Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Và Các Địa Bàn Du Lịch Chủ Yếu

Đường bộ: vùng có các tuyến đường quốc lộ nối với Thủ đô Hà Nội, Lào, Trung Quốc, nối phía Đông và phía Tây của vùng bao gồm các quốc lộ 1, 2, 3, 4 (A, B, C, D), 70, 279, 12, đường Hồ Chí Minh. Một số tuyến đường Cao tốc giúp nâng cao chất lượng đường bộ, rút ngắn thời gian di chuyển của hành khách: cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (64km), cao tốc Hà Nội - Lào Cai (265km).

Đường sắt: hai tuyến Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc); Hà Nội

- Đồng Đăng - Nam Ninh (Trung Quốc).

Đường hàng không: Vùng có các sân bay dân dụng nội địa là sân bay Điện Biên Phủ (Điện Biên); Nà Sản (Sơn La). Tương lai sẽ có sân bay Lào Cai (Lào Cai)

Đường sông: Vùng là đầu nguồn của các con sông lớn miền Bắc (sông Đà, sông Cầu, sông Lô, sông Chảy, sông Kỳ Cùng…).

Hệ thống đô thị: Vùng có các đô thị loại 1 là Thái Nguyên và Việt Trì; Các thành phố của các tỉnh là đô thị loại 3.

So với các vùng khác, vùng Trung du miền núi phía Bắc trong việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khó khăn và chậm hơn. Trên cơ sở kế thừa, cải tạo một số các biệt thự, khách sạn nhà hàng và xây dựng mới thời gian qua vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ đã phát triển tương đối nhanh chóng tập trung ở các thành hố và khu du lịch lớn, nhất là ở Sa Pa.

5.2.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn du lịch chủ yếu

5.2.4.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng

Du lịch về nguồn, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam; tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao, hang động, hệ sinh thái trung du; nghỉ dưỡng núi, cuối tuần; thể thao khám phá; du lịch biên giới gắn với thương mại các cửa khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

5.2.4.2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

- Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 10

- Lào Cai với cửa khẩu Hà Khẩu, Sâp, Fansipan, vườn quốc gia Hoàng Liên.

- Phú Thọ gắn với lễ hội đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương.

- Thái Nguyên - Lạng Sơn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, ATK Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ dưỡng Mẫu Sơn.

- Hà Giang với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pì Lèng, Na Hang, Xí Mần…

5.2.5. Điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch

5.2.5.1 Điểm du lịch quốc gia

1. Thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng nằm ở vùng biên giới phía Bắc, cách Hà Nội 150 km về phía Đông Bắc. Khu vực thị xã Lạng Sơn từ lâu vốn đã là nơi tập trung đông dân, buôn bán sầm uất vì có vị trí địa lý đặc biệt. Đây là cửa khẩu quan trọng nhất trên đường biên giới Việt - Trung, gần thủ đô Hà Nội và có đường giao thông rất thuận tiện. Lạng Sơn nằm ở ngã tư đường, nơi gặp gỡ của quốc lộ 1, nối Đồng Đăng với Hà Nội và quốc lộ số 4 chạy dọc theo đường biên giới nối liền 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Lạng Sơn lại nằm trên bờ sông Kỳ Cùng, con sông lớn ở biên giới chảy về phía Trung Quốc.

Lạng Sơn có địa thế thuận lợi, có vị trí quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa ở khu vực biên giới Đông Bắc, khí hậu ấm áp trong lành, nhiều phong cảnh đẹp, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Thắng cảnh nổi tiếng như động và chùa Tam Thanh, núi Vọng Phu, động Nhị Thanh, chùa Tiên và giếng Tiên, Chợ Đông Kinh ở ngay thị xã và thị trấn Đồng Đăng ở sát biên giới, cách thị xã 14 km, buôn bán nhộn nhịp suốt ngày có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.

2. Núi Mẫu Sơn

Dãy núi Mẫu Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) khoảng 30km, nằm gần trục QL 4B (Lạng Sơn - Quảng Ninh) với diện tích hơn

10.000 ha, độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển; bao gồm một quần thể hơn 80 ngọn núi lớn nhỏ trong đó có hai điểm cao nhất là Núi Cha (cao 1.541m) và Núi Mẹ (cao 1.520m). Cảnh vật nơi đây vẫn còn nguyên sơ, hữu tình như một “bức tranh thủy mặc” làm say đắm lòng người.

Mẫu Sơn với khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình khoảng 15oC, mùa hè mát mẻ, mùa đông sương mù, băng giá, là nơi có cảnh quan hùng vĩ; thảm thực vật đa dạng, phong phú với 1.500ha rừng nguyên sinh còn bảo tồn được nhiều loại thực vật quý hiếm và nhất là có nhiều dòng suối chảy từ đỉnh các ngọn núi chảy uốn lượn xuống chân núi tạo nên nhiều thác nước ầm ào quanh năm. Mẫu Sơn còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh của “linh địa - đền cổ Mẫu Sơn” vị trí được coi là nơi hội tụ khí thiêng trời đất. Nơi đây là địa bàn sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng du khách có thể thư giãn và ngâm

mình trong bể tắm lá thuốc của người dân tộc Dao với 36 vị được lấy từ những cây cỏ trong vùng rừng núi Mẫu Sơn. Thưởng thức văn hóa ẩm thực núi rừng (lợn quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà sáu cựa, cơm lam, rau rừng…) và uống trà San Tuyết, rượu Mẫu Sơn được chưng cất từ nước suối trên núi với những loại men lá gia truyền. Mẫu Sơn vốn có hơn 20 biệt thự do người Pháp để lại, nhưng đến nay chỉ còn rất ít biệt thự được “tiếp quản”, trong đó có nhà Chín Gian. Mẫu Sơn đang phấn đấu khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng, tập trung khai thác các loại hình du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thăm quan, du lịch cộng đồng…

3. Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trên diện tích gần 2.356km² trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.

Điểm tham quan: Cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, vườn đá Khau Vai, hang Khố Mỷ, Dinh họ Vương, Làng văn hóa - du lịch Lũng Cẩm, Chợ tình Khau Vai, Núi Đôi Quản Bạ, Phố cổ Đồng Văn.

4. Mai Châu

Mai châu thuộc tỉnh Hòa Bình là một địa danh du lịch nổi tiếng tại miền núi Tây Bắc Việt Nam. Cách Hà Nội khoảng 170km là điểm du lịch văn hóa được du khách trong và ngoài nước đều mong muốn đến thăm. Thung lũng Mai Châu chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống xưa kia gọi là Mường Mùn.

Các bản người Thái sống khá tập trung đông đúc, trù phú và giữ được những nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là nhà sàn của người Thái. Tạo thành các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như bản Lác, Pom Coọng, bản Văn … Trong Thung lũng Mai Châu còn có các di tích, danh lam thắng đẹp như: hang Mỏ Luông, hang Chiều, hang động Piềng Kẻm...

Ở Mai Châu có 2 bản du lịch nổi tiếng là bản Lác và bản Pom Coọng đều có nhiều hộ dân kinh doanh dịch vụ phòng nghỉ dưới dạng nhà sàn du lịch, hoặc vào bản tham quan du lịch, đặt ăn uống, tham gia các hoạt động văn nghệ rồi quay ngược về Thị trấn Mai Châu để nghỉ ngơi.

5.2.5.2 Khu du lịch quốc gia

1. Khu di tích Pác Bó

Khu du lịch Pác Bó gồm khu di tích cách mạng ghi lại những ngày đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau hơn 30 năm tìm đường cứu nước đã trở về tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Pác Bó là vùng núi rừng hiểm trở thuộc xã Trung Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm ở sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cách Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc.

Các di tích ở điểm du lịch này gồm có hang Pác Bó, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 8-2-1941 đến tháng 7 - 1942 và từ tháng 9 - 1943 đến giữa năm 1945, có suối Lê Nin và núi Các Mác, cùng một số địa điểm ở lân cận như hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, làng Khuổi Nậm, nơi Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.Khu di tích này cũng ghi lại kỷ niệm lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó ngày 20-2-1961 sau 20 năm kể từ ngày đầu tiên Người đặt chân tới Pắc Bó.

Điểm du lịch Pác Bó mặc dù ở rất xa xôi, nhưng với ý nghĩa lịch sử của nó đã đón tiếp rất nhiều đoàn khách quốc tế và khách du lịch từ mọi miền đất nước tới thăm. Khách du lịch đến Pắc Bó còn được tham quan cảnh đẹp nổi tiếng của Cao Bằng là thác Bản Giốc.

2. Thác Bản Giốc

Bản Giốc là thác đẹp thuộc hàng đệ nhất danh thác Việt Nam, là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Thuộc địa phận xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thành phố Cao Bằng hơn 90 km, thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam. Đến xã Đàm Thủy, dòng sông uốn lượn êm ả như dải lụa bạc chảy theo những mô đá rộng với những vạt cây bụi cỏ, qua cánh đồng ngô, lúa xanh mướt của làng Bản Giốc, rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống tạo nên dòng thác đẹp diệu kỳ.

Thác có độ cao 53 m, rộng 300 m, chia thành ba tầng, gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Nhánh bên phải dòng lao thẳng xuống vực, nhánh bên trái dòng nước hạ dần thành 3 bậc nối tiếp nhau. Cảnh quan đẹp nên thơ, không khí mát lành với thảm cỏ, rừng cây xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh chen lẫn với vẻ thanh bình nơi làng quê của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng xóm Bản Giốc. Từ xa, du khách có thể nghe thấy tiếng nước chảy ầm ào vang động cả một vùng đất rộng lớn.

Tỉnh Cao Bằng mới xây dựng đường xuống thác bằng bê tông kiên cố thay cho con đường đất trước đây. Đặc biệt, dự án xây dựng khu du lịch Bản

giốc Resort đạt tiêu chuẩn 4 sao với tổng diện tích 31,15 ha của công ty Saigontourist với tổng kinh phí khoảng 170 tỷ đồng - hứa hẹn đưa điểm tài nguyên du lịch này thành khu du lịch quốc gia.

3. Hồ Ba Bể

Khu du lịch hồ Ba Bể có nhiều thắng cảnh đẹp, phong phú đa dạng, tiêu biểu là: Thác Đầu Đẳng, Hang Puông (hay động Puông), Hồ Ba Bể, Ao Tiên.

Tài nguyên rừng ở đây vô cùng phong phú, vườn quốc gia Ba Bể có diện tích rộng tới 7.610 ha, được thành lập năm 1992. Trong rừng có những cánh rừng gỗ nghiến gần như thuần loại với những thân cây cao gần 40m, thẳng tắp và rất nhiều loại gỗ quý như lát hoa, lát chun, sến, gụ, mun. Trong rừng có tới 30 loài thú với hươu, nai, lợn rừng, gấu, báo và đặc biệt nhiều nhất là các loại khỉ, trong đó có vẹt mũi hếch là loại đặc hữu của Việt Nam và nhiều loài chim quý như chèo bẻo đuôi cờ, phường chèo, gà lôi trắng. Trong hồ có tới 17 loài cá, trong đó có 4 loài cá kinh tế, sản lượng cao là chép, diếc, võng (bống), trôi và có rất nhiều ba ba, rùa, ốc, tôm. Có con ba ba nặng 20 - 30 kg. Ngoài ra còn các loài kiếm ăn dưới nước như cốc đế, bói cá, kỳ đà, càng làm tăng thêm vẻ sinh động của cảnh hồ nước tĩnh mịch. Khu du lịch Ba Bể đáp ứng được nhiều loại hình du lịch nghỉ ngơi, dạo chơi bằng thuyền độc mộc trên hồ, thể thao nước, dạo chơi trong rừng, nghiên cứu khoa học.

4. Khu di tích Điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng

Chiến trường Điện Biên nay thuộc thành phố Điện Biên, cách Hà Nội về phía tây bắc 500 km nếu đi bằng đường bộ hoặc 300 km theo đường hàng không. Đường bộ từ Hà Nội lên Điện Biên tốt nhất là theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Điện Biên. Điện Biên là một cánh đồng bằng phẳng chạy dọc theo thung lũng sông Nậm Rốm như một lòng chảo rộng với các dãy núi đồi trùng điệp bao quanh. Vùng đất này rất màu mỡ và đã sớm được khai phá ngay từ thế kỷ XI, XII.

Trong kháng chiến chống Pháp, từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Điện Biên và thành lập nên ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh với rất nhiều trang bị, vũ khí hiện đại kể cả sân bay và pháo lớn. Ngày 13/3/1954 quân ta nổ súng tiến công mở màn chiến dịch Điện Biên lịch sử. Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng quyết liệt, ngày 7-5-1954 quân ta đã toàn thắng, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch, bắt sống tướng De Castries và toàn bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Chiến thắng Điện Biên đã gây tiếng vang lớn chấn động địa cầu và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp.

Các di tích nổi bật của chiến trường Điện Biên năm xưa là các cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, Đồi Độc Lập, Đồi A1, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của quân Pháp. Kết hợp với các điểm du lịch Mường Phăng, Pá Khoang.

5. Khu du lịch Mẫu Sơn

Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn huyện Lộc Bình. Núi có độ cao trung bình 800 – 1000m so với mặt nước biển, với một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ. Mẫu Sơn với khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình khoảng 15o C, mùa hè mát mẻ, mùa đông sương mù, băng giá, là nơi có cảnh quan hùng vĩ; thảm thực vật đa dạng, phong phú với 1.500ha rừng nguyên sinh còn bảo tồn được nhiều loại thực vật quý hiếm và nhất là có nhiều dòng suối chảy từ đỉnh các ngọn núi chảy uốn lượn xuống chân núi tạo nên nhiều thác nước ầm ào quanh năm. Mẫu Sơn còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh của “linh địa - đền cổ Mẫu Sơn” vị trí được coi là nơi hội tụ khí thiêng trời đất. Nơi đây là địa bàn sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng du khách có thể thư giãn và ngâm mình trong bể tắm lá thuốc của người dân tộc Dao với 36 vị được lấy từ những cây cỏ trong vùng rừng núi Mẫu Sơn.

6. Hồ Hòa Bình

Khu du lịch Hoà Bình với trung tâm là hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nằm trên sông Đà ở khu vực thành phố Hoà Bình, cách thủ đô Hà Nội 76km về phía Tây - Tây nam. Hồ chứa nước Hoà Bình với dung tích 9,45 tỉ m3 nước được xếp vào loại lớn trên thế giới. Với mực nước dâng bình thường 115m, hồ có diện tích tới 208km2, dài trên 200km, chỗ rộng nhất tới 3-4km. Lòng hồ nằm trên thung lũng sông Đà, lọt giữa một vùng núi cao hiểm trở bậc nhất ở Việt Nam. Trên mặt hồ có nhiều đảo lớn nhỏ và những mũi đất, bán đảo dọc hai bên bờ hồ tạo nên những phong cảnh tự nhiên rất sinh động, đẹp mắt. Nổi tiếng nhất là hang Bưng cách vị trí thác Bờ trước đây không xa. Chính nơi đây đã phát hiện được các di chỉ của nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng cách đây trên một vạn năm.

Bên cạnh các phong cảnh và di tích tự nhiên, khách du lịch còn có điều kiện tham quan các di tích lịch sử như văn bia khắc trên núi đá ghi lại chiến công của Lê Lợi năm 1431 đi dẹp loạn qua vùng này hoặc đền Bà Chúa là người địa phương đã có công lao giúp đỡ đồng bào mỗi khi vượt qua các thác ghềnh hiểm trở trên sông Đà.

Khách đến du lịch vùng hồ Hoà Bình còn được tham quan nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công trình thế kỷ của Việt Nam. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

do Liên Xô giúp xây dựng, khởi công từ ngày 6 tháng 11 năm 1979. Các hạng mục công trình chủ yếu gồm đập ngăn sông, tràn xả lũ, hồ chứa nước, nhà máy thuỷ điện đặt ngầm trong núi đá, trạm phân phối điện và đường dây tải điện. Nhà máy thủy điện có 8 tổ máy với công suất mỗi tổ máy 240.000kw, công suất tổng cộng của nhà máy là 1,92 triệu kw.

7. Khu di tích ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang)

Khu du lịch kết hợp các điểm du lịch vốn là các di tích lịch sử thời kì kháng chiến chống Pháp - ATK (an toàn khu) bao gồm có ATK Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Tân Trào (Tuyên Quang) cách nhau khoảng 7km. Nơi đây được xem là "Thủ đô kháng chiến" - thủ phủ của quân kháng chiến thời kỳ kháng chiến chống Pháp; là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).. Với quần thể đồ sộ các di tích lịch sử cách mạng: hơn 400 di tích ATK Tân Trào; Bao gồm địa danh nổi tiếng của ATK Định Hóa (Thái Nguyên):

… và lán Nà Lưa, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào (ATK Tân Trào - Tuyên Quang). Hiện nay, khu du lịch này xây dựng thêm nhiều công trình phục vụ khách du lịch tham quan: nhà tưởng niệm Bác Hồ, Nhà trưng bày ATK (Thái Nguyên), Làng Văn hóa Tân Xuân (Tuyên Quang). Quần thể ATK Định Hóa là nơi khởi phát, tổ chức chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương…Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) là Di tích quốc gia đặc biệt.

8. Cao nguyên Mộc Châu

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 206.150ha nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa, các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Doi, rừng thông Mộc Châu, thác Thái Hưng... và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ ở thị trấn Nông trường Mộc Châu. Núi Pha Luông cao gần 2.000m ở khu vực biên giới Việt-Lào. Pha Luông luôn in đậm trong tâm trí mỗi người dân ở Mộc Châu với đỉnh núi sừng sững thâm u, những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù lưng núi.Bản Áng hiện lên với những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện bên những tán cây xanh tươi, dòng suối uốn lượn. Thăm khu du lịch sinh thái hồ, rừng thông du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ nước 5 ha nằm sát cạnh rừng thông có diện tích 43 ha trải dài trên dãy đồi đất feralít đỏ nâu tạo

thành cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp. Những phong tục văn hóa truyền thống được lưu giữ với những mái nhà sàn, những điệu xòe thôi thúc mời gọi, những làn điệu dân ca cổ, những lễ hội “Mừng cơm mới” “Hết Chá”... Khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, chùm hoa mạ nở vàng, đồng bào lại tổ chức lễ hội “Hết Chá”. Ở bản Áng còn lưu giữ nhiều đan lát, làm đệm bông gạo, đặc biệt là dệt thổ cẩm, sản phẩm khăn piêu, áo cóm, túi xách, rèm cửa, khăn trải bàn.... từng bước tạo được thương hiệu sản phẩm thổ cẩm Đông Sang.

9. Đền Hùng

Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên trái 3 km là đến khu di tích. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng. Trong khu du lịch có đền thờ cổ thờ Vua Hùng - tương truyền là con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ, được xây từ TK XV, người lập ra nước Văn Lang.

10. Hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà trên dòng sông Chảy là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 160 km về phía tây bắc.

Trong lòng hồ có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường, tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang động rất đẹp trên hồ là động Thủy Tiên, động Xuân Long. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà, có thể đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo.

Khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như: Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao...

11. Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc nằm trên địa phận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp nước non và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. Huyền thoại về một tình yêu không thành, một người ra đi nước mắt thành sông, một người chờ hóa núi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023