Hoàn Thiện Quan Hệ Giữa Công Ty Mẹ Với Công Ty Con Và Các Đơn Vị Sự Nghiệp Trong Tập Đoàn Kinh Tế

- Chế độ tiền lương, đãi ngộ ở các doanh nghiêp có vốn nhà nước cần đáp ứng yêu cầu giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiêp, lợi ích cán bộ quản lý và lợi ích người lao động.

Nguyên tắc là: “Phần thù lao cho cán bộ quản lý và người lao động phải phù hợp với công sức, đóng góp của họ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiêp”.

Người làm nhiều, người có tài, người có chức vụ… phải có thù lao cao hơn một cách phù hợp. Điều đó kích thích mọi người sáng tạo, cải tiến để có hiệu quả công việc tốt hơn.

- Có cơ chế hợp lý về thu nhập của cán bộ quản lý và của người lao động với kết quả kinh doanh của doanh nghiêp. Có nghĩa là phần phúc lợi cho cán bộ quản lý và người lao động theo hiệu quả kinh doanh cần mở rộng theo tỷ lệ phù hợp, không nên khống chế mức tối đa.

Ngoài ra cần thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tiêu cực tham nhũng chống hiện tượng “lỗ thật” lãi giả” nhằm ăn chia tài sản của nhà nước. Cơ chế quản lý nhà nước về tài chính đối với TĐKT cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Năm là, thực hiện đào tạo lại một cách thường xuyên cho cán bộ quản lý vốn nhà nước ở TĐKT.

Đáp ứng kịp thời yêu cầu mới cần thiết phải tổ chức đào tạo lại cho tất cả cán bộ quản lý vốn nhà nước ở các TĐKT

Việc đào tạo lại được quy định thành chế độ bắt buộc với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Đối với cán bộ chủ chốt giữ các chức vụ quan trọng nhất trong TĐKT như Chủ tịch HĐQT, TGĐ, các công ty trong tập đoàn mỗi năm phải được đào tạo lại (bồi dưỡng) 50 tiết, tương đương 5 ngày. Đối với các cương vị chủ chốt khác như Uỷ viên HĐQT, Phó tổng giám đốc… mỗi năm phải được đào tạo lại 100 tiết, tương đương 10 ngày. Kế toán trưởng các công ty trong TĐKT được đào tạo lại 150 tiết tương đương 15 ngày. Các chức danh chuyên môn khác như

Trưởng, Phó Phòng, Ban, Chánh phó quản đốc, phân xưởng được đào tạo lại 100 tiết tương đương 10 ngày mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nhà nước cần có quy định bắt buộc về chế độ này đối với tất cả các TĐKT.

- Kinh phí đào tạo lại do các công ty trong TĐKT chi trả.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 21

- Các Trung tâm đào tạo kết hợp với các TĐKT xác định yêu cầu đào tạo lại, xây dựng chương trình cho từng loại chức danh để đào tạo lại. Xoá bỏ tình trạng chương trình chung chung cán bộ bất kỳ chức danh nào cũng có thể học được tạo nên tính hình thức, hiệu quả kém. Tổ chức đào tạo lại cho từng chức danh cụ thể của các TĐKT.

- Việc đào tạo lại có thể được thực hiện ở các Trung tâm đào tạo, hoặc trực tiếp ở các TĐKT theo các phương thức thích hợp. Có thể tập trung vào một đợt, hoặc chia làm nhiều đợt, mỗi đợt 2 đến 3 ngày.

- Có chế độ đi tham quan, khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài đối với cán bộ quản lý vốn nhà nước của các TĐKT. Kinh phí này do các doanh nghiệp trong TĐKT chi. Tuy nhiên cần có quy định cụ thể để bảo đảm các chuyến đi có hiệu quả, chống sự lạm dụng, lãng phí.

- Nhằm tạo lập, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, bảo đảm sự ổn định về cán bộ qua các thời kỳ của TĐKT nhà nước cần có chế độ đào tạo nâng cao lên cấp Thạc sỹ, Tiến sỹ đối với cán bộ quản lý ở các TĐKT.

Việc đào tạo nâng cao này do TĐKT đài thọ kinh phí. ở đây cần có quy định hợp đồng đối với những cán bộ được đào tạo. Người được TĐKT cấp kinh phí cho đi đào tạo nâng cao ở trong nước cũng như nước ngoài phải phục vụ cho TĐKT.

Những chính sách trên của nhà nước bảo đảm cho đội ngũ cán bộ quản lý vốn nhà nước ở các TĐKT ổn định về các mặt. Nhờ vậy họ toàn tâm, toàn ý phục vụ tốt nhất cho việc đẩy mạnh sự phát triển không ngừng và hiệu quả cao của TĐKT cũng như các công ty thành viên trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay.

3.2.4. Hoàn thiện quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con và các đơn vị sự nghiệp trong tập đoàn kinh tế

Thứ nhất, về quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con do công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ

Ở đây công ty mẹ đóng vai trò là chủ sở hữu của công ty con. Theo đó quan hệ được đổi mới theo các nội dung:

Một là, công ty con là một pháp nhân kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Ngoài quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, công ty mẹ quan hệ với công ty con bình đẳng như các pháp nhân kinh tế khác. Mọi quan hệ mua – bán, thuê – cho thuê, vay – cho vay giữa công ty mẹ và công ty con phải thực hiện thông qua hợp đồng và phải thanh toán như đối với các pháp nhân khác.

Hai là, Công ty mẹ có trách nhiệm đầu tư đầy đủ vốn điều lệ cho công ty con theo thời hạn xác định trong quy chế tài chính của công ty con.

Công ty mẹ không được trực tiếp rút vốn điều lệ đã đầu tư cho công ty con dưới bất cứ hình thức nào như điều động vốn, điều động tài sản không thanh toán tiền.

Công ty mẹ chỉ được thực hiện việc rút vốn điều lệ thông qua phương thức bán một phần hoặc toàn bộ vốn đã đầu tư vào công ty con cho các nhà đầu tư khác theo giá thị trường.

Trường hợp thu hẹp kinh doanh dẫn đến việc phải rút bớt vốn điều lệ, công ty mẹ phải có quyết định giảm bớt vốn điều lệ của công ty con. Việc rút vốn phải đảm bảo nguyên tắc sau khi bị rút vốn công ty con vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ phải trả và đủ mức vốn điều lệ đã được điều chỉnh.

Ba là, các dự án đầu tư của công ty con có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên sổ sách kế toán của công ty con do HĐQT xét duyệt theo đề nghị của công ty con.

Những dự án đầu tư có mức vốn thấp hơn do công ty con tự quyết định. Giám đốc công ty con tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về tiến độ và hiệu quả đầu tư theo dự án được duyệt.

Bốn là, công ty mẹ được phép bảo lãnh cho công ty con vay vốn.

Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh theo quy

định của pháp luật.

Năm là, công ty con có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh pháp luật kế toán thống kê, chế độ kiểm toán doanh nghiệp. Công ty mẹ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt báo cáo tài chính của các công ty con. Công ty mẹ cũng có thể tự tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính của công ty con hoặc thuê kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty con.

Thứ hai, về mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con có một phần vốn góp của công ty mẹ.

Một là, tuỳ theo tỷ lệ góp vốn nhiều hay ít, công ty mẹ có thể cử người trực tiếp quản lý số vốn đã góp vào công ty con, thực hiện quyền nghĩa vụ cổ đông đối với công ty con.

Đối với doanh nghiệp mà công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối hay góp vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhất thiết phải cử người trực tiếp quản lý. HĐQT quyết định cử người trực tiếp quản lý phần vốn công ty mẹ đã đầu tư vào công ty con. Người trực tiếp quản lý được quyền tham gia ứng cử vào cơ quan quản lý, điều hành ở công ty con.

Công ty con có quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh với công ty mẹ trên cơ sở hợp đồng kinh tế; được hưởng các lợi ích và các dịch vụ từ hoạt động chung của công ty mẹ theo điều lệ công ty mẹ, tương xứng với mức độ góp vốn của công ty mẹ ở công ty con. Đồng thời công ty con có nghĩa vụ thực hiện các quyết định hợp pháp của công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền chi phối của công ty mẹ (trong trường hợp công ty mẹ giữ cổ phần chi phối).

Hai là, công ty mẹ muốn rút phần vốn đã đầu tư vào công ty con phải theo quy định trong điều lệ của công ty con.

Việc rút vốn thực hiện thông qua việc chuyển nhượng cổ phần hay phần vốn góp cho nhà đầu tư.

Ba là, việc sử dụng cổ tức hay lợi nhuận được chia để tăng vốn đầu tư vào công ty con do HĐQT công ty mẹ quyết định.

Thứ ba, về quan hệ giữa công ty mẹ và các đơn vị phụ thuộc.

Các đơn vị trực thuộc có vai trò rất quan trọng trong các TĐKT. Chẳng hạn tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 28 đơn vị trực thuộc, các đơn vị phụ thuộc công ty mẹ không có vốn và tài sản riêng, toàn bộ tài sản của đơn vị phụ thuộc, thuộc sở hữu của công ty mẹ. Công ty mẹ có thể phân cấp, uỷ quyền cho các đơn vị phụ thuộc thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán. Công ty mẹ thực hiện chế độ hạch toán tập trung đối với các đơn vị phụ thuộc. Từng đơn vị phụ thuộc không hạch toán kết quả kinh doanh riêng. Nhằm khuyến khích hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này công ty mẹ có cơ chế quản lý quỹ khen thưởng nội bộ thích hợp. Như vậy đơn vị hoạt động tốt sẽ có phúc lợi cao hơn và ngược lại. Đồng thời chế độ tiền lương, thu nhập của người lao động trong các đơn vị phụ thuộc cũng phải tính trên cơ sở hiệu quả hoạt động của từng đơn vị.

Các đơn vị phụ thuộc công ty mẹ thực hiện các nhiệm vụ được công ty mẹ

giao.


Thứ tư, quan hệ giữa các công ty con với nhau.

Các công ty con trong TĐKT là những DN độc lập, có quan hệ bình đẳng

với nhau trong mọi lĩnh vực. Việc hợp tác liên kết... với nhau trong sản xuất sản phẩm, dịch vụ đều được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế.

Công ty mẹ có thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các công ty con trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các công ty con.

Những điều trên tạo nên tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao của các công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.5. Đổi mới thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Nhà nước quản lý TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT đồng thời là quá trình thực hiện các quan hệ dịch vụ hành chính đối với các TCT 90 – 91 và TĐKT. Ở đây Nhà nước thực hiện cung ứng các dịch vụ cho các TCT 90 – 91 và TĐKT hình thành và phát triển. Có rất nhiều dịch vụ công liên quan đến việc

hình thành và hoạt động của TCT 90 – 91 cũng như TĐKT. Có thể liệt kê một số dịch vụ chủ yếu:

- Cấp phép thành lập và kinh doanh cho TĐKT cũng như các công ty, đơn vị trong TĐKT

- Cấp vốn, tài sản, cơ sở hạ tầng, tài nguyên... cho các đơn vị trong TĐKT...

- Cung cấp các dịch vụ khác bảo đảm cho hoạt động của TĐKT được ổn định và có hiệu quả

...

Việc cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước cho các TĐKT thể hiện quan hệ “xin – cho” trong quản lý các TCT. TĐKT nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng thủ tục quy đinh để “xin”, cơ quan QLNN xem xét, đánh giá duyệt “cho”. Điều này tạo nên các tiêu cực nhũng nhiễu gây phiền hà, khó khăn cho hoạt động của TCT, TĐKT

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin - cho” hình thành cơ chế “trách nhiệm – nghĩa vụ” trong quan hệ giữa Nhà nước với TCT, TĐKT được coi là một nội dụng quan trọng trong đổi mới QLNN đối với TCT và TĐKT. Theo đó cần hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến các TCT và TĐKT.

Trong qu¶n lý nhµ n−íc ®èi víi TCT 90 – 91 theo h−íng h×nh thµnh tËp

®oµn kinh tÕ cÇn tËp trung hoµn thiÖn c¸c thđ tôc sau:

- Thđ tôc hµnh chÝnh vÒ giao quyÒn sö dông ®Êt, tµi nguyªn, c¬ së h¹ tÇng, tµi s¶n ®èi víi c«ng ty mÑ còng nh− c«ng ty con trong T§KT.

- Thđ tôc ®¨ng ký kinh doanh cđa c«ng ty mÑ, c«ng ty con còng nh− c¸c

®¬n vÞ trong T§KT.

- Thđ tôc ®¸nh gi¸, x¸c nhËn gi¸ trÞ vèn, tµi s¶n khi chuyÓn ®æi tõ c¸c Tæng c«ng ty nhµ n−íc, c¸c DNNN sang T§KT theo m« h×nh c«ng ty mÑ, c«ng ty con.

- Thđ tôc vÒ bæ nhiÖm, miÔn nhiÖm, ®iÒu chuyÓn c¸n bé qu¶n lý phÇn vèn nhµ n−íc trong c¸c doanh nghiÖp cđa T§KT.

- Thđ tôc xuÊt nhËp khÈu

- Thđ tôc khai th¸c tµi nguyªn

- Thđ tôc më réng, ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh...

C¸c thđ tôc hµnh chÝnh trªn ®−îc ®æi míi theo h−íng ®¬n gi¶n, tËp trung vµo mét ®Çu mèi, tr¸nh g©y phiÒn hµ, khã kh¨n cho c¸c doanh nghiÖp.

§©y lµ môc tiªu vµ còng lµ néi dung cđa c¶i c¸ch thđ tôc hµnh chÝnh trong ch−¬ng tr×nh c¶i c¸ch nÒn hµnh chÝnh quèc gia ë ViÖt Nam.

Theo tinh thần đó cần thực hiện một số công việc sau đây:

- Phân công giữa các cơ quan QLNN để xác định đầu mối giao dịch, giải quyết các công việc liên quan đến TCT và TĐKT, theo nguyên tắc “một đầu mối”.

Tức là mỗi thủ tục hành chính chỉ một cơ quan QLNN giải quyết

- Xây dựng bộ thủ tục hành chính mẫu đối với các TCT và TĐKT

- Quy định thời gian xem xét, giải quyết. Ở đây cần quy định nếu để muộn, chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động của TCT vầ TĐKT thì cơ quan Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do sự chậm trễ đó gây ra. Nhằm nâng cao trách nhiệm của công chức Nhà nước trong giải quyết công việc.

- Công khai bộ thủ tục hành chính cà các quy định cho các doanh nghiệp trong đó có TCT, TĐKT biết để chủ động thực hiện.

Hàng kỳ có sự đánh giá về việc giải quyết thủ tục hành chính để có sự bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới và thông lệ quốc tế.

Thực hiện tốt những vấn đề trên là mục tiêu của Nhà nước, đồng thời cũng là mong muốn, nguyện vọng của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các TCT và TĐKT.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại đối với cán bộ quản lý TCT, TĐKT

Cán bộ quản lý TCT, TĐKT gồm nhiều loại với chức trách chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm chính:

- Nhóm cán bộ làm công tác QLNN đối với TCT và TĐKT

- Nhóm cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh ở TCT, TĐKT

Thứ nhất, với cán bộ QLNN đối với TCT và TĐKT.

Đây là những công thức Nhà nước thực hiện chức năng QLNN về kinh tế đối với các TCT và TĐKT. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức các mặt cho cán bộ, công chức Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Số cán bộ này hàng năm được bồi dưỡng qua các chương trình chuyên môn tùy theo cương vị công tác: Chuyên viên; Chuyên viên chính; Chuyên viên cao cấp.

Theo chúng tôi ngoài các chương trình bồi dưỡng trên, số cán bộ này cần được bồi dưỡng trên những chương trình chuyên sâu về hành chính – kinh doanh (hành chính doanh nghiệp).

Để bảo đảm công tác bồi dưỡng có kết quả Nhà nước cần đổi mới một số vấn đề sau:

Một là, phân loại cán bộ QLNN đối với TCT và TĐKT theo chức danh

đảm nhận.

Hai là, xây dựng yêu cầu về kiến thức kỹ năng cần bồi dưỡng cho từng loại chức danh.

Ba là, xây dựng chương trình và thời gian bồi dưỡng cho từng chức danh.

Bốn là, tổ chức bồi dưỡng theo chương trình.

Theo chúng tôi việc xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng nên giao cho Học viện hành chính thuộc Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đảm nhận. Đồng thời Nhà nước cần có quy định bắt buộc bồi dưỡng đối với mọi công chức. Chẳng hạn quy định tất cả mọi công chức trong một năm phải tham gia các lớp bồi dưỡng với thời gian không nhỏ hơn 50 tiết (một tuần).

Nhà nước cần dành một phần kinh phí cho công tác này. Số kinh phí này lấy từ NSNN được đưa vào dự toán kinh phí cho các cơ quan hàng năm.

Thứ hai, với cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của các TCT và TĐKT.

Số cán bộ này chủ yếu là cán bộ công chức được Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ quản lý chủ chốt ở TCT và TĐKT. (Hầu hết chủ tịch HĐQT, Ủy viên HĐQT, TGĐ, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các bộ phận...) số cán bộ này kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022