Các Nghiên Cứu Về Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kiểm Toán Độc Lập


cụ thể liên quan đến việc ứng dụng một mô hình tổ chức hoạt động KTĐL trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động KTĐL.

Từ năm 1999 trở lại đây, với xu thế mở của và hội nhập nền kinh tế, nhận thức của xã hội (Nhà nước, các đối tượng được kiểm toán, KTV, DNKiT, các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán) về KTĐL trong và yêu cầu chất lượng và hiệu quả KTĐL đã đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đã chú trọng rất nhiều vào chất lượng kiểm toán và hiệu quả của hoạt động KTĐL, tuy nhiên, đánh giá chất lượng kiểm toán lại không hề dễ dàng. Do quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán là không thể quan sát được bởi bên thứ ba, Krishnan, J., & Schauer, P. C. (Differences in quality among audit firms, 2001), nên trong các nghiên cứu thực nghiệm các nhà nghiên cứu đã lựa chọn hai phương pháp để đo lường chất lượng kiểm toán, đó là: phương pháp trực tiếp và/hoặc phương pháp gián tiếp.

Phương pháp đo lường trực tiếp chất lượng kiểm toán là đánh giá từ chính quá trình kiểm toán của KTV và DNKiT. Phương pháp này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tham gia trực tiếp vào nhóm kiểm toán như các KTV độc lập, hoặc được quyền trực tiếp truy cập vào các giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán của KTV, hoặc được tham gia vào kiểm tra chéo việc thực hiện quá trình kiểm toán có liên quan đến từng hợp đồng kiểm toán cụ thể (Carlin và cộng sự, 2009). Sử dụng phương pháp trực tiếp, chất lượng kiểm toán sẽ được đo lường bởi: kiểm soát chất lượng kiểm toán (Donald &Giroux, 1992), quá trình kiểm toán của KTV (Sutton & Lampe, 1991), chất lượng kiểm tra chéo (Colber &Murray, 1998), chất lượng thực hiện các thủ tục kiểm toán (Blokdijk và cộng sự, 2006), và ý kiến của KTV về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (Geiger và Raghunandan, 2002). Đo lường chất lượng kiểm toán theo phương pháp trực tiếp đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và chi phí cao, đồng thời, chỉ được đánh giá sau khi DNKiT và KTV đã hoàn tất quá trình kiểm toán. Bên cạnh đó, điểm bất lợi nhất của phương pháp trực tiếp là chất lượng kiểm toán chỉ được đánh giá sau khi DNKiT đã hoàn tất quá trình kiểm toán, do vậy các kết luận về chất lượng kiểm toán thường không kịp thời, không giúp DNKiT hoặc người sử dụng thông tin tránh được rủi ro; hậu quả vì thế sẽ không được ngăn chặn. Ví dụ, chất lượng kiểm toán được cho là kém khi các DNKiT và KTV trước đó đã phát hành ý kiến về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán buộc phải tuyên bố phá sản ở năm tiếp theo; hoặc DNKiT bị kiện do đưa ra các ý kiến chuyên môn sai sót gây thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba (Geiger và Raghunandan, 2002). Như vậy, việc đo lường trực tiếp chất lượng kiểm toán vừa khó thực hiện do yêu cầu bí mật thông tin khách hàng của KTĐL vừa không kịp thời khi chất lượng kiểm toán chỉ là các đánh giá sau (feedback), khi các „sự cố‟ kiểm toán (nếu có) đã xảy ra mà không được ngăn chặn. Vì thế tính dự báo hoặc sự can thiệp của các


chủ thể trong quá trình kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán không được kịp thời. Đánh giá chất lượng kiểm toán theo phương pháp trực tiếp sẽ rất phù hợp với kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài (KSCL kiểm toán do cơ quan QLNN và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán thực hiện).

Đánh giá chất lượng kiểm toán theo phương pháp gián tiếp là thông qua các yếu tố ảnh hưởng (proxy), mà các yếu tố này dễ dàng quan sát và đo lường được, như: quy mô DNKiT, nhiệm kỳ kiểm toán của KTV, mức độ chuyên sâu ngành nghề của KTV, phí kiểm toán, danh tiếng DNKiT,.. trở nên phổ biến hơn và cũng ưu việt hơn so với phương pháp trực tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cách đánh giá gián tiếp chất lượng kiểm toán giống như đánh giá trạng thái sức khỏe của một cơ thể sống thông qua một loạt các chỉ số có thể quan sát và đo lường được, như: nhiệt độ, các chỉ số về máu, các chỉ số về nhịp tim, … DeAngelo (Auditor Size and Audit Quality, 1981), đã đề xuất quy mô của công ty kiểm toán là một chỉ số để đo lường chất lượng kiểm toán vì các công ty lớn hơn sẽ có các điều kiện tốt hơn để thực hiện kiểm toán. Sau nghiên cứu của DeAngelo, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa quy mô của DNKiT và chất lượng kiểm toán (Krishnan và Schauer, 2001; Ajmi, 2009; Lawrence và cộng sự, 2011) cũng như việc đo lường chất lượng kiểm toán một cách gián tiếp thông qua các yếu tố ảnh hưởng khác đến chất lượng kiểm toán trở nên phổ biến hơn. Theo đó các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán theo cách đánh giá gián tiếp được các nghiên cứu chỉ ra như sau:

Các yếu tố thuộc DNKiT, nhóm yếu tố này bao gồm: Quy mô DNKiT (Audit firm size); Chính sách kiểm soát chất lượng của DNKiT (Control processes); Thời kỳ kiểm toán (Audit Tenure); Sự cung cấp dịch vụ phi kiểm toán (Non-audit service); Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (Responsiveness to client needs). Các nhà nghiên cứu, DeAngelo (Auditor Size and Audit Quality, 1981); Dopuch và Simunic, 1982; Deis và Giroux, 1992; Nichol và Smith, 1983; Wyer và cộng sự, 1988, đã công bố những phát hiện về mối quan hệ giữa quy mô của DNKiT, năng lực kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Các tác giả đều có chung kết luận là quy mô DNKiT có ảnh hưởng tới năng lực kiểm toán. Các DNKiT có quy mô lớn hơn sẽ được coi là có năng lực kiểm toán tốt hơn. Các DNKiT quy mô lớn có thể nhận được phí kiểm toán cao hơn các DNKiT có quy mô nhỏ, bởi vậy các DNKiT quy mô lớn có tiềm lực tài chính để thu hút các KTV có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để từ đó thực hiện cuộc kiểm toán tốt hơn. Deis, D. and Giroux (Determinants of Audit Quality in the Public Sector, 1992), phát hiện có mối quan hệ thuận chiều giữa kiểm soát chất lượng và chất lượng kiểm toán. Một DNKiT có


hệ thống kiểm soát chất lượng tốt sẽ mang lại công việc kiểm toán có chất lượng cao. Malone, C. F., & Roberts, R. W. (Factors Associated with the Incidence of Reduced Audit Quality Behaviors, 1996), kết luận rằng DNKiT với một hệ thống kiểm soát chất lượng mạnh sẽ ít có khả năng thực hiện các bước kiểm toán không thích hợp. Davidson, R. A., & Neu, D. (A note on the association between audit firm size and audit quality, 1993), kết luận rằng thời kỳ kiểm toán dài sẽ làm tăng phần lợi nhuận điều chỉnh do vận dụng các phương pháp kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (discretionary accruals). Farmer, T. A., L. E. Rittenberg, and G. M. Trompeter (An investigation of the impact of economic and organizational factors on auditor independence, 1987), phát hiện rằng các KTV nhiều khả năng sẽ đồng ý với ban quản trị đơn vị được kiểm toán trong những quyết định quan trọng khi mà thời gian của hợp đồng kiểm toán được kéo dài. Mối quan hệ lâu dài giữa một DNKiT và khách hàng của họ sẽ làm tăng khả năng KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, và làm giảm sự sẵn sàng của KTV trong việc sửa đổi các báo cáo kiểm toán, Vanstraelen, A. (Impact of renewable long- term audit mandates on audit quality, 2000). Thời gian kiểm toán dài dẫn đến việc làm giả chất lượng kiểm toán, mối quan hệ lâu dài sẽ tạo ra sự tự mãn, làm giảm sự nghiêm ngặt của các chương trình kiểm toán và công việc kiểm toán sẽ dựa nhiều trên sự trình bày của ban quản trị khách hàng, Shockley, R.A. (Perceptions of audit independence: a conceptual model, 1982). Các KTV sẽ trở nên thoải mái với khách hàng, giảm sự hoài nghi nghề nghiệp cũng như giảm sự chuyên cần trong việc tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán, Wooten, T.C.(Research about audit quality, 2003). Bởi vậy, một giới hạn bắt buộc về thời kỳ kiểm toán được yêu cầu để giảm ảnh hưởng của khách hàng lên ý kiến của KTV, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Trong QLNN, việc quy định bắt buộc về giới hạn nhiệm kỳ KTV được xem là biện pháp cải thiện chất lượng kiểm toán đang được một số quốc gia theo đuổi trong chính sách quản lý của mình. Ngược lại, trường phái có quan điểm phản đối việc phải luân chuyển KTV, cho rằng DNKiT có thể có được sự sáng suốt và quen thuộc hơn với tổ chức của đơn vị được kiểm toán thông qua việc lặp lại công việc kiểm toán, và do đó chất lượng kiểm toán sẽ tăng lên khi thời kỳ kiểm toán dài hơn, (St Pierre và Anderson, 1984; Stice, 1991). Quan hệ giữa khách hàng và KTV sẽ cho phép KTV dựa ít hơn vào các ước tính quản lý và trở nên độc lập với ban quản trị khách hàng (Solomon và cộng sự, 1999). Các nghiên cứu của Sisumic (1984), Beck cùng các cộng sự (1988) chỉ ra rằng việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo có thể gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa KTV và khách hàng. Mối quan hệ này càng chặt chẽ thì tính khách quan của DNKiT càng bị tổn hại do đó dẫn đến chất lượng kiểm


Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 3

toán sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Các nghiên cứu của Mautz & Sharaf (1961), cũng đề cập đến việc dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn thuế của DNKiT cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của DNKiT. Ngoài ra, theo Simunic,D (The pricing of audit services:theory and evidence, 1980), mối quan hệ kinh tế giữa khách hàng và DNKiT có thể gia tăng do sự kết hợp cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ kiểm toán. Lý do này đã làm cho DNKiT có xu hướng nhượng bộ với khách hàng khi có sự bất đồng ý kiến trong quá trình kiểm toán nhằm mục đích giữ được khách hàng. Nghiên cứu của Carcello, J.V., Hermanson, R.H. and McGrath,

N.T. (Audit quality attributes: the perceptions of audit partners, preparers and financial statement users, 1992), Behn và cộng sự (1997) đều chỉ ra khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng là một trong các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm toán.

Các yếu tố thuộc về KTV, nhóm yếu tố này bao gồm: Trình độ chuyên môn (Auditor qualifications and proficiency); Mức độ chuyên sâu ngành nghề của khách hàng (Industry Expertise); Kinh nghiệm (Experience); Thái độ thận trọng nghề nghiệp của KTV (Professional Due Care); Tính độc lập của KTV (auditor’s independence). Điển hình của những nghiên cứu này, Philip Law (2008), và các nghiên cứu của DeAngelo (Auditor Independence, “Lowballing” and Disclosure Regulation, 1981), George A.Boyne (Public Service Performance 2009), Bonner (1990), Frederick và Libby (1986), Bonner và Lewis (1990), chỉ rõ kiến thức và chuyên môn của KTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra những sai sót trong quá trình kiểm toán và có ý nghĩa rất quyết định đến kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích hay đánh giá các thành phần của rủi ro kiểm toán. Low (2004); Hammersley (2006); Maroney và Simnett (2009) cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa kiến thức và trình độ chuyên môn với việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm toán chung được thừa nhận (GAAPs). Trong khi đó nghiên cứu của David O‟Regan (2003) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán. Cụ thể, KTV thực hiện mức độ cao hơn của sự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận thấy có nhiều khả năng đối đầu với một khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục bổ sung khi bất thường, hoặc nhận thấy có nhiều khả năng để phát hiện gian lận, ít tin tưởng vào khách hàng, và nhiều khả năng phải nỗ lực ở mức độ cao trong quá trình kiểm toán.

Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy, chất lượng kiểm toán không bị quyết định bởi kỳ vọng của khách hàng mà được xác định bởi DNKiT, bởi các DNKiT sẽ xây dựng quy trình kiểm toán và KSCL nhằm giúp KTV đưa ra ý kiến trung thực, hợp lý. Theo Krinsky, I., & Rotenberg, W. (The valuation of initial public offerings,


1989); Davidson, R. A., & Neu, D. (A note on the association between audit firm size and audit quality, 1993), một cuộc kiểm toán có chất lượng là khi KTV và DNKiT tuân thủ đầy đủ chuẩn mực chuyên môn, tuân thủ các quy trình, các thủ tục do DNKiT thiết lập. Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng là mục tiêu quan trọng của DNKiT, do vậy chất lượng KTĐL cũng bị gắn với mục tiêu này. Như vậy, chất lượng kiểm toán không chỉ được đo lường bởi việc đưa ra ý kiến trung thực, khách quan về BCTC, đóng góp các ý kiến hữu ích cho khách hàng mà phải mang lại lợi nhuận (tức chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ kiểm toán), và nâng cao uy tín cho khách hàng (khi sử dụng dịch vụ có chất lượng tốt). Nghiên cứu của DeAngelo (1981), chỉ rõ mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ với khách hàng. Đó là các DNKiT thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà DNKiT bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này. Các nghiên cứu của Francis và Simon (1987), Simon và Francis (1988), Crasswell và Francis (1999) cũng đã cung cấp thêm khẳng định đó là các DNKiT thường có xu hướng giảm giá phí kiểm toán cho năm đầu tiên đối với khách hàng. Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), cũng có quan điểm, mức phí kiểm toán sẽ tác động đến tính độc lập của KTV và việc giảm giá phí kiểm toán thường đưa đến giảm chất lượng kiểm toán.

1.1.2 Các nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập

Các nghiên cứu về xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL

Ngô Thế Chi, cùng các cộng sự (Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam, 2006), chỉ ra rằng, phát triển KTĐL phải bằng cách nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ cung cấp để giảm rủi ro nghề nghiệp; đầu tư công nghệ, kỹ thuật dịch vụ như chuẩn mực, quy trình, kỹ thuật kiểm toán, KSCL dịch vụ cung cấp; nâng cao kiến thức QLNN đối với KTĐL; thực hiện việc quốc tế hóa đội ngũ nhân viên, đưa KTĐL Việt Nam hội nhập vào thị trường khu vực ASEAN cũng như thị trường quốc tế.

Theo WTO, KTĐL thuộc ngành dịch vụ kinh doanh, nhóm dịch vụ chuyên môn, nên trong Báo cáo (Chiến lược Tổng thể phát triển ngành dịch vụ (CSSSD) tới năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, 2009), đã phân tích tổng thể những thách thức và đưa ra các khuyến nghị để vượt qua các thách thức, định hướng và lựa chọn chính sách và đưa ra các khuyến nghị về định hướng chính để chuẩn bị cho chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ .


Lê Hoài Phương (Định hướng phát triển ngành KTĐL Việt Nam đến năm 2015), nghiên cứu thực hiện trên các phương diện: QLNN, xã hội và doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng ma trận phân tích EFE, IEF và SWOT làm cơ sở đưa ra các mục tiêu và giải pháp chiến lược KTĐL.

The World Bank (Report on the Observance of Standards and Codes (ROSC) – Accounting and Auditing, 2016); Yescombe (2007); Maluleke, K.J. (2008), khẳng định vai trò của nhà nước là một trong những trụ cột quan trọng cho sự phát triển của KTĐL. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, phát triển và quản lý KTĐL, một cơ chế không phù hợp và năng lực nhà nước yếu kém đều dẫn đến thất bại. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất cho các bên tham gia vào hoạt động KTĐL trên các mặt: môi trường hoạt động, khung chính sách và pháp lý đầy đủ.

ADB (2008); The World Bank (Report on the Observance of Standards and Codes (ROSC) – Accounting and Auditing, 2016), cho rằng, Nhà nước là lực lượng quyết định sự phát triển, có trách nhiệm tạo môi trường cho hoạt động KTĐL phát triển bao gồm khung chính sách, khung pháp lý, thống nhất các quy định pháp luật, thủ tục về thanh tra, kiểm tra, xử phạt và các công cụ tài chính, trọng tài, giải quyết tranh chấp, giám sát và đánh giá. KTĐL được thúc đẩy bởi động lực từ phía Nhà nước do trách nhiệm đảm bảo công khai minh bạch tài chính cho nền kinh tế. (Maskin và Tirole, 2008), đòi hỏi phải xác định rõ mục tiêu, vai trò và trách nhiệm đặt ra của Nhà nước đối với KTĐL. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng những nước có thể chế vững mạnh, pháp luật đầy đủ, minh bạch thì hoạt động KTĐL phát triển và thành công (Yescombe, 2007; Maluleke, 2008). Qiao và cộng sự (2001) cho rằng, pháp luật đầy đủ, minh bạch là điều kiện tiên quyết để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng, đảm bảo hiệu quả cho doanh nghiệp hoạt động. Thành lập cơ quan giám sát và hợp tác: Koch, C. and Buser, M. (2006) lập luận rằng mục tiêu sử dụng kết quả kiểm toán của các bên tham gia rất đa dạng và khác nhau. Chính phủ cần thành lập một cơ quan hòa giải các xung đột, làm cầu nối giữa các bên (Maluleke, 2008).

Hà Thị Ngọc Hà (Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về kiểm toán độc lập và định hướng hoàn thiện, 2011), đã cho rằng, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật về kiểm toán phải được nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đặc điểm kinh tế, trình độ, yêu cầu quản lý của từng quốc gia và được quốc tế thừa nhận. Tác giả đánh giá, Nghị định và các văn bản


hướng dẫn của Bộ Tài chính về KTĐL hiện nay đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam. Tuy nhiên, KTĐL là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư ở Việt Nam và công khai, minh bạch nền tài chính quốc gia, nhưng với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập, các văn bản pháp lý hiện hành về KTĐL đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Từ những đánh giá việc xây dựng chính sách, ban hành pháp luật về dịch vụ KTĐL, tác giả cho rằng, hệ thống chính sách và pháp luật ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN đối với KTĐL.

Các nghiên cứu về tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL

Phạm Thị Hồng Điệp (Vận dụng mô hình quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam, 2017), cho rằng, mô hình “Quản trị nhà nước tốt” có tám đặc tính cơ bản là: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt độngQLNN; Hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội; Nền hành chính có trách nhiệm giải trình; Minh bạch; Đáp ứng; Hiệu quả và hiệu lực; Công bằng và thu hút; Nhà nước pháp quyền. Trong quá trình xây dựng khung pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật phải vận dụng tám đặc tính này vào quản trị nhà nước ở Việt Nam đồng thời tác giả nêu rõ, QLNN không chỉ quan tâm đến quy trình, thủ tục, trình tự thực hiện để đạt được kết quả đầu ra mà phải đề cao việc xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch và phòng chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường trách nhiệm giải trình, đồng thuận.

Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), đưa ra quan điểm và định hướng xác lập mô hình tổ chức tối ưu cho KTĐL của Việt Nam; đồng thời đưa ra yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình tổ chức KTĐL, các giải pháp và kiến nghị cụ thể đối với các cấp có liên quan (Quốc hội, chính phủ, Bộ tài chính, VACPA, các cơ sở đào tạo...) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động KTĐL ở Việt Nam trong xu thế hội nhập.

Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc (ROSC) lĩnh vực kế toán, kiểm toán, 2016), chỉ ra những khía cạnh về chất lượng thể chế mà Việt Nam nên tập trung trong những năm tới để phát triển hiệu quả nhất. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, khi các quốc gia chuyển từ nhóm dưới lên nhóm trên của các nước thu nhập trung bình, nền kinh tế của họ thường trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Chất lượng của Chính phủ và đặc biệt là khả năng của Chính phủ trong việc vận hành bộ máy quản lý và giám sát tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật một cách hiệu quả càng trở nên quan trọng.


Các nghiên cứu về kiểm tra, giám sát KTĐL

Hà Thị Ngọc Hà (Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng, 2011), nghiên cứu cho thấy, việc đảm bảo sự minh bạch thông tin trên BCTC và sự phát triển bền vững của các đơn vị có lợi ích công chúng rất quan trọng. Tuy nhiên sẽ là mối lo ngại lớn nếu chính các ý kiến của KTV hành nghề về BCTC thiếu sự cẩn trọng hoặc có sự thông đồng, tiếp tay của KTV với đơn vị có lợi ích công chúng nhằm công bố các thông tin sai lệch tới các nhà đầu tư. Ngoài ra các DNKiT ở Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng quá tải về khối lượng công việc, sẽ dẫn đến những bất cẩn. Vì vậy tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán là cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tránh tình trạng kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng mang tính hình thức và bắt buộc nó còn giúp nâng cao ý thức của các DNKiT và KTV trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán thể hiện tính chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp của DNKiT và KTV trước xã hội.

Cục quản lý, giám sát, kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính (Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các Công ty đại chúng, 2012), đã đánh giá thực trạng KSCL kiểm toán BCTC các Công ty đại chúng từ bên trong nội bộ từng DNKiT và từ bên ngoài (do cơ quan Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp), từ đó phân tích, đánh giá trên 2 giác độ quy định của pháp luật và thực tế thực hiện. Đề tài đưa ra giải pháp xây dựng khuôn khổ pháp luật và triển khai thực hiện từ phía cơ quan QLNN, DNKiT, đơn vị có lợi ích công chúng và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, tính minh bạch của thông tin tài chính đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN trong từng lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và tổ chức tín dụng.

Nguyễn Anh Tuấn (Kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, 2014), nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận, kinh nghiệm KSCL kiểm toán của một số quốc gia trên thế giới, từ đó vận dụng vào thực tiễn KSCL kiểm toán và đánh giá thực trạng KSCL kiểm toán tại Việt Nam.

Trần Khánh Lâm (Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, 2011), nghiên cứu đã đánh giá những hạn chế cơ bản của cơ chế KSCL đối với KTĐL tại Việt Nam cả bên trong và bên ngoài. Trên cơ sở kết hợp phương pháp định tính và định lượng nhưng chủ yếu là định lượng thực hiện với số mẫu khảo sát là 35 DNKiT trong năm 2009 đã đưa ra kết luận: các DNKiT tại Việt Nam có quy mô càng lớn, nguồn lực tài chính càng dồi dào thì chỉ số chất lượng kiểm toán càng cao; DNKiT có mức độ chuyên sâu và thực hiện việc luân chuyển KTV định

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024