Số Lượng Dự Án Mỏ Được Quy Hoạch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh



Ninh đã ban hành nhiều văn bản phê duyệt quy hoạch hoạt động khai thác than trên địa bàn.

- Ngày 13/3/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND về việc thực hiện Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ trong quy hoạch khai thác than trên địa bàn tỉnh.

- Ngày 21/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 2825/QĐ- UBND về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 vùng than Cẩm Phả đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

- Ngày 22/7/2017, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy báo cáo số 366/BC-BCSĐ về lộ trình đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác than lộ thiên trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Ngày 12/3/2018, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 12- NQ/TU về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022.

- Ngày 17/7/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định 2686/QĐ- UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công viên văn hóa theo chủ đề ngành Than tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long.

- Ngày 19/7/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND để lên kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh các văn bản quy hoạch liên quan đến hoạt động khai thác than, để đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữa quy hoạch khai thác khoáng sản và quy hoạch hạ tầng vùng khai thác, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách về đầu tư hạ tầng vùng khai thác. UBND đã chỉ đạo xây dựng các tuyến đường giao thông riêng trong quá trình vận chuyển than, cấm các phương tiện di chuyển qua các khu dân cư. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 04/TB-UBND ngày 11/01/2012, các đơn vị khai thác than trên địa bản tỉnh phải đầu tư hệ thống phun nước dập bụi tại các băng chuyền tải than nhằm giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường. Tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị xây dựng trạm rửa xe trên các tuyến đường bộ chuyên dùng, lắp đặt hệ thống che phủ bạt tự động cho các toa xe chở than bằng đường sắt,…



Ninh


b. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý khai thác than của tỉnh Quảng


Theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ,

diện tích chứa than của bể than Đông Bắc phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, đây là vùng được huy động chủ yếu vào quy hoạch giai đoạn đến năm 2030. Nội dung quy hoạch thăm dò tài nguyên than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn đến năm 2020 hoàn thành các đề án thăm dò đến mức -300m với các khu mỏ mới như Bảo Đài, Đông Triều - Phả Lại và giai đoạn 2021-2030 hoàn thành các đề án thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo trữ lượng đến năm 2030 và sau năm 2030. Dựa trên điều kiện thực tiễn khai thác than ngày càng xuống sâu, việc cụ thể hóa nội dung các văn bản quy hoạch trong 2 giai đoạn góp phần đảm bảo tính phù hợp trong thời gian nhất định, đưa công nghiệp khai thác than phát triển bền vững và để có những điều chỉnh kịp thời với những thay đổi của địa phương.

Để quy hoạch chi tiết theo phạm vi lãnh thổ, kế hoạch số 119/KH-UBND và 212/KH-UBND đều chỉ ra định hướng quy hoạch khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng quy hoạch các mỏ có quy mô nhỏ thành mỏ có quy mô lớn (Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Số lượng dự án mỏ được quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


Địa

phương

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2021-2030

Cải tạo mở rộng

Xây dựng mới

Cải tạo mở rộng

Xây dựng mới

Cẩm Phả

04

17

07

04

Uông Bí

01

17

02

19

Hòn Gai

04

07

0

06

Toàn tỉnh

09

41

09

29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 13/3/2017 và số 212/KH-UBND

ngày 19/7/2019 của UBND Quảng Ninh

Mục tiêu sản lượng than sản xuất nguyên khai trên địa bản tỉnh trong các giai đoạn quy hoạch theo Kế hoạch số 119/KH-UBND: 41 - 45 triệu tấn vào năm 2017 và theo Kế hoạch số 212/KH-UBND: 42 - 45 triệu tấn vào năm 2020; 46 - 48 triệu tấn vào năm 2025 và 50 - 51 triệu tấn vào năm 2030. Sản lượng than sản xuất nguyên khai của tỉnh có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.



Để đảm bảo thực hiện theo đúng lộ trình kết thúc khai thác than lộ thiên trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 403/QĐ-TTg, UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng lộ trình kết thúc đóng cửa các mỏ khai thác trong Kế hoạch số 119/KH-UBND, cụ thể:

Giai đoạn 2017- 2020: kết thúc khai thác và thực hiện 33 đề án (Cẩm Phả: 17 đề án; Hòn Gai: 8 đề án; Uông Bí: 8 đề án).

Giai đoạn 2021-2030: Kết thúc khai thác và thực hiện 43 đề án (Cẩm Phả: 15 đề án; Hòn Gai: 9 đề án; Uông Bí: 19 đề án).

2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động khai thác than trên địa bàn. Tại Khoản 7, Điều 2, Quyết định số 2055/2015/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh quy định cụ thể về nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường về tài nguyên khoáng sản, theo đó trong quản lý hoạt động khai thác than Sở có nhiệm vụ: (1) Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khai thác than, khu vực tạm cấm khai thác than; (2) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; (3) Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng than của địa phương theo quy định; (4) Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định; (5) Xây dựng giá tính thuế tài nguyên đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp theo quy định.

Để đảm bảo công tác quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh ngày càng chặt chẽ và đồng bộ, UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành với Sở Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 1207/QĐ-UBND ngày 14/8/2018. Ngoài việc phân định rõ nhiệm vụ, quy chế quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý nhà nước về khai thác than, hạn chế tình trạng né tránh, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.


Hình 2 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than trên địa 1


Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Về đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý khai thác than tại Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thể hiện như Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thuộc Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2021


Năm


Tổng số

Trình độ

Độ tuổi

Trên Đại học

Đại học

Khác

Dưới 25

26-40

Trên 40

2017

5

0

5

0

0

3

2

2018

5

1

4

0

0

3

2

2019

4

1

3

0

1

3

0

2020

5

1

4

0

1

4

0

5/2021

5

1

4

0

1

4

0

Nguồn: Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu - Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2021)



Từ Bảng 2.10 cho thấy đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác than đều có trình độ Đại học và Trên đại học, tập trung ở độ tuổi từ 25-40 tuổi. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, cả 3 nhân viên thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh đều cho rằng hiện nay đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác về quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh có số lượng còn hạn chế và cần được đào tạo chuyên môn về quản lý sâu hơn nữa.

2.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

a. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than

Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường và các sở ngành, địa phương tăng cường, chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khai thac than trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam để kiểm tra theo kế hoạch đối với các đơn vị khai thác than trên địa bàn.

Về phương pháp thanh tra, kiểm tra: Căn cứ vào báo cáo công tác quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh, hoạt động thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch chung Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh ban hành. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh than giữa các tỉnh, thành phố gồm Quản Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc ký ngày 01/7/2016.

Nội dung kiểm tra: việc chấp hành các quy định về thăm dò, khai thác than; việc sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò tài nguyên than; quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản than được khai thác; tuân thủ các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ,…

Các hành vi vi phạm, các hình thức xử phạt được thực hiện theo Nghị định 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trong giai đoạn 2017-2020, kết quả xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp khai thác than như Bảng 2.11.



Bảng 2.11: Kết quả công tác thanh tra hoạt động khai thác tại các đơn vị khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021


Năm


Tập đoàn TKV


Tổng công ty Đông Bắc

CT CP Xi

măng và Xây dựng Quảng

Ninh


Toàn tỉnh

Số trường

hợp

Tiền (triệu

đồng)

Số trường

hợp

Tiền (triệu

đồng)

Số trường

hợp

Tiền (triệu

đồng)

Số trường

hợp

Tiền (triệu

đồng)

2017

4

436

2

125

0

0

6

561

2018

4

578

4

373

1

82

9

1.033

2019

5

542

6

482

0

0

11

1.024

2020

3

358

3

229

0

0

6

587

05 tháng

2021

1

40

0

0

0

0

1

40

Nguồn: Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và biến đổi khí hậu - Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

Từ Bảng 2.11 ta thấy tổng số tiền xử phạt hành chính nộp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp khai thác trên địa bản tỉnh là 3.245 triệu đồng. Tuy nhiên qua điều tra khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan QLNN về khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt mức khá 3,1/5 điểm.

b. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan khai thác than

Quá trình thanh tra, kiểm tra đã thực hiện lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước đến các đơn vị được thanh tra; qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành của các tổ chức, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo tính răn đe, tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác than trên địa bàn.

Giai đoạn 2017-2020 và 05 tháng đầu năm 2021 Sở Tài nguyên và Môi trưởng đã tổ chức Hội nghị triển khai, tuyên truyền Luật Khoáng sản năm 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018), Nghị định 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh



than trên địa bàn tỉnh và công văn số 7583/UBND-CN ngày 15/10/2018 của UBND Tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Ngày nay, công tác tăng cường thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền phổ biến pháp luật về hoạt động khai thác than ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ chất lượng môi trường. Nhờ đó, chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện.

Nhìn chung, các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn đã có nhiều tích cực trong công tác bảo vệ môi trường như chủ động hoàn thiện hồ sơ bảo vệ môi trường, ký quỹ môi trường, xây dựng hệ thống gom, lắng nước thải từ khai thác than, lắp đặt hệ thống xử lý bụi,… Thông qua các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, các doanh nghiệp khai thác than đều triển khai đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường đã đem lại hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hạ Long. Theo tác giả tổng hợp từ điều tra khảo sát về mức độ ô nhiễm môi trường quanh khu vực khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, kết quả cho thấy:

Tại khu vực khai thác than ở thành phố Hạ Long, 72% phiếu khảo sát cho rằng chất lượng môi trường không khí và 68% phiếu khảo sát cho rằng chất lượng nước sinh hoạt giảm ô nhiễm nhiều.

Tại khu vực khai thác than ở thành phố Cẩm Phả, 56% phiếu khảo sát cho rằng chất lượng môi trường không khí và 48% phiếu khảo sát cho rằng chất lượng nước sinh hoạt giảm ô nhiễm nhiều.

Tại khu vực khai thác than ở Thị xã Đông Triều, 37% phiếu khảo sát cho rằng chất lượng môi trường không khí và 22% phiếu khảo sát cho rằng chất lượng nước sinh hoạt giảm ô nhiễm nhiều.

Như vậy, mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực khai thác than trên địa bàn thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả tại thời điểm năm 2021 đã giảm nhiều so với năm 2015.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.3.1. Kết quả đạt được

Quan phân tích thực trạng trong giai đoạn 2017-2020 và 05 tháng đầu năm 2021, công tác QLNN đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, ban hành và thực thi chính sách pháp luật đối với khai thác than:

- Về ban hành chính sách pháp luật: Giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng và kịp thời ban hành văn bản chính sách pháp luật quy



định công tác quản lý khai thác than trên địa bàn. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường và các sở ngành liên quan thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật để ban hành các quyết định hướng dẫn thi hành trong công tác khai thác than trên địa bàn tỉnh.

- Về thực thi chính sách pháp luật:

Công tác cấp phép hoạt động khai thác than được thực hiện ngày càng chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. 100% đơn vị khai thác thác thuộc 03 tổ chức khai thác than hợp pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm Tập đoàn TKV, Tổng công ty Đông Bắc và Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh đều được cấp Giấy phép khai thác.

Về quản lý khối lượng than khai thác: Bước đầu đã quản lý được khối lượng khoáng sản than khai thác, 100% giấy phép được cấp đã nộp Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản trước ngày 01/02 hằng năm.

Việc tính tiền cấp quyền khai thác than và thu tiền cấp quyền giai đoạn 2017- 2020 được triển khai nghiêm túc thực hiện và đạt được kết quả tích cực.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác

than

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác than trên địa bàn tỉnh đã có

định hướng và lộ trình khai thác khai thác rõ rảng từ đó đảm bảo mục tiêu sản lượng than sản xuất nguyên khai và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2017-2021. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch cũng được UBND tỉnh nghiêm túc thực hiện, tỉnh đã kịp thời ban hành Kế hoạch 212/KH-UBND quy hoạch khai thác than trên địa bàn tỉnh và các quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng vùng than từng địa phương đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than: đã phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý, Tỉnh đã xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở ngành liên quan, hạn chế tình trạng né tránh, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác than 100% đều có trình độ cao (đại học và trên đại học) và có kinh nghiệm công tác lâu năm (80% tập trung ở độ tuổi từ 25- 40 tuổi).

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí