Vai Trò Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Hội Nhập Quốc Tế


Cách hiểu này đã một phần lý giải tại sao đối với nhiều quốc gia, trong bảng phân ngành của nền kinh tế quốc dân đã xếp kinh tế du lịch là ngành dịch vụ. Hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là các dịch vụ, nhằm trợ giúp cho con người trong quá trình đi thăm quan, du lịch như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ làm các thủ tục hải quan liên quan đến quá trình du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí,...

1.1.2. Đặc trưng của ngành kinh tế du lịch

Thứ nhất, kinh tế du lịch là tổng hợp của các hoạt động.

Du khách trong một chuyến du lịch, bên cạnh các nhu cầu đặc trưng (xuất phát từ mục đích chủ yếu của chuyến đi) là: tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, dưỡng sức, chữa bệnh,… còn có nhiều nhu cầu như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiển, gọi điện, gửi thư, tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí,… Các nhu cầu đó do nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông, bưu chính viễn thông,… đem lại. Do đó, hoạt động du lịch muốn có hiệu quả cao phải rất coi trọng, phối hợp, đồng bộ các hoạt động đa dạng, phong phú, liên tục xử lý các quan hệ nảy sinh giữa các bên: Cung cấp dịch vụ, hàng hóa, khách du lịch và người tổ chức hoạt động du lịch một cách thông suốt, kịp thời trong không gian và thời gian.

Tính chất của các hoạt động phục vụ cho một chuyến du lịch lại rất khác nhau. Trước hết, du lịch là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng nhiều. Các sản phẩm du lịch ngày càng thêm phong phú và có chất lượng cao hơn.

Trong một chuyến du lịch có bao nhiêu mối quan hệ nảy sinh, ít nhất cũng là quan hệ qua lại của bốn nhóm nhân tố: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch. Do đó, du lịch là một hoạt động mang tính xã hội, phát sinh, phát triển các tình cảm giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.


Hoạt động du lịch là hoạt động có nội dung văn hóa, với nhu cầu mở rộng không gian văn hóa của du khách, kết hợp tìm hiểu về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa qua các thời đại, của từng dân tộc,…

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng, tính không thể di chuyển, tính thời vụ, tính trọn gói, tình không đồng nhất,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Chất lượng dịch vụ du lịch chính là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, được xác định bằng việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ: Sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự bảo đảm, sự đồng cảm và tính hữu hình. Trong năm chỉ tiêu trên chỉ có bốn chỉ tiêu mang tính vô hình, một chỉ tiêu mang tính hữu hình (cụ thể biểu hiện ở điều kiện làm việc, trang thiết bị, con người, phương tiện thông tin), chỉ tiêu hữu hình là thông điệp gửi tới khách hàng về chất lượng của dịch vụ du lịch.

Thứ ba, sản phẩm du lịch thường gắn bó với yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm: đất, nước, những kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sang tạo của con người có thể được sử dụng cho các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai thác. Do đó, sản phẩm du lịch thường không dịch chuyển được, mà khách du lịch phải đến địa điểm có các sản phẩm du lịch để tiêu dùng các sản phẩm đó, thỏa mãn nhu cầu của mình. Có thể nói, quá trình tạo sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và không gian. Điều đó cho thấy việc “thu hút khách” đến nơi có sản phẩm du lịch là nhiệm vụ quan trọng của các nhà kinh doanh du lịch, đó cũng là nhiệm vụ của chính quyền địa phương và nhân dân

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3


cư trú quanh vùng có sản phẩm du lịch, đặc biệt trong điều kiện tiêu dùng các sản phẩm du lịch có tính thời vụ (do tính đa dạng và trải rộng trên nhiều vùng của các sản phẩm đó).

Thứ tư, có ba yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng du lịch và phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Trong ba yếu tố trên thì những quy định về khách hàng là có những hạn chế, bỏ qua nhiều khía cạnh phức tạp, đặc biết là khía cạnh tâm lý của khách hàng. Theo Điều 35 của Luật Du lịch 2005 quy định quyền của khách du lịch: “Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch”; “Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật”. Việc quy định rõ Quyền của khách du lịch đã giải quyết được cơ bản quyền lợi của khách hàng khi tham gia du lịch, trên cơ sở đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải có trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch (nhu cầu sinh lý, an toàn, giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, tự hoàn thiện) để cung ứng các dịch vụ thỏa mãn sự trông đợi của họ (sự tao nhã, sự sẵn sàng, sự chú ý cá nhân, sự đồng cảm, kiến thức, tính kiên định, tính đồng đội,...).

Cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch được hiểu trước hết là toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo các điều kiện phát triển cho kinh tế du lịch; tiếp đến là phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng kinh tế du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các yếu tố đặc trưng trong hệ thống cơ sở vật


chất kỹ thuật của ngành kinh tế du lịch là: Hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ.

1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch

Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm: khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách rời nhau và là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Muốn hoạt động du lịch phát triển, thì quốc gia đó, địa phương đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia cùng phát triển, không xem nhẹ bên nào. Bởi vì, nếu thiếu một trong những bên tham gia thì hoạt động du lịch sẽ không hiệu quả, thậm chí không tồn tại.

Theo Chương VI, Mục 1, Điều 38 của Luật Du lịch 2005 đã chỉ ra du lịch và kinh doanh du lịch có các loại hình cơ bản sau:

- Kinh doanh lữ hành: là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.

- Kinh doanh lưu trú du lịch: là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch, cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại điểm đến du lịch là một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch.

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.


- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch: bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.

- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

1.1.4. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế

Cùng với tiến trình phát triển không ngừng của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người, ngày nay du lịch đã trở thành một dạng hoạt động kinh tế- xã hội, một ngành kinh tế tổng hợp có vị trí rất quan trọng.

Thứ nhất, du lịch tạo nguồn thu ngân sách và ngoại tệ. Ngành du lịch được các nước trên thế giới coi là ngành công nghiệp không khói, là "con gà đẻ trứng vàng", tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác. Hoạt động du lịch có thể làm thay đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Theo Tài liệu “Chỉ số cạnh tranh Du lịch năm 2015” (Travel & Tourism Competitiveness Index - TTCI 2015) do Diễn đàn kinh tế thế giới thì ngành du lịch và lữ hành chiếm khoảng 9% GDP toàn cầu. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch và lữ hành được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 4% mỗi năm, nhanh hơn so với các dịch vụ tài chính, vận chuyển và sản xuất [28]. Trong năm 2015, doanh thu du lịch đạt 7,2 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu, tạo ra 7,2 triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới [17].

Du lịch có tác dụng điều hòa thu nhập từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế các quốc gia, địa phương còn nghèo. Đối với các nước đang phát triển thì ngành du lịch lại càng có vai trò quan trọng, góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh


nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trung bình mỗi năm thu hàng tỷ USD thông qua việc phát triển du lịch.

Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành xuất khẩu tại chỗ, không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ hàng hóa hữu hình” (các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, thủ công mỹ nghệ), du lịch còn là “ngành xuất khẩu tại chỗ các giá trị phi vật thể” (cảnh quan, khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị di tích lịch sử- văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục, tập quán). Ở rất nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước mà họ đi du lịch, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến. Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,... Nhờ vậy, các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu được ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đường du lịch có lợi hơn nhiều so với con đường ngoại thương. Trước hết, một phần lớn đối tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất khẩu đa dạng dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không làm được. Ngoài ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm,... là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chi phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu.

Thứ hai, du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành để cùng phát triển, chính vì vậy du lịch có quan hệ mật thiết với toàn bộ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội . Góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, thăng bằng cán cân thanh toán, phân phối công bằng thu nhập quốc dân. Theo Tổng thư ký


Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ông Taleb Rifai, du lịch quốc tế trong năm 2015 đã tiến triển đến một tầm cao mới, thể hiện rõ vai trò của ngành đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Xét theo khu vực, trong năm 2015, ngành du lịch ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á- Thái Bình Dương đều đạt ngưỡng tăng trưởng 5%. Các điểm đến ở Trung Đông tăng 3% [23].

Ở nước ta, ngành kinh tế du lịch phát triển là một động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, xây dựng, bưu chính viễn thông, ngân hàng, sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, thể thao, văn hóa- giải trí,… Ngoài ra, còn góp phần khôi phục nhiều ngành nghề, lễ hội truyền thống đã và đang dần bị mai một.

Thứ ba, du lịch góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động kể cả khu vực chính thức và phi chính thức của nền kinh tế. Do đặc trưng của ngành kinh tế du lịch là ngành phục vụ, nhiều hoạt động không thể cơ giới hóa được, nên đòi hỏi nhiều lao động sống có kỹ năng, nghiệp vụ. Do vậy, phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều chỗ làm mới và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Một số nguồn tài nguyên du lịch nằm ở các vùng xa xôi hẻo lánh, đây cũng là những vùng mà cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Việc phát triển du lịch đã và sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội ở những vùng đó và đem lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đem đến nhiều cơ hội để giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận, học hỏi, nâng cao trình độ tri thức, kĩ năng chuyên môn liên quan đến du lịch, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.

Thứ tư, du lịch có vai trò to lớn như là một nhân tố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc


tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đều phát ra những thông điệp du lịch như: năm 2013- “Du lịch và nước- Bảo vệ tương lai của chính chúng ta”, năm 2014- “Du lịch và sự phát triển của cộng đồng”, năm 2015- “Một tỷ du khách, một tỷ cơ hội”, các chủ đề này đã kêu gọi người dân toàn cầu quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Hơn thế nữa, nó còn thành công trong việc thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người đến những vẫn đề nóng của toàn thế giới để cùng tìm ra các biện pháp phòng và giải quyết không chỉ ở chính đất nước mình mà còn trên toàn thế giới,

Ngày nay trong quá trình hội nhập với xu hướng toàn cầu hóa, sự giao lưu giữa các nước, đặc biệt thông qua con đường du lịch ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa cũng như các mối quan hệ đối ngoại được củng cố và mở rộng. Du lịch còn là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới làm tăng thêm sự hiểu biết và xích lại gần nhau hơn.

1.1.5. Thách thức của phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường

Bên cạnh những lợi ích to lớn từ việc phát triển du lịch đúng cách, có tính định hướng đúng đắn, thì việc phát triển du lịch không đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn, thậm chí là mang lại những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Một số những thách thức trong quá trình phát triển du lịch hiện nay:

Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch một cách tự phát, không theo quy hoạch. Xu hướng này sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư phát triển du lịch dàn trải, tràn lan, “mạnh ai nấy làm, làm ăn chộp giật, cạnh tranh không lành mạnh”, không có trọng tâm, trọng điểm, khiến cho ngành kinh tế du lịch thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động, kinh doanh kém hiệu quả.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí