CHỮ VIẾT TẮT | Viết đầy đủ (tiếng Việt) | Viết đầy đủ (tiếng Anh) | |
18 | KTNB | Kiểm toán nội bộ | |
19 | KTNN | Kiểm toán Nhà nước | |
20 | KTV | Kiểm toán viên | |
21 | NHNN | Ngân hàng Nhà nước | |
22 | PCAOB | Ủy ban Giám sát cho các công ty đại chúng Hoa Kỳ | Public Company Accounting Oversight Board |
23 | PH | Phù hợp | |
24 | PRB | Ủy ban Kiểm tra chéo Quốc gia Hoa Kỳ | Public on Peer Reviews Board‟s National |
25 | QLNN | Quản lý Nhà nước | |
26 | SOX | Đạo luật Sarbanes-Oxley Hoa Kỳ | Sarbanes-Oxley |
27 | SQCS | Chuẩn mực về Kiểm soát chất lượng Hoa Kỳ | Statements on Quality Control Standards |
28 | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn | |
29 | UBCK | Ủy ban chứng khoán | |
30 | UBCKNN | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước | |
31 | VAA | Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam | Association of Accountants and Auditors |
32 | VACPA | Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam | Vietnam Association of Certified Public Accountants |
33 | VSA | Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam | Vietnam Standards on Auditing |
34 | VSQC 1 | Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng Việt Nam đối với dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét thông tin tài chính, các dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác | Vietnam Standards on Quality Control 1 |
35 | WB | Ngân hàng Thế giới | World Bank |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 1
- Các Nghiên Cứu Về Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kiểm Toán Độc Lập
- Các Nghiên Cứu Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Và Tiêu Chí Đánh Giá Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kiểm Toán Độc Lập
- Khái Niệm Và Phân Loại Kiểm Toán Độc Lập
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng cơ cấu và quy mô khách hàng của KTĐL qua các năm 74
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu số lượng và loại hình DNKiT qua các năm 75
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm 76
Bảng 3.4: Bảng cơ cấu doanh thu của KTĐL qua các năm 77
Bảng 3.5: Bảng kết quả kinh doanh của KTĐL qua các năm 78
Bảng 3.6: Hệ số tương quan mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá 100
Bảng 3.7: Hệ số tương quan mức độ thực hiện của các tiêu chí đánh giá 100
Bảng 3.8: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng biến quan sát 101
Bảng 3.9: Bảng tổng kết ma trận tích hợp Kano – IPA 106
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu, quy mô khách hàng của KTĐL qua các năm 74
Biểu đồ 3.2: Số lượng DNKiT qua các năm 76
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm 77
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu doanh thu của KTĐL qua các năm 78
Biểu đồ 3.5: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí hiệu lực 102
Biểu đồ 3.6: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí hiệu quả 103
Biểu đồ 3.7: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí phù hợp 104
Biểu đồ 3.8: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí bền vững 104
Biểu 3.9: Đồ thị phân tán Kano-IPA 105
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án 20
Sơ đồ 1.2: Đồ thị IPA 25
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiên cứu 27
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố trụ cột trong QLNN đối với kiểm toán độc lập 42
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với KTĐL 86
Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức Ủy ban điều hành cơ quan giám sát KTKT 135
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra rằng, luôn tồn tại việc các bên tham gia giao dịch cố tình che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng những thông tin có lợi và cung cấp thông tin không công bằng đối với các đối tượng sử dụng. Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích cho rằng, các bên cung cấp thông tin tài chính luôn cân nhắc giữa chi phí chi ra cho việc cung cấp thông tin và lợi ích mà thông tin mang lại. Để cung cấp thông tin tài chính minh bạch sẽ làm tăng thêm chi phí và đôi khi còn dẫn đến sự bất lợi làm giảm lợi ích của bên cung cấp thông tin. Thông tin bất cân xứng và mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích là những rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính cung cấp cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng thông tin tài chính rất quan trọng đối với phản ứng của thị trường do mức độ lan tỏa của thông tin ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra quyết định của nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Bởi vậy, cần phải có một bên thứ ba có chuyên môn, được pháp luật thừa nhận, độc lập với bên cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin, thực hiện kiểm tra và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin tài chính do các đơn vị cung cấp. KTĐL ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của các đối tượng trong nền kinh tế và là hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của nền kinh tế nhằm đảm bảo minh bạch thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, các DNKiT hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên sẽ tồn tại những xung đột lợi ích giữa DNKiT, KTV hành nghề với đơn vị được kiểm toán và các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Vì vậy, cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm tác động, giảm xung đột và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Để thực hiện QLNN đối với KTĐL mỗi quốc gia sẽ có những mô hình quản lý khác nhau. Tại Hoa Kỳ, KTĐL được quản lý theo mô hình tự quản, theo đó, Nhà nước giao cho Hiệp hội kế toán công chứng Hoa kỳ thực hiện quản lý. Hà Lan, Nhật Bản, Singapore, Nhà nước thực hiện quản lý KTĐL cùng với sự tư vấn của một hội đồng độc lập hoặc ủy ban giám sát và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Nhưng từ sau vụ phá sản của tập đoàn năng lượng Enron cùng với sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002, Nhà nước nhận thấy những thất bại khi trao quyền cho tổ chức nghề nghiệp bởi lợi ích của những người hành nghề được bảo vệ hơn là lợi ích xã hội. Do vậy, từ sau thất bại này, các quốc gia đều nhận thấy cần phải có sự can thiệp sâu của Nhà nước vào hoạt động quản lý và giám sát KTĐL.
Từ các mô hình quản lý KTĐL thành công của các quốc gia, cho thấy, KTĐL là hoạt động kinh doanh có điều kiện không thể để thị trường tự do điều tiết mà cần phải có sự can thiệp và quản lý của Nhà nước để đạt được mục tiêu quản lý tổng thể nền kinh tế. Thực tế đến nay, chưa có một nghiên cứu lý luận đầy đủ và toàn diện nào về QLNN đối với KTĐL, đây chính là khoảng trống nghiên cứu và cũng là động cơ cho việc thực hiện luận án.
Tại Việt Nam, KTĐL đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trong nền kinh tế. QLNN đối với KTĐL đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Quá trình quản lý chưa bắt kịp tốc độ phát triển của KTĐL; Hệ thống khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ; Tính chủ động và phối hợp giữa các cơ quan QLNN chưa cao; Hoạt động kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định về KTĐL chưa đi sâu vào kiểm tra, giám sát chuyên môn và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Chính phủ cũng đã nhận thấy cần thiết phải có chiến lược phát triển KTĐL ở Việt Nam để hòa nhập vào thị trường khu vực ASEAN cũng như thị trường quốc tế.
Với 30 năm hoạt động, là khoảng thời gian đủ dài để thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết về QLNN đối với KTĐL ở Việt nam. Song, theo hiểu biết của tác giả đến thời điểm thực hiện luận án, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về QLNN đối với KTĐL ở Việt nam. Điều này cho thấy, cần phải có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và sử dụng mô hình mang tính định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam về nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá, từ đó rút ra các kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong QLNN đối với KTĐL ở Việt nam.
Xuất phát từ sự cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam” cho luận án tiến sỹ của mình nhằm bổ sung thêm những lý luận cơ bản về QLNN đối với KTĐL, đồng thời cung cấp những bằng chứng thực tiễn quan trọng giúp các cơ quan QLNN có cách nhìn tổng thể và những gợi mở cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển KTĐL ở Việt Nam cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong một nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, mở cửa và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về QLNN đối với KTĐL;
Hai là, khảo sát và đánh giá thực trạng về nội dung QLNN, thực trạng theo các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam;
Ba là, nhận xét những thành công, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam;
Bốn là, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cần giải quyết trong luận án bao gồm:
Câu hỏi 1: QLNN đối với KTĐL ở Việt nam có những khác biệt gì so với các quốc gia khác?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL? Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá QLNN đối với KTĐL?
Câu hỏi 3: Thực trạng về nội dung QLNN, thực trạng theo các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam?
Câu hỏi 4: QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đã đạt được những thành công và còn những tồn tại, hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại đó?
Câu hỏi 5: Để hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, Nhà nước nên cải thiện những khâu quản lý nào? Và nên sử dụng những biện pháp nào để hỗ trợ KTĐL ở Việt nam phát triển?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với KTĐL: nội dung QLNN; tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu nội dung QLNN đối với KTĐL theo hướng tiếp cận quá trình quản lý: (i) Xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL; (ii) Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL; (iii) Kiểm tra, giám sát KTĐL. Để đảm bảo tính chuyên sâu, luận án tập trung nghiên cứu các dịch vụ đảm bảo do KTĐL cung cấp, các dịch vụ phi đảm bảo không thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
Phạm vi về chủ thể quản lý:
Tham gia quản lý KTĐL bao gồm nhiều chủ thể: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Các bộ, ngành có liên quan,... Ngoài mô hình quản lý chung, luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp hoạch định và tổ chức thực hiên chính sách và pháp luật về KTĐL.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của đề tài luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về QLNN đối với KTĐL. Đặc biệt, dựa trên lý thuyết “Quản trị nhà nước tốt”, luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL (State governance of external audit Indicators – SGEAI), gồm 4 tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Bằng kết quả khảo sát và phân tích định lượng, luận án cung cấp các bằng chứng cho thấy, còn có khoảng cách trong việc đề ra chính sách với việc tổ chức thực hiện các chính sách về QLNN đối với KTĐL. Các nhận định này được thể hiện qua mô hình IPA và ma trận tích hợp Kano – IPA.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, trong đó luận án nhấn mạnh vào nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL. Một số đề xuất mang tính đột phá được đề cập là: ban hành Luật Kế toán viên hành nghề (Luật CPA); xây dựng Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs); thực hiện quản lý và giám sát KTĐL theo mô hình luật định có sự tham gia của các ủy ban độc lập, … Đây là những gợi mở có cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn cao để các nhà quản lý và hoạch định chính sách hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam Chương 4: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về kiểm toán độc lập
Các nghiên cứu về vai trò của kiểm toán độc lập
Parasuraman (A conceptual model of service quality and its implications for future research, 1985), cho rằng, đơn vị được kiểm toán là người đầu tiên sử dụng dịch vụ do KTĐL cung cấp. Thông qua kiểm toán, đơn vị được kiểm toán sẽ có được sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ và mong muốn nhận được ý kiến về sự trung thực, khách quan của các thông tin tài chính đã được kiểm toán, có được sự đảm bảo rằng mọi sai phạm (bao gồm sai sót và gian lận) trọng yếu trên BCTC đều được phát hiện và báo cáo cho Ban lãnh đạo. Các kiến nghị, các bút toán điều chỉnh mà KTV đưa ra sẽ giúp khách hàng có thể hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đạt được mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động.
Với đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán sẽ có được thông tin đáng tin cậy, trung thực và hợp lý. Tiêu biểu cho quan điểm này là Krishnan và Schauer (Differences in quality among audit firms, 2001); Canning, M., & Gwilliam, D. (Non-audit services and auditor independence: some evidence from Ireland, 1999). Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, vai trò của KTĐL được xem xét trên các khía cạnh: (1) Khả năng mà kiểm toán viên sẽ (a) phát hiện ra khiếm khuyết của hệ thống kế toán của khách hàng và (b) báo cáo các khiếm khuyết này, DeAngelo (Auditor Independence, “Lowballing” and Disclosure Regulation, 1981); Warming- Rasmussen, B and L Jensen (Quality dimensions in external audit services - an external user perspective, 1998) (2) Khả năng kiểm toán viên sẽ không phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho các BCTC có chứa đựng những sai sót trọng yếu, Lee, T., & Stone, M. (Competence and dependence: the congenial twins of auditing, 1995); (3) Sự chính xác của thông tin được báo cáo bởi kiểm toán viên, Beatty, R.
P. (Auditor reputation and the pricing of initial public offerings, 1989), Davidson,
R. A., & Neu, D. (A note on the association between audit firm size and audit quality, 1993); (4) Thang đo của khả năng KTV có thể làm giảm các sai sót và nâng cao tính trung thực của BCTC, Wallace, W. (The economic role of the audit in free and regulated markets: a review, 1987). Như vậy, dưới góc độ người sử dụng kết quả kiểm toán, vai trò của KTĐL được đo lường bởi sự phát hiện ra các khiếm khuyết trên BCTC, phát hành báo cáo thích hợp nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về tính trung thực hợp lý của thông tin để họ có thể ra quyết định thích hợp.
Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), đã chỉ rõ, KTĐL có vai trò và vị trí như là một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội. KTĐL đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy được những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý tài chính, trong việc thực hiện chế độ kế toán của nhà nước, qua đó đưa ra các biện pháp tư vấn nhằm giúp cho đơn vị khắc phục những yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý, ngăn ngừa các hành vi gian lận, tham ô, tham nhũng, lãng phí các nguồn lực phát triển nhằm thực thi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình; thông qua các kết luận trên các báo cáo kiểm toán. KTĐL cũng đã cung cấp cho các cơ quan quản lý cấp trên những thông tin, dữ liệu tin cậy làm cơ sở cho việc thống kê, hoạch định các chính sách và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế.
Để nâng cao vai trò của KTĐL trong xu thế hội nhập, Trần Thị Kim Anh (Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán – Thực trạng và giải pháp, 2008), chỉ rõ, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết của các Hiệp định song phương, đa phương về thương mại dịch vụ. Đồng thời cũng đánh giá thực trạng hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán trước yêu cầu của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã làm rõ vai trò của KTĐL trong xu thế hội nhập, những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán nói chung và các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở các phân tích và đánh giá, tác giả cho rằng, để hội nhập thành công cần thực hiện đồng bộ các giải pháp điển hình như: Tiếp tục rà soát để hoàn thiện khung pháp luật về kế toán, kiểm toán theo hướng phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong GATS; Nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm quản lý kế toán, kiểm toán của các hội nghề nghiệp; Các DNKiT cần phải thực hiện chiến lược quốc tế hóa đội ngũ nhân viên, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTV; Cần xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán trong nội bộ các DNKiT, tăng cường công tác tuyên truyền lợi ích của KTĐL đối với khách hàng; Nâng cao hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho ngành kế toán, kiểm toán ngay từ các cơ sở giáo dục đào tạo.
Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và hiệu quả hoạt động KTĐL
Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), chỉ rõ, trên cơ sở những đánh giá thực trạng mô hình tổ chức hoạt động KTĐL ở Việt Nam đã đưa ra đề xuất về định hướng và các giải pháp để xác lập và hoàn thiện các yếu tố