kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội.

Sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình hoạt động của các tập đoàn kinh tế châu Á góp phần làm cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ hàng hoá cần nhiều sức lao động sang hàng hoá cần nhiều vốn và công nghệ, tập trung vào những sản phẩm có giá trị cao. Cơ cấu ngành nghề thay đổi đáng kể từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó khu vực dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Một số nước trở thành nước xuất khẩu dịch vụ lớn nhất trên thế giới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự đóng góp lớn của các tập đoàn kinh tế.

Thứ ba, ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.

Việc ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật được các tập đoàn kinh tế đặc biệt chú trọng và trên thực tế chỉ có các tập đoàn kinh tế lớn mới đủ sức đầu tư về con người, vật chất để phát triển khoa học kỹ thuật. Điển hình như các tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc: trong lĩnh vực chế tạo ô tô; Đài Loan: trong lĩnh vực điện tử (sản xuất màn hình, bàn phím, chíp vi tính, bộ nguồn, đầu đọc CD- ROM…) và máy tính; Singapore: trong lĩnh vực đóng giàn khoan dầu ngoài khơi…Vai trò trong sự phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hợp lý của các tập đoàn kinh tế góp phần thúc đầy xuất khẩu, mang lại lợi ích nhiều bên, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao lợi thế so sánh của mỗi nước.

Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tập đoàn chỉ có thể thành công khi có đội ngũ các nhà quản lý giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề, vì chỉ có họ mới có khả năng tiếp thu, vận dụng, sáng tạo các tiến bộ khoa học công nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm, các dịch vụ đủ sức cạnh tranh. Do đó, tại các tập đoàn kinh tế, các nhà quản lý, các nhà

khoa học, đội ngũ công nhân lành nghề mới có nhiều điều kiện để học tập, rèn luyện, sử dụng kiến thức của mình. Hơn thế nữa, chỉ có các tập đoàn kinh tế lớn mới đủ sức đầu tư vào quá trình đào tạo, sử dụng nhân tài về mọi mặt. Do đó, các tập đoàn kinh tế đã đóng góp rất lớn vào quá trình hình thành đội ngũ các nhà quản lý, các cán bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng, đội ngũ công nhân lành nghề cho đất nước, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Thứ năm, thúc đẩy hội nhập kinh tế.

Bên cạnh việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các tập đoàn kinh tế còn đóng vai trò quan trọng trong hội nhập với khu vực và thế giới. Các tập đoàn kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh ra nước ngoài mang lại lợi ích cho các nền kinh tế trên toàn cầu. Hoạt động thương mại, đầu tư của các tập đoàn trên thế giới làm tăng tính phụ thuộc và gắn kết lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Ở Việt Nam trong những năm qua sự hiện diện của các tập đoàn kinh tế đã thể hiện vai trò tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Những vai trò này được thể hiện trên các mặt sau:

- Thông qua các TĐKT, Nhà nước có điều kiện tích tụ và tập trung nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

- Các TĐKT nhà nước là nòng cốt của khu vực kinh tế nhà nước – khu vực giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. TĐKT là công cụ để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế trên các lĩnh vực tài chính, giá cả, đầu tư… Vai trò này được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn lạm phát, suy giảm kinh tế đang diễn ra ở nước ta hiện nay.

- TĐKT nhà nước là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì nhịp độ phát triển cao và ổn định nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- TĐKT nhà nước tạo một số lượng lớn công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- TĐKT nhà nước là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập theo định hướng của nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh những vai trò tích cực, sự ra đời của TĐKT với những thế mạnh về vốn, lao động, thị trường, có thể dễ kéo theo những vấn đề nảy sinh như: độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, thao túng về giá cả, gian lận thuế, huỷ hoại môi trường… Điều đó cần có sự quản lý của Nhà nước để hạn chế, ngăn chặn những mặt tiêu cực nảy sinh trong cơ chế thị trường…

1.1.3 Lý luận về sự phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

1.1.3.1 Phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT là tất yếu đồng thời là chủ trương lớn về kinh tế ở Việt Nam.

Trong tiến trình đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc hình thành các TCT nhà nước theo các Quyết định số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ là phù hợp, bước đầu đã có tác dụng đáng kể trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới WTO. Sức ép cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng lớn. Từ đó đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng các TĐKT mạnh theo hướng công ty mẹ, công ty con đủ tiềm lực về các mặt trong cạnh tranh với các DN nước ngoài cả thị trường trong nước và quốc tế.

Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam chủ trương phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT mạnh là một tất yếu phù hợp với điều kiện đổi mới của đất nước.

Điều đó xuất phát từ một số luận cứ sau đây:

Thứ nhất, đây là chủ trương, đường lối trong đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Ở Việt Nam, chủ trương phát triển một số TCT quy mô lớn thành các TĐKT đã được phôi thai ngay từ khi ban hành Quyết định 91/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 7 tháng 3 năm 1994. Theo đó một số tổng công ty có từ 7 thành viên trở lên và có quy mô vốn từ một nghìn tỷ đồng trở lên (gọi tắt là tổng công ty 91) được phát triển theo hướng tập đoàn. Đã có 18 tổng công ty loại này được quyết định thành lập, chiếm lĩnh hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp có 7 tổng công ty, nông nghiệp có 4 tổng công ty, giao thông vận tải có 4 tổng công ty, xây dựng có 1 tổng công ty, bưu chính viễn thông có 1 tổng công ty và dầu khí có 1 tổng công ty. Các tổng công ty 91 là các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp nhà nước khác, chiếm tỷ trọng chi phối ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề mà các tổng công ty 91 hoạt động.

Sau một thời gian hoạt động việc phát triển tổng công ty trở thành tập đoàn lại được đặt ra và còn nhấn mạnh vai trò nóng cốt của nó trong tập đoàn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá IX) đã đưa thành chủ trương “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”. Đây là cơ sở để các tổng công ty cơ cấu lại, chuyển đổi cơ chế và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp thành viên và phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh theo mô hình công ty mẹ, công ty con.

Thứ hai, hoạt động của các TCT 90 – 91 đã bộc lộ những yếu kém về năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và thế giới.

- Quá trình tích tụ và tập trung hoá về sản xuất kinh doanh và về vốn trong các tổng công ty 91 diễn ra chậm và yếu hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chưa tương xứng với yêu cầu hình thành các tập đoàn kinh tế. Cơ chế tài chính còn có những hạn chế, chưa khuyến khích việc tăng cường tích tụ tái đầu tư vốn của các tổng công ty. Cơ chế bao cấp đối với nhiều tổng công ty vẫn tồn tại. Nguồn vốn của các Tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách cấp

và vay tín dụng. Tổng công ty chưa huy động được nhiều các nguồn lực đầu tư khác nhau trong xã hội do hạn chế của cơ cấu đơn sở hữu. Mức độ tích tụ tập trung hoá cũng không đồng đều theo ngành và ngay trong một ngành. Điều đáng quan tâm ở chỗ là tích tụ tập trung hoá phụ thuộc vào đầu tư của Nhà nước và tác động của cơ chế chính sách.

Như vậy các TCT 90 – 91 chưa đáp ứng kịp yêu cầu cạnh tranh trong tình hình mới của sự nghiệp đổi mới trong xu thế hội nhập ngày càng sâu và rộng…

Thứ ba, khả năng phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành các TĐKT rất cao.

Những tiền đề để ra đời và phát triển các tập đoàn kinh tế trên cơ sở các tổng công ty nhà nước đã hình thành. Các tổng công ty 91 nhìn chung là các doanh nghiệp có quy mô vốn và tài sản lớn, có vai trò nhất định trong nền kinh tế. Một số tổng công ty đã hình thành cơ sở ban đầu cho việc phát triển thành tập đoàn kinh tế, nếu xét về quy mô vốn, quy mô số lượng đơn vị thành viên, khả năng chi phối thị trường, sự đa dạng hoá hình thức sở hữu, sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

Đồng thời với quá trình cải cách và điều chỉnh cơ cấu, một hệ thống liên kết trên cơ sở mô hình công ty mẹ - công ty con đã dần được hình thành hoặc có mầm mống hình thành bên trong rất nhiều các tổng công ty ở Việt Nam. Quá trình đa dạng hoá loại hình sở hữu của các đơn vị thành viên thông qua các biện pháp cổ phần hoá, giao, bán đơn vị thành viên hoặc đầu tư, góp vốn ở các doanh nghiệp khác diễn ra mạnh mẽ.

Ngay các các đơn vị thành viên tổ chức dưới hình thức công ty thành viên hạch toán độc lập, cơ chế hoạt động cũng đã được đổi mới, nhất là về quan hệ vốn và tài sản với tổng công ty. Tổng công ty là người thực hiện chức năng và quyền hạn của chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các công nhà nước thành viên hạch toán độc lập. Xét về bản chất kinh tế, loại hình đơn vị thành viên này có thể được coi là công ty con do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.

Việc phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trong tổng công ty

đã tạo ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các đơn vị thành viên. Đơn vị này tạo

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí