Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 2

Tổng công ty nhà nước hiện nay” (Đỗ Duy Hà, Tạp chí Quản lý kinh tế - Số 15, tháng 7+8/2007); “Một số lý luận về tập đoàn kinh tế” (TS Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông, 21/05/2007); “Một số vấn đề về thành lập tập đoàn kinh tế”, (Báo điện tử, Báo Công nghiệp của Bộ Công thương – 30/5/2005); “Tập đoàn kinh tế” (Luật gia Vũ Xuân Tiền, DNNN.com.vn, ngày 11/04/2006); “Phát triển kinh tế tập đoàn: Chính sách đi sau thực tiễn” (Báo Người lao động điện tử, 27/09/2007); “Quản tập đoàn bằng mệnh lệnh hành chính hay đầu tư tài chính?” (Phương Loan, TuanVietnam.net, 17/08/2008); “Quản lý các tập đoàn kinh tế” (Nguyễn Quang A, Lao Động Cuối tuần số 33 ngày 17/8/2008); “Tập đoàn kinh tế: Quản thế nào cho được” (Nguyễn Hiền, Đời sống và Pháp luật Online, 15/8/2008); “Mô hình tập đoàn nhà nước và mối lo vượt tầm kiểm soát” (tác giả Nguyễn Trung, institute of development studies, 16/9/2008).

Trong những công trình và các tác phẩm nghiên cứu trên, các tác giả tập trung nghiên cứu đề cập đến quá trình hình thành và phát triển tập đoàn nói chung. Chủ yếu đề cập đến lịch sử ra đời của tập đoàn kinh tế; các điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội, về phát triển thị trường làm tiền đề cho việc ra đời tập đoàn kinh tế; cũng có công trình đề cập đến các yếu tố, điều kiện cho tập đoàn kinh tế phát triển; đề cập đến vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự ra đời và phát triển tập đoàn kinh tế nói chung và ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập nói riêng.

Các luận án tiến sỹ đã nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh chuyên sâu, nghiệp vụ đối với quản lý các TCT, TĐKT như “tổ chức bộ máy”, “cơ chế tài chính”, “phương thức huy động vốn”… Một số tài liệu và luận án có đề cập đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với TĐKT nhưng cũng đi vào các đối tượng, quản lý cụ thể. Chẳng hạn luận án của Nguyễn Đăng Quế đi vào QLNN đối với tài chính, đề tài của Trang Thị Tuyết đi về QLNN đối với các loại hình doanh nghiệp… Những tài liệu trên chủ yếu tập trung và các khía cạnh quản lý cụ thế, tập trung chính vào khía cạnh nghiệp vụ quản lý kinh tế của nội bộ TĐKT.

Qua việc nghiên cứu hoàn thành luận án “Quản lý Nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành Tập đoàn kinh tế”, tôi thấy rằng :

Những công trình khoa học công bố ở trên đã tập trung đề cập đến những khía cạnh cụ thể:

Một là, các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định những điều kiện, những yếu tố để hình thành TĐKT (điều kiện về vốn, điều kiện về ngành nghề, về cán bộ…) quy định các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các thành viên trong tập đoàn, đặc biệt là giữa công ty mẹ với các công ty con, quy định các điều kiền để xử lý khi tập đoàn có rủi ro, có tranh chấp… quy định về công tác cán bộ đối với những tập đoàn kinh tế từ các TCT nhà nước chuyển thành TĐKT.

Hai là, các công trình khoa học khác, kể cả các luận án tiến sỹ nghiên cứu về TĐKT, đề cập đến các điều kiện hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, tổ chức bộ máy của tập đoàn, về mối quan hệ quản lý giữa công ty mẹ với các công ty thành viên trong TĐKT, về cơ chế tài chính của TĐKT

Ba là, có vài luận án tiến sỹ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với TĐKT, nhưng đề cập đến khía cạnh tài chính, tổ chức, quản lý TĐKT.

Ở các nước trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TĐKT đã ra đời và là hình thức tổ chức sản xuất có vài trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế. Xây dựng và hoàn thiện TĐKT được nghiên cứu từ rất lâu và có nhiều công trình của các nhà khoa học đã được công bố. Tuy nhiên hình thức tổ chức sản xuất TCT 90-91 chỉ riêng có ở Việt Nam và việc phát triển, chuyển đổi các TCT 90-91 thành TĐKT cũng là hình thức chỉ riêng có trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam. Quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT là việc làm riêng có của Nhà nước Việt Nam. Trên thế giới, ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển không có hình thức này, và vì vậy cũng chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề này cả viề lý luận và thực tiễn.

Như vậy, QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT chưa có công trình nào đề cập. Về mặt lý luận, nhiều nội dung, khái niệm (như lý luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

về sự phát triển các TCT 90 – 91theo hướng hình thành TĐKT, khái niệm QLNN đối với TCT theo hướng hình thành TĐKT, những yêu cầu nội dung QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT…) chưa tài liệu nào đề cập đến. Đây là những nội dung chủ yếu mà luận án đề cập một cách hệ thống, cụ thể cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, và qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cũng như các điều kiện thực hiện.

Có thể kết luận, đề tài luận án nghiên cứu cũng như nội hàm những vấn đề mà luận án đề cập, phân tích, luận giải là hoàn toàn mới, chưa bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học nào. Việc nghiên cứu một cách hệ thống cụ thể cả lý luận và thực tiễn QLNN đối với TCT 90 – 91theo hướng hình thành TĐKT có thể coi đây là công trình khoa học đầu tiên. Vì vậy nghiên cứu đề tài “QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT” chắc chắn sẽ có giá trị nhất định cả lý luận và thực tiễn đối với khoa học quản lý hành chính công nói chung trong đó có QLNN đối với TCT, TĐKT nhà nước, đặc biệt sẽ có những đóng góp khoa học giá trị cho hoạch định chính sách trong thực tiễn.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 2

CHƯƠNG 1

LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY 90 – 91 THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ


1.1. Tổng quan về Tổng công ty 90 – 91, tập đoàn kinh tế và quá trình hình thành tập đoàn kinh tế

1.1.1. Nhận thức về Tổng công ty 90 - 91

Lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nước cũng như Việt Nam chỉ ra rằng để tạo lập lợi thế trong cạnh tranh các doanh nghiệp đơn lẻ thông qua hình thức liên kết, liên doanh với nhau hình thành nên các tổ hợp nhiều Công ty có quy mô lớn về vốn, có công nghệ hiện đại thành những doanh nghiệp lớn. Một hình thức tạo lập lợi thế cạnh tranh khác là các nhà kinh doanh mở rộng doanh nghiệp của mình, tăng quy mô, mở rộng các chi nhánh, các doanh nghiệp có cơ sở nhỏ trong một doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp lớn này thường tập trung sản xuất, kinh doanh, dịch vụ một lĩnh vực, sản phẩm…. Người ta quan niệm đó là các Tổng công ty và trong thực tế cũng được gọi là Tổng Công ty. Như vậy, có thể hiểu “Tổng công ty là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều công ty, xí nghiệp thành viên cùng sản xuất một loại sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm, cùng kinh doanh một lĩnh vực, có quan hệ sở hữu chặt chẽ được điều hành thống nhất trong cơ sở phân công, phân cấp giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên về các hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các Tổng công ty phát triển rất đa dạng và phong phú về hình thức tổ chức, về sở hữu, quy mô. Trên thực tế để quảng bá uy tín trong cạnh tranh các nhà kinh doanh thường gọi doanh ngiệp của mình là Tổng công ty. Về pháp luật cũng chưa có văn bản nào quy định các tiêu chí cho Tổng công ty để phân biệt giữa Tổng công ty và Công ty. Tuy nhiên có thể đặt ra một số tiêu chí để phân biệt Tổng công ty và Công ty.

- Tổng công ty có quy mô lớn về vốn, lao động và phạm vi hoạt động.

- Hoạt động của Tổng công ty theo ngành sản phẩm, dịch vụ nhất định. Thường các Tổng công ty sản xuất, chế tạo một sản phẩm hoàn chỉnh, chẳng hạn Tổng công ty SAMCO sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh ô tô chở khách (từng bộ phận của ô tô do các công ty thành viên sản xuất); Tổng công ty xi măng sản xuất và tiêu thụ xi măng……

- Các Tổng công ty thường được tổ chức bộ máy chặt chẽ theo quan hệ dọc dược phân công, phân cấp phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cấp trong kinh doanh.

Sơ đồ tổ chức chung về Tổng công ty.


TCT

Chi nhánh

Công ty thành viên

Công ty thành viên

Công ty thành viên

Văn phòng

đại diện


Các xưởng kho, trạm, cửa hàng…..

- Các Tổng công ty thường được tổ chức quản lý hoạt động theo thứ bậc rõ ràng, được điều hành tập trung thống nhất từ tổng giám đốc.

Những tiêu chí trên Tổng công ty là hình thức tổ chức doanhh nghiệp được phát triển từ các công ty đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện đại.

Ở Việt Nam, thực hiện đổi mới kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa theo hai hình thức là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể (các hợp tác xã), xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đa hình thức sở hữu. Theo đó

hàng loạt các doanh nghiệp thuộc các thành phân kinh tế ra đời và phát triển, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty nhà nước là lực lượng nòng cốt chủ yếu trong nền kinh tế. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương đổi mới DNNN theo hướng xây dựng những Tổng Công ty nhà nước, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Điều 43 Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 30/4/1995 quy định về Tổng Công ty Nhà nước:

“Tổng Công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước như quy định tại chương II của Luật doanh ngiệp nhà nước.”

“ Tổng Công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thu, dịch vụ, thông tin, đào tạo nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ”.

Theo điều 44 của Luật Doanh nghiệp nhà nước:

“ Tổng công ty nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên sau đây:

+ Đơn vị hạch toán độc lập;

+ Đơn vị hạch toán phụ thuộc:

+ Đơn vị sự nghiệp;

Đơn vị thành viên của Tổng công ty nhà nước có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức thanh toán của Tổng công ty nhà nước. Đơn vị thành viên hạch toán độc lập có điều lệ riêng do Hội đồng quản trị

Tổng công ty phê chuẩn phù hợp với các quy định của Luật DNNN và điều lệ Tổng công ty nhà nước.

Chế độ tài chính và hạch toán của Tổng công ty nhà nước do Chính phủ quy định”.

Các Tổng công ty (TCT) là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, nhưng có quy mô lớn về vốn, về doanh thu, về số lượng các đơn vị thành viên, về lao động và về phạm vi hoạt động. Việc hình thành các Tổng công ty là nhân tố quan trọng để Nhà nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và khẳng định quyết tâm trong cải cách, nâng cao hiệu quả và vị thế của thành phần kinh tế Nhà nước. Các Tổng công ty Nhà nước có các công ty thành viên theo dạng hình chóp, trong đó các Tổng công ty là cơ quan quản lý không trực tiếp kinh doanh, hoạt động dựa vào các khoản phí được nộp từ các đơn vị thành viên.

Nhằm khẳng định vai trò nòng cốt của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ đã có Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 về việc “ Thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh” và Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 về việc “ Tiếp tục sắp xếp DNNN”. Từ đó ra đời các Tổng công ty 90 – 91. Ở Việt Nam các Tổng công ty Nhà nước là những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuỳ từng lĩnh vực và điều kiện cụ thể, các Tổng công ty được tổ chức theo một số mô hình sau đây:

Thứ nhất, theo mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên, các Tổng công ty

được tổ chức theo một trong 3 loại mô hình:

- Mô hình liên kết theo chiều dọc: bao gồm các Tổng công ty mà các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi doanh nghiệp thành viên có thể là khác hàng hoặc là người cung cấp không thể thay thế được của các thành viên còn lại. Mỗi thành viên trong Tổng công ty được coi là một mắt xích của quá trình sản xuất, kinh doanh và phụ thuộc lẫn nhau. Sự phát triển của từng thành viên cũng như toàn Tổng công ty phu thuộc chặt chẽ và rõ rệt vào sự phát triêể của các thành viên khác. Đặc trưng cho Tổng công ty được tổ chức theo mô

hình này là các Tổng công ty: Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Hàng không Việt Nam,…..

- Mô hình liên kết theo chiều ngang: là dạng tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên cùng sản xuất, cung ứng một loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Do đó tính độc lập tương đối cao về cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Các Tổng công ty hoạt động theo mô hình này có mội liên kết tương đối lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp thành viên, hoặc thậm chí lỏng lẻo cả đối với Tổng công ty. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thành viên về chính sách giá, thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao trình độ quản lý…cũng là những thế mạnh của các Tổng công ty này. Thuộc mô hình này bao gồm các Tổng công ty: Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam…

- Mô hình liên kết hỗn hợp: kết hợp giữa hai trạng thái liên kết dọc và liên kết ngang là mô hình liên kết hỗn hợp. Một số Tổng công ty liên kết dạng hỗn hợp có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Các Tổng công ty dạng này có một số doanh nghiệp thành viên liên kết theo chiều ngang và một số doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc. Chẳng hạn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam….

Thứ hai, theo quy mô vốn của Tổng công ty: các Tổng công ty được phân thành 2 loại:

- Tổng công ty 91 (được thành lập theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994) theo phương án khi thành lập phải có vốn pháp định tối thiểu là 1000 tỷ đồng. Các Tổng công ty loại này là những Tổng công ty có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước, thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng của Nhà nước và do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tuy nhiên, một số Tổng công ty có vốn thấp hơn quy định, nhưng thuộc lĩnh vực, ngành quan trọng, vẫn do Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập.

- Tổng công ty 90 (được thành lập theo Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994), các Tổng công ty được thành lập theo mô hình này phải có vốn pháp định tối thiểu 500 tỷ đồng (đối với ngành đặc thù có thể thấp hơn, nhưng không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022