Thống Kê Số Lượng Doanh Nghiệp Lữ Hành, Đơn Vị Vận Chuyển Du Lịch Của Tỉnh Hòa Bình Giai Đoạn 2016-2020


chi trả cao. Kết quả khảo sát cư dân địa phương cũng cho thấy, mặc dù khẳng định du lịch Hòa Bình đang trên đà phát triển và có khả năng phát triển tốt nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDL hiện vẫn còn nhiều hạn chế (xem Phụ lục 8).

Không chỉ trong kinh doanh dịch vụ lưu trú, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể: cho đến nay, mới có một số đơn vị lữ hành nội địa hoạt động với quy mô nhỏ, chưa có đơn vị nào kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế mà chủ yếu phụ thuộc vào các đơn vị lữ hành từ các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh tính đến hết năm 2020 là 14 đơn vị.

Về dịch vụ vận chuyển hành khách nội tỉnh, số lượng ô tô du lịch trên 30 chỗ ngồi và số lượng đơn vị vận tải bộ có tăng nhưng không nhiều; duy chỉ có số lượng tàu, thuyền trên khu du lịch hồ Hòa Bình và số lượng xe điện phục vụ tại các điểm du lịch và sân golf là tăng lên đáng kể. Điều này cũng cho thấy sự phát triển của du lịch tỉnh Hòa Bình vẫn tập trung chủ yếu tại khu du lịch hồ Hòa Bình.

Về các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị vận chuyển du lịch của Hòa Bình, do một số điều kiện hạn chế, nghiên cứu sinh không tiếp cận được các số liệu này của năm 2015. Bảng 3.5 dưới đây thống kê lại số lượng các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị và phương tiện vận chuyển du lịch của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2016-2020 (xem Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Thống kê số lượng doanh nghiệp lữ hành, đơn vị vận chuyển du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Doanh nghiệp lữ hành

3

9

12

13

14

Đơn vị vận tải bộ

8

9

10

12

12

Xe ô tô du lịch trên 30 chỗ

19

20

25

28

29

Tàu thuyền

172

189

230

261

278

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung chủ yếu tại thành phố Hòa Bình. Trong đó, có một số nhà hàng có thương hiệu như: Nhà hàng Mạnh Ngân, nhà hàng Bếp Mường, nhà hàng V’Star, nhà hàng khách sạn AP Plaza, nhà hàng Quán ngon, nhà hàng tiệc cưới Happy Gold, nhà hàng Diamond Palace, Nhà hàng Hương Cau Palace,… có quy mô từ 200 đến 1.500 chỗ ngồi. Ngoài ra, còn có các cơ sở kinh


doanh dịch vụ ăn uống tại tuyến đường đê Đà Giang (thành phố Hòa Bình), các nhà hàng tại các khu, điểm du lịch như: Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thủy có sức chứa từ 50 đến 500 khách. Nhìn chung, các cơ sở dịch vụ ăn uống đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, một số cơ sở có quy mô lớn có thể phục vụ các đoàn khách đông hay tổ chức các sự kiện lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách và phát triển du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, bổ sung những sản phẩm dịch vụ độc đáo, mang tính cạnh tranh cao và có chất lượng cao.

Về các cơ sở vui chơi, giải trí thì hiện nay Hòa Bình có một số cơ sở phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí của khách du lịch tại công viên Tuổi trẻ (thành phố Hòa Bình, khai trương vào tháng 9/2020), Quảng trường Hòa Bình, Công viên nước tại khu du lịch hồ Hòa Bình (do doanh nghiệp đầu tư), Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại Cao Phong, các dịch vụ vui chơi giải trí được tích hợp trong các khu du lịch như: khu du lịch sinh thái Thác Thăng Thiên, khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn,… Hòa Bình có 2 sân golf nổi tiếng là Hilltop Valley Golf Club và Sân Golf Phượng Hoàng - Phoenix Golf Resort được khách chơi golf trong và ngoài nước ưa thích, góp phần tạo dựng danh hiệu “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới và châu Á” cho Việt Nam năm 2019 và 2021. Ngoài ra, còn có các đội văn nghệ dân tộc tại các bản du lịch cộng đồng, hơn 250 cơ sở karaoke, phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố nhưng tập trung nhiều nhất ở thành phố Hòa Bình. Theo đánh giá chung, cơ sở vui chơi giải trí tại tỉnh còn thiếu về số lượng, các hoạt động còn đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân địa phương cũng như du khách khi đến thăm Hòa Bình.

Trên địa bàn tỉnh hiện có một số điểm mua sắm phục vụ khách du lịch như Siêu thị Vincom Hòa Bình, Siêu thị AP Plaza, siêu thị Vì Hòa Bình, chợ Hòa Bình. Ngoài ra, còn có các cơ sở mua sắm khác tại các khu, điểm du lịch, điểm dừng chân, tại các homestay,… Tại các điểm mua sắm này, các sản phẩm chủ yếu là mặt hàng phổ thông phục vụ dân sinh; các sản phẩm phục vụ khách du lịch như đồ lưu niệm, đặc sản địa phương,... còn hạn chế.

3.1.2.4. Sản phẩm du lịch

Từ khi hình thành đến nay, ngành du lịch Hòa Bình luôn chú trọng khai thác phát triển các loại hình du lịch và thực hiện các chương trình đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Các loại hình du lịch chủ yếu của tỉnh hiện nay bao gồm:

- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Sản phẩm du lịch tham quan được các công ty du lịch khai thác quanh năm là sản phẩm tham quan Nhà máy Thủy điện Hòa Bình


và du thuyền ngắm cảnh trên hồ Hòa Bình. Các tour du lịch này thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày với các điểm đến là Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đền và động Thác Bờ, Bảo tàng Văn hóa người Mường, đảo Cối Xay Gió,… Bên cạnh đó, du lịch nghỉ dưỡng phát triển tại các khu du lịch suối khoáng thuộc huyện Kim Bôi; mỏ nước nóng huyện Lạc Sơn,... và các khu nghỉ dưỡng cuối tuần cao cấp như Mai Châu Hideaway, Serena Kim Bôi, Mai Châu Ecolodge, V Resort Hòa Bình, Vịt Cổ Xanh, Beverly Hill Lương Sơn, Sunset Villas & Resort,…

- Du lịch tâm linh: Tại các lễ hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; lễ hội Đền Thác Bờ huyện Cao Phong - Tân Lạc; lễ hội Khai hạ Mường Bi, huyện Tân Lạc; lễ hội Xên Mường, huyện Mai Châu; và các lễ hội dân gian tại các điểm di tích lịch sử, đền, chùa trên địa bàn tỉnh,... Trong đó, Đền Thác Bờ là điểm đến du lịch tâm linh chủ đạo của tỉnh, hàng năm thu hút một lượng lớn du khách, đặc biệt vào khoảng thời gian 3 tháng đầu năm âm lịch. Tuy nhiên, các tour du lịch đến Thác Bờ chủ yếu là các tour trong ngày. Dịch vụ được tiêu dùng chủ yếu là dịch vụ du thuyền, dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng địa phương. Hiện nay, ngoài sản phẩm du lịch tâm linh thuần túy, các công ty du lịch còn đưa vào khai tác tour du lịch tâm linh kết hợp với tham quan, điểm đến bao gồm các điểm tâm linh kết hợp với các bản du lịch cộng đồng trong khu vực. Theo đó, số ngày trong tour sẽ được kéo dài hơn và có sự mở rộng hơn về các dịch vụ mà du khách sử dụng trong thời gian đi du lịch, nhờ đó đem lại nguồn thu lớn hơn.

- Du lịch văn hóa cộng đồng: Đây là sản phẩm du lịch phát triển mạnh tại Hòa Bình với nhà sàn phục vụ lưu trú, các bữa ăn với đặc sản núi rừng Tây Bắc (như thịt lợn mán, cá suối, măng tươi, gà đồi,…), kèm theo là các hoạt động văn hóa văn nghệ tại địa phương như nhảy sạp, đốt lửa trại,… của người dân tộc Thái ở Bản Lác, Poong Cọm, Bản Văn,... huyện Mai Châu; người dân tộc Mường ở xóm Mỗ, huyện Cao Phong, xóm Ải, huyện Tân Lạc,...; người dân tộc Mông ở các xã Hàng Kia, Pà Cò huyện Mai Châu,... Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch cộng đồng còn nhiều điểm giống với các địa phương khác, chưa tạo được nét khác biệt.

- Du lịch sinh thái: Phát triển chủ yếu tại các điểm du lịch Đảo Dừa, Đảo Xanh, Cối xay gió,... trên khu hồ Hòa Bình; các khu rừng đặc dụng Ngọc Sơn - Ngổ luông, huyện Lạc Sơn - Tân Lạc; Pu Canh, huyện Đà Bắc, Thượng Tiến - Kim Bôi,...

- Du lịch khám phá, thể thao giải trí: Sản phẩm du lịch khám phá cảnh quan sinh thái, hang động khu vực hồ Hòa Bình và du lịch thể thao giải trí tại các khu vực như: Sân golf Phượng Hoàng, huyện Lương Sơn; du lịch thể thao dù lượn tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn; leo núi, bơi thuyền Hồ Hòa Bình; du lịch đi xe đạp tại thành


phố Hòa Bình, du lịch đi bộ (trekking) với các tuyến đi bộ du lịch Đà Bắc, tuyến đi bộ Mai Châu,... Mặc dù đã xuất hiện nhưng loại hình du lịch khám phá, thể thao giải trí mới chỉ ở mức cơ bản, chưa được quan tâm đầu tư nên sản phẩm còn nghèo nàn và chưa hấp dẫn du khách.

Đến hết năm 2020, tỉnh Hòa Bình có trên 30 khu, điểm du lịch, trong đó, đã công nhận 9 điểm du lịch địa phương và 01 khu du lịch cấp tỉnh. Sản phẩm OCOP (One Commune, One Product - mỗi xã, phường một sản phẩm) về du lịch đã có 04 điểm du lịch cộng đồng được đánh giá và phân hạng, có 03 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao bao gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu; điểm du lịch cộng đồng Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc; điểm du lịch cộng đồng Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Điểm du lịch cộng đồng Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đạt tiêu chuẩn 3 sao. Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng đã xây dựng được những khu, điểm du lịch có thương hiệu, được đông đảo du khách biết đến như khu du lịch hồ Hòa Bình, khu du lịch Mai Châu, các khu nghỉ dưỡng như Serena Resort (Kim Bôi), Hideaway Resort, Mai Chau Ecolodge, Ba Khan village Resort, Avana Retreat (Mai Châu), sân golf Phượng Hoàng (Lương Sơn),…

Bằng việc khảo sát khách du lịch tại Hòa Bình, kết quả cho thấy những sản phẩm du lịch hiện có của Hòa Bình đang được khách du lịch rất ưa chuộng. Sự lựa chọn của du khách thường hướng đến những sản phẩm như du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái – văn hóa,… Du lịch thể thao (leo núi, chơi golf,…) cũng ngày càng được du khách quan tâm hơn. Phần lớn các chuyến du lịch diễn ra trong thời gian ngắn, theo hướng tự tổ chức hoặc một phần thông qua các công ty lữ hành (xem Phụ lục 9).

Với các kết quả thu được như trên, có thể thấy rằng trong thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã có những nỗ lực đáng kể trong PTDL. Để đảm bảo việc phát triển du lịch đạt được các mục tiêu đặt ra, tỉnh cần chú trọng hơn nữa việc đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh và có biện pháp hoàn thiện công tác này.

3.1.2.5. Vấn đề liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ. Kết thúc giai đoạn 10 năm hợp tác, Hoà Bình tiếp tục ký chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mở rộng thị trường khách du lịch nội địa và thu hút đầu tư.


Trong những năm qua, Sở VH,TT&DL tỉnh đã tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ khó khăn, hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch vừa mang đặc trưng riêng của địa phương, vừa là thế mạnh chung của cả vùng Tây Bắc. Tập trung liên kết đầu tư hạ tầng du lịch như: giao thông, cơ sở lưu trú, điểm thăm quan vui chơi giải trí…, nhất là hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh và các tuyến đường nối các điểm, khu du lịch nội tỉnh tại mỗi địa phương. Làm tốt công tác phối hợp xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện tại mỗi tỉnh. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có tính thương hiệu, chất lượng cao và nghiên cứu xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch tại mỗi địa phương, tạo điểm nhấn để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các địa phương. Trong lộ trình này, Sở đã tham mưu Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với các trung tâm du lịch như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để chia sẻ kinh nghiệm và kết nối tour, tuyến du lịch. Bên cạnh đó, mở rộng kết nối hợp tác phát triển du lịch với các nước như: tỉnh Hủa Phăn (Lào), Nga, tỉnh Tuv (Mông Cổ),… để mở rộng thị trường khách du lịch đến với Hòa Bình nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.

Từ đầu năm 2020, tỉnh tiếp tục phối hợp với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng và đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà. Tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại Hà Nội, Hà Giang,… tổ chức các sự kiện kích cầu du lịch tại địa phương nhằm khôi phục hoạt động du lịch sau khi dịch Covid-19 được khống chế.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Để phân tích thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua, luận án sử dụng kết hợp giữa các dữ liệu thứ cấp đã thu thập theo các nguồn đã xác định và các dữ liệu sơ cấp có được từ kết quả khảo sát các đối tượng có liên quan (xem Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8) theo một số nội dung sau:

3.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia

Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế là một trong những nguyên tắc quan trọng trong QLNN về kinh tế nói chung và về PTDL nói riêng, đã được đề cập đến trong chương 2 của luận án. Thực hiện nguyên tắc này, tỉnh Hòa Bình cũng chủ trương PTDL trên cơ sở tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia.


Phương pháp mà tỉnh Hòa Bình sử dụng để tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia là phổ biến, tuyên truyền, triển khai, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng địa phương liên quan đến HĐDL trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương, tổ chức chính trị xã hội trên toàn tỉnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

Mục tiêu của việc tuyên truyền, phổ biến nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển KT-XH; xác định rõ du lịch là ngành kinh tế quan trọng; khai thác hiệu quả tiềm năng về PTDL, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển; đem lại hiệu quả nhiều mặt về chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại và quốc phòng – an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái một cách bền vững.

Qua quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được là hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội của tỉnh tiếp tục có sự đổi mới tư duy về PTDL theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và đang triển khai các nhiệm vụ về công tác quản lý, đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, để tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia, tỉnh ủy cũng chỉ đạo UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh cũng đã ban hành và chỉ đạo triển khai kế hoạch PTDL của tỉnh để chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, thúc đẩy PTDL, trong đó trọng tâm là triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 10-NQ/TU; chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp tham mưu triển khai thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết số 10-NQ/TU thành các chương trình, kế hoạch, đề án của địa phương, đơn vị với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư PTDL; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các tiềm năng du lịch; nâng cao hiệu quả QLNN; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư PTDL đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chính sách PTDL của tỉnh Hòa Bình được các doanh nghiệp và người dân địa phương đánh giá tương đối tốt (xem Phụ lục 7 và Phụ lục 8).


Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về thực trạng việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL quốc gia của tỉnh Hòa Bình được thể hiện trong hình 3.3 dưới đây (xem Phụ lục 6 và Hình 3.3):

Hình 3 3 Kết quả đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch 1

Hình 3.3. Kết quả đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh)

Như vậy, việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của quốc gia về PTDL của tỉnh Hòa Bình được đánh giá tương đối tốt với giá trị trung bình (GTTB) đạt 4,10. Trong đó, phương pháp mà tỉnh đã sử dụng để tổ chức thực hiện được đánh giá cao nhất với GTTB đạt 4,25 (mức tốt). Thực tế cho thấy chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của quốc gia về PTDL đã được tỉnh thông tin sâu rộng đến các đối tượng có liên quan trong xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời (GTTB đạt 4,12 – tương ứng với mức tốt). Tuy nhiên, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra chỉ đạt GTTB là 3,93 (mức trung bình). Chỉ tiêu này chưa được đánh giá cao là do tỉnh chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kế hoạch về lượng khách, tổng thu từ khách du lịch, xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó, sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là một nguyên nhân có tác động ảnh hưởng rất lớn.

3.2.2. Việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch của tỉnh Hòa Bình

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia một cách có hiệu quả, tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện hệ thống các VBPL về du lịch của tỉnh. Trong thời gian qua, theo thẩm quyền, UBND tỉnh đã ban hành một số VBPL về lĩnh vực du lịch để quản lý HĐDL của tỉnh gồm: (xem Bảng 3.6)


Bảng 3.6. Hệ thống văn bản pháp luật đã ban hành về du lịch của tỉnh Hòa Bình


TT

Loại văn bản


Tên văn bản

Số hiệu và ngày ban hành

Cơ quan ban

hành

1

Quyết

định

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội tỉnh Hòa Bình đến 2020

Số 383/QĐ-UBND

ngày 02/4/2013

UBND

tỉnh

2

Quyết định

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,

Thương mại và Du lịch

Số 968/QĐ-UBND

ngày 08/6/2015

UBND

tỉnh

3

Quyết định

Ban hành Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trong các khu du lịch và bến khách ngang sông trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình

Số 12/2016/QĐ-

UBND ngày 15/4/2016

UBND

tỉnh

4

Quyết định

Ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình

Số 18/2016/QĐ-

UBND ngày 17/5/2016

UBND

tỉnh

5

Quyết

định

Phê duyệt Quy hoạch phát triển Điểm du lịch

quốc gia Mai Châu đến năm 2030

Số 1728/QĐ-UBND

ngày 04/7/2016

UBND

tỉnh

6

Nghị quyết

Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du

lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số 06-NQ/TU 30/8/2016

ngày

Tỉnh ủy

7

Nghị quyết

Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số 10-NQ/TU 20/12/2016

ngày

Tỉnh ủy

8

Kế hoạch

Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát

triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Số 36/KH-UBND

ngày 07/4/2017

UBND

tỉnh

9

Kế hoạch

Triển khai Quy hoạch phát triển điểm du lịch

quốc gia Mai Châu

Số 42/KH-UBND

ngày 14/4/2017

UBND

tỉnh

10

Quyết định

Ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch

trong vùng quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu tỉnh Hòa Bình

Số 781/QĐ-UBND

ngày 12/5/2017

UBND

tỉnh

11

Quyết định

Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống

cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030

Số 883/QĐ-UBND

ngày 31/5/2017

UBND

tỉnh

12

Nghị

quyết

Phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu

du lịch quốc gia

Số 14-NQ/TU

22/6/2017

ngày

Tỉnh ủy

13

Chương trình hành

động

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Số 15-Ctr/TU 22/9/2017

ngày

Tỉnh ủy

14

Quyết định

Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách, theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao và

Số 08/2018/ UBND 05/02/2018

QĐ-

ngày

UBND

tỉnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023