Một Số Kết Quả Đạt Được Của Du Lịch Hòa Bình Giai Đoạn 2015-2020


danh sách đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn khoảng 8,56%, giảm 2,8% so với năm 2019. Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết các chế độ chính sách cho người tham gia kịp thời, đầy đủ.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tiếp tục được tăng cường nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim tiếp tục được duy trì. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tiếp tục được quan tâm. Chỉ đạo các địa phương, cơ sở thực hiện điều chỉnh thời gian tổ chức các giải thể thao nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh sau dịch bệnh được đẩy mạnh. Tổ chức triển khai Chương trình phát động kích cầu du lịch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Trước những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và khôi phục kinh tế đất nước, khi khảo sát đối tượng là đại diện doanh nghiệp du lịch và cư dân địa phương của tỉnh Hòa Bình, phần lớn những người được hỏi đều tin tưởng vào khả năng phục hồi của du lịch Việt Nam cũng như khả năng phát triển của du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới (xem Phụ lục 7 và Phụ lục 8).

3.1.1.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Hòa Bình có TNDL tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ, suối nước khoáng, hang động tự nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Đặc biệt là hồ thủy điện Hòa Bình với diện tích khoảng trên 8.000 ha, dung tích trên 9 tỷ m3 nước và trên 40 đảo nổi trong hồ. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, thể thao nghỉ dưỡng.

Với vẻ đẹp được thiên nhiên ưu đãi, trên địa bàn tỉnh có nhiều hang động đẹp có giá trị về khảo cổ, thẩm mỹ như quần thể di tích và danh thắng chùa Tiên, quần thể danh thắng núi Đầu Rồng, động Thác Bờ, khu mộ cổ Đống Thếch,... Trên địa bàn tỉnh có 4 khu bảo tồn thiên nhiên, hệ thống hang động hùng vĩ, đa dạng sinh học tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp.


Địa hình đồi núi trùng điệp với hệ thống các hang động như động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép PTDL vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, 47 hòn đảo lớn, nhỏ mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình rất cuốn hút khách du lịch. Vùng hồ Hòa Bình đã được quy hoạch khu du lịch quốc gia, tập trung khai thác lợi thế mặt nước hồ, cảnh quan, hệ sinh thái, đời sống của cư dân ven hồ để phát triển bền vững theo hướng xanh, sạch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo nên sự khác biệt thu hút du khách trong, ngoài nước.

Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, chữa bệnh. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát. Đây là loại nước khoáng cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari. Nhờ đó, Hòa Bình có thể khai thác loại hình du lịch chữa bệnh. Bên cạnh đó, các huyện như Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn với những nếp nhà sàn được quy hoạch bảo tồn phục vụ du lịch, cảnh quan nguyên sơ, thanh bình là nơi rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái và văn hóa.

Ngoài ra, tỉnh còn có các khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu), Thượng Tiến, rừng Phu Canh (Đà Bắc), Suối Ngọc – Vua Bà (Lương Sơn), Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Tân Lạc – Lạc Sơn).

Tài nguyên du lịch văn hóa

Hòa Bình là mảnh đất mà các nhà khoa học đã chứng minh có người Việt cổ sinh sống. Nơi đây đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa rực rỡ qua việc tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ, trong đó có trống đồng sông Đà và Miếu Môn (địa danh nay thuộc Hà Nội giáp ranh Hòa Bình) thuộc loại đẹp và cổ.

Trên địa bàn tỉnh cơ bản có sáu thành phần dân tộc sinh sống, gồm Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao. Các dân tộc vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình, vừa bảo tồn tính đa dạng của văn hóa các dân tộc khác trong cộng đồng. Người Tày, người Thái sinh sống trong tỉnh có nhiều nét giống nhau trong phong tục và sinh hoạt. Dân tộc Mường có nền văn học dân gian phong phú như: hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng, trường ca Đẻ đất đẻ nước,... Dân tộc Thái có làn điệu dân ca


Thái, tính cộng đồng cao. Số ít người Mông trong tỉnh có múa khèn, múa ô,... Sản phẩm rượu cần trong các dịp lễ tết, hội hè tiếp khách quý của người Mường, người Thái là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong bản sắc của con người sinh sống trên mảnh đất miền hạ sông Đà.

Hòa Bình cũng có nhiều lễ hội gắn với đời sống văn hóa cư dân bản địa và có thể đưa vào khai thác trong PTDL như: Hội xên bản, xên mường, Hội cầu mưa (dân tộc Thái), Lễ cầu mát, Lễ cầu phúc bản Mường, Lễ cơm mới, Lễ khẩn chiêm, Hội xéc bùa,… Sự đa dạng về văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình tạo nên sức hấp dẫn chủ yếu

đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Nét độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống,… Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có một số bản làng khai thác phục vụ du lịch cộng đồng như bản Giang Mỗ, huyện Cao Phong, bản Văn, bản Lác, bản Tòng, huyện Mai Châu,… Nhiều đền chùa nổi tiếng như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), đền Bờ (trên hồ sông Đà), chùa Hang, đền Bồng Lai,… là nơi thuận lợi cho PTDL tâm linh.

Hệ thống các di tích, danh thắng được công nhận cấp quốc gia, các khu và điểm du lịch của Hòa Bình được trình bày tại Phụ lục 11 và Phụ lục 12.

3.1.2. Một số kết quả đạt được của du lịch Hòa Bình giai đoạn 2015-2020

3.1.2.1. Kết quả thu hút khách du lịch

Giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh Hòa Bình đón trên 15 triệu lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2019 đạt 4,35%/năm. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 1.664.000 lượt khách; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015

- 2019 đạt 19,55%/năm (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2020



Chỉ tiêu

Tổng lượng khách

Khách quốc tế

Khách nội địa

Số lượng (lượt khách)

So sánh với năm trước (%)

Số lượng (lượt khách)

So sánh với năm trước (%)

Số lượng (lượt khách)

So sánh với năm trước (%)

Năm 2015

2.700.000

-

200.000

-

2.500.000

-

Năm 2016

2.275.000

84,26

228.000

114,00

2.047.000

81,88

Năm 2017

2.497.000

109,76

261.000

114,47

2.236.000

109,23

Năm 2018

2.695.000

107,93

310.000

118,77

2.385.000

106,66

Năm 2019

3.111.000

115,44

406.000

130,97

2.705.000

114,72

Năm 2020

1.984.000

63,77

259.000

63,79

1.725.000

63,77

Tổng

15.262.000

-

1.664.000

-

13.598.000

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)


Với năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch thế giới và của Việt Nam nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng phải gánh chịu sự tổn thất lớn, sự giảm sút về lượng khách và tổng thu từ du lịch là điều tất yếu và không phản ánh sự đúng những nỗ lực phát triển của du lịch của tỉnh.

Dựa vào kết quả Bảng 3.1 và Hình 3.1, có thể thấy tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng tăng qua các năm (xem Hình 3.1). Trong đó, chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm tỷ trọng trên 89,42%), tỷ trọng khách du lịch quốc tế còn rất thấp dù có sự gia tăng về số lượng tuyệt đối. Năm 2019 số lượng khách du lịch quốc tế đạt 406.000 lượt khách gấp 2,03 lần năm 2015 và tăng 30,97% so với năm 2018.

ĐVT: lượt khách

Hình 3 1 Số lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020 1

Hình 3.1. Số lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Trong giai đoạn 2015-2020, về cơ bản du lịch Hòa Bình đã đạt kết quả vượt mức kế hoạch đặt ra về tổng lượng khách du lịch và số lượt khách nội địa. Duy chỉ có số lượt khách quốc tế là chưa đạt so với mục tiêu kế hoạch (xem Hình 3.2).

Hình 3 2 Số lượt khách du lịch giai đoạn 2015 2020 theo kế hoạch và thực hiện 2

Hình 3.2. Số lượt khách du lịch giai đoạn 2015-2020 theo kế hoạch và thực hiện

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)


Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do kết quả đạt được trong năm 2020 bị hạn chế vì sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống KT-XH, trong đó ngành du lịch được xem là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các đường bay trong và ngoài nước đều lần lượt dừng hoạt động nên cơ hội để Hòa Bình đón khách du lịch quốc tế gần như không có, chỉ có một số ít du khách quốc tế là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

3.1.2.2. Đóng góp của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Ngành du lịch của tỉnh mặc dù mới phát triển quy mô còn hạn chế nhưng đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về lượng khách và doanh thu. Trong giai đoạn 2015

- 2019, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,7%. Năm 2019, tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt 2.075 tỷ đồng tăng gấp 2,4 lần so với năm 2015. Kết quả tổng thu từ du lịch toàn tỉnh qua các năm được thể hiện trong Bảng 3.2 (xem Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020

ĐVT: tỷ đồng



Năm


Tổng thu

So với năm trước

Số lượng

Tăng, giảm so với

năm trước (%)

Năm 2015

850

-

-

Năm 2016

1.038

188

112,12

Năm 2017

1.216

178

117,15

Năm 2018

1.520

304

125,00

Năm 2019

2.075

555

136,51

Năm 2020

1.886

-189

90,89

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Qua số liệu trong Bảng 3.2, có thể thấy tổng thu từ du lịch của tỉnh Hòa Bình có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, năm 2019 tổng thu từ du lịch tăng lên đáng kể. Đạt được kết quả này là do trong năm 2019, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án PTDL lớn, trong đó các giải pháp trọng tâm bao gồm: tiếp tục nâng cao điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền về các điểm du lịch trên địa bàn; phát triển các tour, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc; kết nối các tour du lịch liên tỉnh với các điểm đến của tỉnh Hòa Bình; tăng cường đào tạo và nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng


tại các địa phương, địa bàn trọng điểm; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện, tạo sức hút, sự hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế,… Do đó, tổng thu từ du lịch đạt 2.075 tỷ đồng, tăng 36,51% so với năm 2018. Với tốc độ tăng trưởng về doanh thu và mức độ đóng góp của du lịch vào GRDP, cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp.

Du lịch Hòa Bình phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư và góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Qua khảo sát đối tượng là cư dân địa phương, kết quả cho thấy phần lớn người dân đều có nhận thức tích cực về những lợi ích mà PTDL đem lại và sẵn sàng tham gia cung ứng dịch vụ du lịch khi có sự hỗ trợ phù hợp của CQĐP (xem Phụ lục 8). Thực tế cho thấy, du lịch phát triển đã thu hút lực lượng lao động tham gia vào ngành trong năm 2020 là vào khoảng 14.000 người (trong đó có 4.000 lao động trực tiếp), dự báo năm 2025 tổng lượng lao động của ngành là khoảng 16.000 người và đến năm 2030 là khoảng 47.000 người. Ngoài đối tượng lao động trực tiếp, du lịch Hòa Bình phát triển sẽ kéo theo lượng lao động gián tiếp với số lượng rất lớn nhờ sự xuất hiện những ngành nghề phục vụ du lịch như đưa đón khách, sản xuất hàng thủ công, dịch vụ ăn uống,… góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Đóng góp của du lịch đối với kinh tế của tỉnh cũng có xu hướng tăng dần qua các năm (xem Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Đóng góp của du lịch tỉnh Hòa Bình đối với kinh tế của tỉnh


Năm

Các chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng thu từ khách du lịch (tỷ đồng)

831

1.308

1.216

1.520

2.075

1.886

Tỷ lệ đóng góp trực

tiếp vào GRDP của tỉnh (%)

2,76

2,79

2,99

3,25

3,46

3,65

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Ngoài việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương góp phần nâng cao đời sống, PTDL còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch hay các lễ hội trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân trong tỉnh. Đây là một trong những lợi ích quan trọng, phù hợp với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc miền núi.


Bên cạnh đó, du lịch Hòa Bình phát triển sẽ góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hoá của tỉnh trên trường quốc tế. Đặc biệt, các giá trị về nền văn hoá dân tộc Mường, các di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy thông qua tuyên truyền, quảng bá và sự giao lưu của khách du lịch.

Tóm lại, cùng với sự phát triển KT-XH, du lịch Hòa Bình đã và đang thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hợp tác đầu tư,... Hoạt động của ngành du lịch ngày càng sôi động và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.

3.1.2.3. Hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch

Có thể thấy trong giai đoạn 2015-2020, số lượng cơ sở lưu trú của Hòa Bình đã có sự gia tăng đáng kể (xem Bảng 3.4) và chất lượng cũng ngày càng được nâng cao.

Bảng 3.4. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020

Năm

Loại cơ sở

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số

Cơ sở

376

388

412

412

421

434

Tổng

số buồng

Buồng

3.329

3.368

3.695

3.705

4.263

4.451

Tổng

số gường

Giường

5.282

5.373

5.973

5.869

6.034

6.094



Số cơ sở

36

36

32

37

39

39


Tổng số

Số buồng

1.312

1.306

1.195

1.375

1.455

1.595



Số giường

2.504

2.543

2.223

2.374

2.524

2.524


Khách

Số cơ sở

04

04

04

06

06

06


sạn

Số buồng

343

343

343

427

427

427


3 sao

Số giường

651

651

651

660

660

660

Khách sạn

Khách sạn

2 sao

Số cơ sở Số buồng

Số giường

19

659

1.334

21

767

1.585

19

705

1.334

23

802

1.496

25

882

1.646

25

982

1.646


Khách

Số cơ sở

12

11

09

08

08

08


sạn

Số buồng

212

196

147

146

146

186


1 sao

Số giường

323

307

238

218

219

220


Khách

Số cơ sở

01

-

-

-

-

-


sạn chờ

Số buồng

98

-

-

-

-

-


thẩm định

Số giường

196

-

-

-

-

-



Loại cơ s

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Nhà nghỉ

Nhà nghỉ đủ tiêu

chuẩn

Số cơ sở Số buồng

Số giường

235

2.017

2.778

238

2.062

2.830

250

2.500

3.750

233

2.330

3.495

234

2.808

3.510

238

2.856

3.570


Nhà sàn

Nhà

105

114

130

142

148

157

Nhà sàn

đủ tiêu

Giường





2.265

2.355


chuẩn








(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 2-3 sao chủ yếu tập trung tại thành phố Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Mai Châu, Kim Bôi; điểm du lịch cộng đồng chủ yếu tập trung ở các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong và Lạc Sơn. Từ năm 2016 đến 2019, tỉnh Hòa Bình là một trong số ít địa phương liên tục có đơn vị được trao giải thưởng ASEAN về homestay và khu du lịch cộng đồng. Các cơ sở được giải thưởng homestay ASEAN là: điểm du lịch cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); cụm homestay xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu); cụm homestay Suối Mu, xã Tự Do (Lạc Sơn). Cơ sở được giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN là điểm du lịch cộng đồng xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu), khu du lịch cộng đồng Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc). Hệ thống cơ sở lưu trú đã khai thác được bản sắc văn hóa các dân tộc trong việc bài trí, thiết kế cơ sở, trang phục nhân viên và sản xuất đồ lưu niệm cho khách; nhân viên thân thiện, hiếu khách,…

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ, chất lượng từ 3 sao trở xuống và còn bộc lộ một số hạn chế về chất lượng như: một số cơ sở còn thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí; trình độ của nhân viên phục vụ chưa đồng đều về ngoại ngữ, tin học; năng lực sáng tạo, lãnh đạo quản trị còn hạn chế. Cơ sở vật chất của khá nhiều khách sạn xuống cấp, không được nâng cấp kịp thời; dịch vụ ở mức độ trung bình, chưa phong phú. Một số cơ sở lưu trú chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trên kênh thông tin điện tử của tỉnh, cơ sở dữ liệu toàn diện về các cơ sở lưu trú đạt chất lượng chưa được thường xuyên cập nhật bằng tiếng Anh và tiếng Việt; hệ thống chưa được thiết kế để có sự tương tác với khách du lịch (đặt chỗ, hỏi đáp, nhận xét, chấm điểm,…). Hiện Hòa Bình chưa có cơ sở lưu trú chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao nên còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu khách du lịch, nhất là đối tượng khách cao cấp, khả năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023