Danh Mục Các Môn Học Bồi Dưỡng Cho Cán Bộ Quản Lý Và Khai Thác Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái



thêm các dịch vụ... tại VQG Phong Nha, Kẻ Bàng và phụ cận nhằm phát triển thêm các sản phẩm du lịch khác như khám phá thiên nhiên, nghiên cứu đng, thực vật v.v… Nghiên cứu lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại các khu vực như "Hang tối" vừa được tìm thấy . Trong giai đoạn 2016 đến 2020 có thể mở rộng đầu tư các khu vực khác như khu vực Cha Lo – Cổng Trời – Minh Hóa, đường mòn Hồ Chí Minh (phía Bắc của VQG Phòng Nha) v.v…

Khu vực biển Nhật Lệ kéo dài đến biển Cảnh Dương và phụ cận

Đầu tư phát triển và bố trí lại một số khu vực như khu vực thể thao trên bãi biển, khu vực dịch vụ… Quy hoạch và đầu tư CSHT và CSVCKT (đoạn từ đèo Lý Hòa, bãi Đá Nhảy đến Làng biển Cảnh Dương) nhằm phát triển các khu du lịch tổng hợp. Phát triển thêm các tuyến đường trong khu vực , bố trí thêm chỗ ngắm cảnh, bến thuyền câu tôm. Đầu tư CSVCKT du lịch tại vũng Chùa – đảo Yến.

b. Biển Cửa Tùng – Cửa Việt kéo dài đến khu vực biển Phong Điền , Quảng Điền và phụ cận

Phát triển thêm các tuyến đường trong khu vực. Bố trí lại khu vực dân cư, dịch

vụ, ăn uống v.v… đồng thời đầu tư thêm CSVCKT tại biển Cửa Tùng, Cửa Việt , đảo Cồn Cỏ nhằm phát triển dịch vụ và các khu du lịch tổng hợp quy mô lớn . Trang bị lại hệ thống thuyền lớn đưa khách đến đảo Cồn Cỏ ngay trong điều kiện thời tiết xấu (gió trên cấp 6). Từng bước đầu tư CSHT và CSVCKT cho khu vực biển Phong Điền, Quảng Điền. Đặc biệt là đầu tư hệ thống CSVC, các dịch vụ và hỗ trợ người dân tu bổ các công trình kiến trúc, phục hồi các nhà cổ ở Làng cổ Phước Tích. Trong giai đoạn 2016 đến 2020 có thể mở rộng đầu tư CSHT và CSVCKT các khu vực khác như khu BTTN Phong Điền, phá Tam Giang (phía Bắc Huế) v.v…

c. Khu vực biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô – Bà Nà và phụ cận

Phát triển thêm các dịch vụ, đặc biệt là hệ thống dịch vụ giải trí ban đêm tại VQG Bạch Mã, núi Bà Nà. Riêng VQG Bạch Mã cần x ác định cụ thể hơn khu trung tâm (không chriêng phần đất trên đỉnh đã đựơc quy hoạch mà cả phần đất dọc đường đi lên đỉnh từ km 19), hoàn thiện hệ thống bảng chỉ dẫn; cải tạo lại hệ thống CSHT đã xuống cấp, tiếp tục hoàn thiện dịch vụ khu trung tâm , đầu tư CSVC ngoài khu trung tâm như khu vực Khe Su - Đá Dựng, khu vực Hòa Lộc - Nam Đông…


Riêng tại khu vực Lăng Cô – Cảnh Dương, tuyến đường ven biển đã được xây dựng tuy nhiên lại thiếu các điểm "bến ngắm cảnh". Đẩy mạnh việc đầu tư CSVC tại bán đảo Sơn Trà. Nhanh chóng hoàn thiện CSHT cho khu vực tại chân đèo Hải Vân (địa phận Đà Nẵng) đã được thành phố Đà Nẵng phê duyệt (UBND thành phố Đà Nẵng, 2011) [70] nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu du lịch tại khu vực này.

d. Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước – Cửa Đại – Cù lao Chàm và phụ cận

Nghiên cứu, bố trí thêm một số khu vực dịch vụ, giải trí về đêm trên tuyến

Sơn Trà - Điện Ngọc (vừa được xây dựng). Riêng tại khu vực biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An cần nghiên cứu không nên dành toàn bộ đầu tư khu du lịch mà cần dành quỹ đất cho việc phát triển thêm khu vực bãi tắm và thể thao cộng đồng (hiện tại khu vực này đã có một số bãi tắm cộng đồng như bãi tắm Phạm Văn Đồng…), tuy nhiên cần phát triển thêm nhất là khu vực biển Bắc Mỹ An. Đây là khu vực rất phù hợp cho môn thể thao lướt sóng (đã những người lướt sóng chuyên nghiệp thế giới giới thiệu trên nhiều diễn đàn internet ) (Nguyễn Quyết Thắng, 2011) [47]. Đầu tư thêm các tuyến đường nội vùng và tuyến đườ ng ven biển đoạn Cửa Đại - Tam Thanh. Trang bị tàu lớn để đi Cù Lao Chàm đặc biệt trong những ngày có sóng lớn.

e. Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận

Đây là khu vực được đánh giá về CSHT và CSVCKT du lịch “thấp hơn” các trọng điểm khác trong VDLBTB. Trong phương pháp CSFs (mục 3.4.2, chương 3) nếu so sách tỷ lệ từng yếu tố trong tổng thể hệ số của du khách và chuyên gia cho thì yếu tố này nằm ở cấp độ “cân bằng” tức phải sử dụng các biện pháp thúc đẩy. Vì vậy, chúng tôi đề xuất trước mắt cần tập trung đầu tư hoàn thiện CSHT khu vực biển Đức Thắng, Đức Minh. Đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch ch o khu vực Dung Quất, Khe Hai gồm xây dựng thêm đường nội bộ, hệ thống khu du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí. Đầu tư thêm các tuyến đường nội vùng và t uyến đường ven biển đoạn khu vực biển Cửa Đại, Mỹ Khê và phụ cận. Nhanh chóng nâng cấp CSHT và đầu tư CSVCKT du lịch dẫn đến vùng biển cửa Đại, sông Trà Bồng (phía khu DLST Thiên Đàng tại khu vực Dung Quất). Trong giai đoạn từ 2016 trở đi, có thể xem xét đầu tư khu vực biển Sa Huỳnh, Đảo Lý Sơn, núi Sữa v.v…


4.2.3.2 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực

Để thúc đẩy hoạt động DLST trên địa bàn VDLBTB phát triển thì một yếu tố rất quan trọng cần phải có đó là nguồn cán bộ cho DLST. Theo dự báo thì đến năm 2015 hoạt động DLST cần 30.425 lao động (Phương án II) (xem bảng 4.1), trong khi khả năng đào tạo các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp về du lịch hiện nay của vùng mỗi năm khoảng trên 3.000 người để cung cấp cho tất cả các lĩnh vực du lịch. Như vậy, so với số nhân lực hiện có, khả năng thiếu hụt lao động có tay nghề cho DLST là chắc chắn có thể xảy ra, nếu chúng ta không có những giải pháp đồng bộ. Đó là, chưa kể việc đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ đang làm việc. Để làm tốt điều này chúng tôi có một số đề xuất sau:

- Cần có chính sách chuẩn bị và khuyến khích việc đào tạo cán bộ cho DLST ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể từ nhiều nguồn (cả trong nước lẫn nước ngoài) bằng nhiều hình thức. Tận dụng và tranh thủ các mối quan hệ hợp tác quốc tế, các dự án có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ và trao đổi kinh nghiệm như IUCN, WWF, UNDP, BIRD LIFE, NGO v.v…

- Chú trọng đào tạo và có những chính sách ưu đãi bồi dưỡng nguồn cán bộ tại địa phương nhằm chuẩn bị cho tương lai lâu dài. Ngoài ra, cần phải chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ và hướng dẫn viên cho DLST, điều này sẽ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động DLST.

- Có giải pháp và chính sách thỏa đáng cho việc phối hợp để đào tạo cá n b

có chuyên môn của các ngành khác như thủy sản, kiểm lâm, nông nghiệp v.v...

nhằm bổ sung một đội ngũ nhân lực có chuyên môn sâu phục vụ cho DLST.

- Đưa thêm vào chương trình đạo chuyên ngành du lịch những môn học liên quan đến DLST và quản lý tài ngu yên. Có chính sách ưu đãi cho các sinh viên theo học các trường về du lịch như học bổng, trợ cấp, giảm học phí v.v… đăng ký sau khi tốt nghiệp sẽ về công tác tại các điểm tài nguyên vùng sâu, vùng xa v.v…

Hiện tại, qua khảo sát thì một vấn đề rất bức thiết đó là có một lượng lớn cán bộ được đào tạo từ những ngành khác nhưng đang làm công tác liên quan đến việc quản lý, khai thác DLST lại chưa được đào tạo, bồ dưỡng về lĩnh vực DLST, môi trường và tài nguyên. Vì vậy, chúng tôi đề xuất cần nhanh chóng mở những khóa bồi dưỡng cho các đối tượng này, với các khóa học phù hợp thể hiện tại bảng 4.6 dưới đây.


Bảng 4.6: Danh mục các môn học bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và khai thác hoạt động du lịch sinh thái


TT Tên các khóa học

Thời lượng

Đối tượng


Quản

lý NN

Quản lý Cán bộ

điểm TN Huyện, xã

Quản

lý DN

I. Các khóa học về quản lý DLST

-




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 20

1 Quản lý và ứng xử khách DLST 10 ngày X X X X

2 Quy hoạch DLST 15 ngày X X X X

3 Thiết kế chương trình DLST 15 ngày X X X

4 Cứu hộ, xử lý tình huống khẩn cấp 10 ngày X X X

5 Giám sát DLST 7 ngày X X X X

6 Quảng bá cho DLST 10 ngày X X X

II. Công tác quản lý và BVMT

-

1 Diễn giải về môi trường 20 ngày X X X

2 Thiết lập tiêu chuẩn môi trường 10 ngày X X X

3 Quản lý dịch vụ du lịch 10 ngày X X X X

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Trên đây, mới chỉ là những khóa học cơ bản cho những cán bộ đang làm công tác công tác liên quan đến DLST và quản lý tài nguyên. Có t hể chưa đầy đủ cần phải bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển DLST. Trong tương lai, chúng ta cần có chiến lược về nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Như vậy, mới có thể thúc đẩy được sự phát triển của DLST theo hướng bền vững.

4.2.3.3 Đẩy mạnh công tác quảng bá cho hoạt động du lịch sinh thái

a. Dự báo thị trường của du lịch sinh thái

Theo nhận định của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế (2006a và 2006b) [17], [18] thì “Thị trường khách DLST trong thời gian từ nay đến năm 2020 có thể vẫn chủ yếu vẫn là thị trường của khách du lịch đến VDLBTB”. Điều này cũng hợp lý, với một lĩnh vực chúng ta đang bắt đầu xây dựng và phát triển như DLST thì không dgì có thể tạo lập một thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống của du lịch nói chung đến VDLBTB hiện nay. Dựa vào số liệu thị trường của khách quốc tế đến các địa phương VDLBTB và số liệu điều tra năm 2010, chúng tôi đưa ra dự báo về thị trường khách DLST đến năm 2020 như biểu đồ 4.1. Như vậy, trong thời gian đến thị trường của DLST đối với khách quốc tế vẫn chủ yếu là các thị


trường: Pháp, Nhật Bản, Đức, Úc và các nước khác... Còn đối với khách nội đ ịa chủ

yếu từ các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh... và khách địa phương .


Thị trường cho DLST

Thị trường mục tiêu

Thị trường tiềm năng

- Châu Âu: Pháp, Đức Anh, các nước Bắc Âu, Niu Di- lân (New Zealand), Nga.

- Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, các nước khối Asean.

- Bắc Mỹ: Mỹ, Canada.

- Khác: Việt kiều và một số ớc khác

- Châu Âu: Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Áo, Bỉ và một số nước khác.

- Châu Á: Hồng kông, Ấn Độ, các tiểu vương quốc A rập và một số nước khác .

- Châu Mỹ: Ac-hen-ti-na (Argentina), Bra-zin, Mê hi cô và một số nước khác.

- Khác: Nam Phi, Ixraen…

Biểu đồ 4.1: Thị trường khách quốc tế cho du lịch sinh thái

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ


Theo sliệu của một số địa phương và theo điều tra của chúng tôi tạ i các điểm tài nguyên văn hóa tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam v.v… thì khách một số nước như Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Áo, Bỉ , Hồng Kông, Ac-hen-ti-na (Argentina) v.v… đều có một số lượng nhất định tuy không nhiều. Riêng khách Ý trong năm 2010, Công ty Lữ hành Hương Giang đã đón 287 khách. Tuy nhiên, tại các điểm DLST hầu như không có khách các nước trên. Theo phỏng vấn nhanh du khách này của chúng tôi thì chủ yếu khách chưa biết đến các điểm DLST, do công tác quảng bá và một số điều kiện để đáp ứng đối tượ ng khách này chúng ta chưa đủ như dịch vụ vui chơi, chương trình mạo hiểm v.v… Do đó, chúng tôi cho rằng đây là nguồn khách tiềm năng có thể khai thác sau năm 2015.

b. Đẩy mạnh công tác quảng bá và thu hút du khách

Cần phải đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nhằm thu hút du khách. Riêng điều tra của chúng tôi, thì có đến 68% khách quốc tế trả lời hầu như chưa biết hoặc biết rất ít các chương trình DLST tại VDLBTB và họ chủ yếu được biết các chương trình trên khi đã đến Việt Nam (câu hỏi 8, phụ lục 12b). Điều này, chứng tỏ công tác quảng bá tuyên truyền cho DLST của chúng ta ra nước ngoài chưa đựơc đầu tư


và quan tâm nhiều. Trong khi, qua kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu DLST bằng mô hình Logit (xem bảng 3.16 và phụ lục 2a), thông tin là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đế việc phát triển DLST (ảnh hưởng +1,981441) với độ tin cậy cao (99%). Do đó, để định hướng trong công tác quảng bá thời gian đến, chúng tôi đề xuất kênh thông tin đến du khách theo sơ đồ 4.1 như sau:



Khách hàng mục tiêu

Các đơn vị cung ứng

các sản phẩm DLST

Lữ hành tr ong nước và quốc tế

Các tổ chức môi trường

và tổ chức khác

Các đơn vị quản lý nguồn TNTN

Sơ đồ 4.1: Kênh thông tin đến khách du lịch sinh thái

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao công tác quảng bá đến khách, chúng tôi đề xuất một số công tác mà ngành du lịch các địa phương VDLBTB cần phải tập trung trong thời gian đến là:

- Cần phải tổ chức nhiều tour du lịch làm quen cho các đối tượng là cán bộ

điều hành, các nhân viên hãng lữ hành , các tchức môi trường v.v... nhằm giúp họ

có cái nhìn thực tế và quảng cáo cho các sản phẩm DLST tại địa phương.

- Cung cấp các thông tin dưới dạng tập gấp, tờ rơ i, sách hướng dẫn, bản đồ v.v… phân phối miễn phí cho du khách thông qua các hãng, đại lý du lịch, các tổ chức môi trường, các trung tâm thông tin, các cửa khẩu đón khách v.v...

- Đưa nội dung giới thiệu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các chương t rình và sản phẩm DLST lên mạng internet. Đây là một hình thức quảng cáo rất có hiệu quả, nghiên cứu của Eagles và Cascagnette (1995) [82] đã chỉ rõ: “Điều tra nhân khẩu học và xã hội cho thấy khách DLST có trình độ giáo dục cao và họ biết về máy tính”.

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, họp báo giới thiệu về tiềm năng, đặc điểm các tài nguyên đồng thời lồng ghép giới thiệu về các sản phẩm chương trình DLST.


4.2.4 Giải pháp về công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái

4.2.4.1 Triên khai xây dựng mô hình quản lý hoạt động du lịch sinh thái phù hợp

DLST phát triển chủ yếu dựa vào các nguồn TNTN. Tuy nhi ên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa các ngành trong việc quản lý, khai thác tài nguyên vẫn là một bức xúc không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước khác. Vì vậy, rất cần một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa ngành du lịch và các ngành khác như kiểm lâm, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp v.v... Dựa trên thực tế tại VDLBTB, qua nghiên cứu, xem xét phương án đầu tiên của chúng tôi đưa ra là thành lập ba n chỉ đạo DLST cho cấp vùng. Tuy nhiên phương án này trong giai đoạn từ nay đến 2020 khó có thể thực hiện. Do hoạt động DLST ở nhiều địa phương vẫn đang được xác định là phần "bổ sung" với các hoạt động du lịch khác. Vì vậy, để phù hợp hơn chúng tôi đề xuấ t hai mô hình quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên và tổ chức hoạt động du lịch sinh thái cho cho các khu vực trọng điểm giai đoạn 2011 đến 2020 như sau:

Các nghiên cứu nguồn TN

Tổ chức, PT hoạt động DLST

Quản lý, tổ chức & các dự

án QL môi trường và TN

Ban chỉ đạo phát triển

du lich

Các vấn đề liên quan đến điểm TN

Nguồn lợi thủy sản

Phát triển CSHT điểm TN

Tổ chức, QL hoạt động

NN tại các điểm TNTN

Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch

Sở Giao thông

Sở TN – Môi trường

Sở KHCN

Ban chỉ đạo phát

triển DLST

Các sở khác

Sở NN & PTNT

Sở Thủy sản

* Mô hình 1: Thành lập thêm một ban hoặc tiểu ban chỉ đạo về phát triển du lịch sinh thái“ trong ban chỉ đạo và phát triển du lịch của các địa phương theo sơ đồ 4.2.


Sơ đồ 4.2: Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch sinh thái theo mô hình I


Chức năng của ban chủ yếu là tham mưu đề xuất cho địa phương trong vùng trong việc phát triển hoạt động DLST như xây dựng và tham mưu ban hành các nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập và tổ chức các hoạt độ ng DLST tại các điểm tài nguyên, cơ chế phối hợp giữ các ngành, đề xuất nhân sự v.v... Cán bộ của ban trước mắt có thể được cử từ các ngành như du lịch, môi trường, nông nghiệp… hoạt động bán chuyên trách. Cùng với sự phát triển của hoạt động DLST một số cán bộ của ban này có thể chuyển hẳn qua làm công tác chuyên trách. Mô hình này tương tự mô hình quản lý tại Malaysia.

Hiện tại, qua khảo sát tài nguyên, chúng tôi đề xuất tổ chức quản lý theo mô hình này (sơ đồ 4.2) tại các khu vực trọng điểm: biển Nhật Lệ kéo dài đến biển Cảnh Dương và phụ cận, biển Cửa Tùng – Cửa Việt và phụ cận, biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) - Bắc Mỹ An – Ngũ Hành Sơn – Non Nước và phụ cận, khu vực Cửa Đại – Cù Lao Chàm – Tam Thanh và phụ cận, khu vực biển Mỹ Khê (Quảng Ngãi) và phụ cận. Do tính khá "tương đồng" của các điểm tài nguyên trong khu vực trọng điểm .

* Mô hình 2: Thiết lập một mô hình theo kiểu "Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế" nhưng chức năng của nó không chỉ quản lý phát triển tài nguyên tự nhiên mà còn có chức năng quản lý việc khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên, trong đó hoạt động về DLST được coi là nền tảng trong việc quản lý khai thác tiềm năng kinh tế. Chúng ta tạm có thể đặt tên là: “ Trung tâm quản lý, khai thác nguồn tài nguyên và phát triển hoạt động DLST” theo sơ đồ 4.3. Trung tâm này có trách nhiệm chỉ đạo và quản lý các hoạt động DLST, điều hòa các mối quan h ệ kinh tế giữa các ngành v.v...

Ưu điểm của mô hình là nó sẽ tạo thuận lơị cho sự phát triển của DLST và không tách rời với việc quản lý tài nguyên, khai thác được lợi thế so sánh giữa các điểm tài nguyên. Đồng thời, giải quyết hài hòa các quan hệ kinh tế giữa các ngành trong khai thác sử dụng tài nguyên

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí