Điều Kiện Thúc Đẩy Việc Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tct 90-91 Theo Hướng Hình Thành Tđkt

doanh nghiệp lớn như các TCT, TĐKT. Điều kiện cạnh tranh trên thị trường theo xu thế hội nhập biến đổi thường xuyên, liên tục. Do vậy việc cung cấp các thông tin, kiến thức về mọi mặt đặc biệt là kỹ năng quản trị. Các TCT, TĐKT trong nền kinh tế thị trường hội nhập là vô cùng cần thiết.

Để nâng cao hiệu quả cho công tác bồi dưỡng này theo chúng tôi cần tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

- Phân loại số cán bộ này theo chức danh công tác đang đảm nhận.

- Xây dựng các chương trình thời gian bồi dưỡng cho từng chương trình

đối với từng chức danh.

Để phù hợp với đặc điểm công tác của từng chức danh các chương trình bồi dưỡng nên ngắn và cô đọng. Chẳng hạn một chương trình chỉ nên từ hai đến ba ngày theo các chuyên đề cụ thể. Mỗi cán bộ có thể tham gia nhiều đợt với nhiều chuyên đề trong một năm.

- Việc tổ chức các đợt bồi dưỡng có thể thực hiện theo các cách thức

+ Bồi dưỡng tập trung ở các trung tâm bồi dưỡng của Bộ, Ngành, Địa phương

+ Bồi dưỡng tại các TCT, TĐKT. Với cách thức bồi dưỡng này các TCT, TĐKT đưa ra yêu cầu bồi dưỡng, tổ chức triệu tập học viên. Mời các chuyên gia về lĩnh vực cần bồi dưỡng làm giáo viên.

- Quy định thời gian và số chuyên đề tham dự bồi dưỡng để cấp chứng chỉ cho cán bộ tham gia bồi dưỡng. Theo chúng tôi chứng chỉ này là một căn cứ để tổ chức bố trí, sắp xếp, nâng lương cho cán bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Cần quy định rõ chỉ cấp chứng chỉ có những cán bộ chỉ cấp chứng chỉ có những cán bộ tham gia số chuyên đề và thời gian cần thiết trong một năm. Chẳng hạn tham gia năm chuyên đề với từ 15 ngày trở lên thì được cấp chứng chỉ.

- Chứng chỉ do chủ tịch HĐQT TCT, TĐKT cấp trên cơ sở kết quả của từng đợt bồi dưỡng mà cán bộ tham gia.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 22

Thực hiện các giải pháp trên tạo điều kiện nâng cao trình độ, cán bộ QLNN cũng như cán bộ quản trị kinh doanh TCT, TĐKT. Yếu tố quyết định sự phát triển hiệu quả của các TCT và TĐKT.

3.3. Điều kiện thúc đẩy việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT

Thứ nhất, đổi mới nhận thức về TCT 90–91 cũng như các TĐKT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo xu thế hội nhập ở Việt Nam.

Một là, các TCT và TĐKT theo mô hình công ty mẹ - công ty con là hình thức tổ chức DN tiên tiến, hiện đại theo xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Nó có ưu điểm vượt trội trong tích tụ, tập trung vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lập thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng và phát triển các TCT và TĐKT theo mô hình công ty mẹ - công ty con là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

Hai là, việc thành lập và phát triển các TCT và TĐKT theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã làm thay đổi từ phương thức sở hữu doanh nghiệp của Nhà nước thành phương thức sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp với vai trò chủ sở hữu vốn đầu tư vào các DN trong TĐKT, nhà nước chỉ cần thực hiện các nội dung.

- Giao vốn

- Quản lý hiệu quả của vốn (lợi nhuận trên vốn)

- Xác định mức lợi tức phải nộp hàng năm của các DN cho Nhà nước (ngoài thuế các loại)

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra...

Ba là, cơ quan QLNN không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT, TĐKT cũng như các công ty con mà chỉ tập trung vào QLNN

Đổi mới nhận thức những vấn đề trên của cán bộ các ngành, các cấp là điều kiện để các cơ quan Nhà nước cũng như các TCT, TĐKT thay đổi tư duy, đồng lòng thực hiện tốt các quy định theo cơ chế mới.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cơ sở có tập trung nhấn mạnh từng giải pháp cụ thể trong từng thời gian nhất định và từng TCT, TĐKT cụ thể.

Hoàn thiện QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, tùy vào đặc điểm của từng TCT, TĐKT để nhấn mạnh, chú ý đối với những giải pháp cụ thể. Đây là điều cần thiết.

Thứ ba, củng cố tăng cường cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với các TCT, TĐKT nhà nước

Trong kinh tế thị trường cần tách bạch vai trò chủ sở hữu và vai trò quản lý hành chính Nhà nước. Theo đó các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương không nên thực hiện vai trò chủ sở hữu mà chỉ chuyên trách thực hiện QLNN. Điều đó có nghĩa là xóa bỏ vai trò chủ quản của các Bộ, Ngành, UBNN tỉnh, thành phố đối với các TCT và TĐKT Nhà nước.

Để thực hiện tốt điều trên cần tăng cường củng cố cơ quan SCIC theo hướng:

- Tăng thêm chức năng, quyền hạn cho cơ quan này trong việc thực hiện vai trò chủ sở hữu ở các TCT, TĐKT nhà nước.

- Quy định trách nhiệm vật chất và có chế tài mạnh đối với hoạt động, hiệu quả kinh doanh của phần vốn nhà nước trong các DN

- Có chế độ khen thưởng phù hợp đối với cán bộ của cơ quan SCIC

- Việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ vào cơ quan SCIC nên có tiêu chuẩn rõ ràng và thực hiện công khai. Không nên đưa các cán bộ đến tuổi nghỉ hưu hoặc đương nhiệm các chức vụ khác kiêm nhiệm.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát kiểm tra của Nhà nước đối với tư cách chủ sở hữu TCT và TĐKT nhà nước.

- Trong các TCT và TĐKT nhà nước công ty mẹ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty con. Vì vậy công ty mẹ với tư cách chủ sở hữu thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các công ty con. Công việc này phải làm thường xuyên để kịp thời đánh giá đầy đủ, đúng đắn tình hình hoạt động của các công ty con, đặc biệt là đánh giá đúng hiệu quả đầu tư ra ngoài của các công ty con.

- Các cơ quan Nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách kinh doanh của DN. Cần đổi mới phương thức kiểm tra giám sát theo hướng chính xác trung thực nhưng bảo đảm TCT, TĐKT cũng như các công ty thành viên vẫn hoạt động ổn định, liên tục bình thường.

Thứ năm, cần có chế tài về trách nhiệm cá nhân của cán bộ quản lý tài chính kể cả các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp trong TĐKT.

Việc bảo tồn, phát triển, chống thất thoát vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đang là vấn đề được nhà nước đặc biệt quan tâm. Đổi mới quản lý nhà nước đối với TCT, TĐKT nhằm làm cho vốn nhà nước trong các doanh nghiệp được bảo tồn và phát triển với hiệu quả cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát, vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là do vai trò cá nhân người quản lý.

Cơ chế quản lý nhà nước chưa hợp lý kết hợp với ý thức cá nhân chưa cao là yếu tố tạo nên tham nhũng làm thất thoát tài sản nhà nước. Hiện tượng “lãi giả, lỗ thật”; “lãi thì cán bộ quản lý hưởng, lỗ thì công ty chịu, nhà nước thiệt”… ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong thời gian qua chủ yếu là do chưa có chế tài mạnh quy định trách nhiệm vật chất của cá nhân cán bộ quản lý tài sản nhà nước. Do vậy việc có chế tài mạnh về trách nhiệm vật chất đối với cơ quan và đặc biệt là cá nhân cán bộ quản lý vốn nhà nước ở các doanh nghiệp là điều kiện một mặt bảo đảm cho cơ chế quản lý nhà nước được thực hiện tốt, mặt khác hạn chế được các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng về tài chính ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước hiện nay.

Đối với cán bộ quản lý ở TĐKT cũng như các công ty thành viên cần quy định rõ trách nhiệm vật chất về những thất thoát tài sản, vốn ở doanh nghiệp. Trách nhiệm vật chất này cần được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của cán bộ quản lý và người thừa kế thứ ba của cán bộ quản lý đó. Ví dụ khi một doanh nghiệp bị thua lỗ thất thoát tài sản thì người Giám đốc doanh nghiệp đó phải dùng toàn bộ tài sản của mình, vợ con, ra để bồi thường…

Đối với cán bộ quản lý nhà nước về vốn ở các doanh nghiệp (cơ quan SCIC) cần có quy định trách nhiệm vật chất về những thất thoát tài sản vốn ở các doanh nghiệp mà các cán bộ này trực tiếp theo dõi, quản lý.

Đây là những vấn đề còn mới ở nước ta. Tuy nhiên cần thiết phải áp dụng nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, tham nhũng tài sản nhà nước ở các doanh nghiệp hiện nay. Đó là quyết tâm của Đảng, Nhà nước đồng thời cũng là nguyện vọng của nhân dân hiện nay trong việc thực thi pháp lệnh chống tham nhũng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 tập trung giải quyết những vấn đề khoa học chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, trên cơ sở phân tích chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020, bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động và phát triển của TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT, luận án nêu lên 6 vấn đề định hướng cho quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT.

Thứ hai, đề xuất hệ thống giải pháp gồm 6 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý.

- Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế chính sách.

- Đổi mới công tác cán bộ.

- Nhóm giải pháp đổi mới quan hệ nội bộ trong TĐKT.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TCT, TĐKT.

Thứ ba, nêu lên 5 vấn đề mang tính điều kiện để thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT ở Việt Nam hiện nay.

Những giải pháp nêu trên có giá trị cao về mặt lý luận, đặc biệt là công tác hoạch định chính sách hiện nay ở Việt Nam.

KẾT LUẬN


Đổi mới QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT là vấn đề mới ở Việt Nam. Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này nhằm xây dựng các TĐKT mạnh đủ tiềm lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế theo xu thế hội nhập. Bằng sự đầu tư nghiên cứu một các công phu với kinh nghiệp bản thân nhiều năm làm công tác quản lý ở các TCT Nhà nước, luận án đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu khoa học của một luận án tiến sỹ quản lý hành chính công. Theo đó những kết quả khoa học chủ yếu của luận án được thể hiện qua những vấn đề sau đây

Thứ nhất, hệ thống hóa có phát triển và hoàn thiện luận cứ khoa học QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Những đóng góp khoa học mới trong phần này bao gồm :

Một là, chỉ ra các tiêu chí đối với TCT để phân biệt với các loại doanh nghiệp khác.

Hai là, nêu lên cơ sở lý luận cho việc phát triển các TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Ba là, nêu lên khái niệm QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Bốn là, chỉ ra các yêu cầu có tính nguyên tắc QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Năm là, nêu lên một cách hệ thống nội dung QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Sáu là, tổng kết kinh nghiệm các nước về QLNN đối với TCT và TĐKT qua đó rút ra năm vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam

Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách hệ thống, cụ thể, khoa học thực trạng hoạt động của TCT 90 – 91, TĐKT và QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT ở Việt Nam trong thời gian qua

Nội dung khoa học mới trong phần này là qua đánh giá thực trạng đã rút ra được những thành công, hạn chế và đặc biệt chỉ ra 5 vấn đề bức xúc cần được

xử lý trong việc hoàn thiện QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Một là, vấn đề mệnh lệnh hành chính trong quản lý

Hai là, vấn đề tạo lập khả năng điều kiện để các TĐKT tích tụ, tập trung vốn tăng sức cạnh tranh

Ba là, vấn đề tự chủ của các TĐKT

Bốn là, vấn đề tổ chức hoạt động và cán bộ QLNN

Năm là, cơ sở pháp lý cho quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con và các công ty con với nhau

Thứ ba, trên cơ sở đường lối mới của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm 2020, bối cảnh quốc tế và trong nước hiện tại, luận án đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp và các điều kiện để thực hiện hoàn thiện QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT.

Những nội dung khoa học mới trong phần này bao gồm :

Một là, nêu lên vấn đề định hướng cho việc đổi mới QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Hai là, đề xuất hệ thống giải pháp gồm 6 nhóm hoàn thiện QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Ba là, đưa ra 5 điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

QLNN đối với TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT là vấn đề lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như người lao động và cũng là vấn đề lớn đối với Việt Nam. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận án đã đáp ứng được yêu cầu khoa học của luận án tiến sỹ quản lý hành chính công. Nó có đóng góp nhất định cho lý luận QLNN về kinh tế. Đặc biệt kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đóng góp cho quá trình đổi mới, xây dựng hoạch định các chính sách quản lý TĐKT

Luận án là tài liệu bổ ích cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và đặc biệt là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách thực tiễn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022