Định Hướng Và Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Khai Thác Than Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh Đến Năm 2025 Và Những



Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than: Trong giai đoạn 2017-2020 công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than được tăng cường và chặt chẽ hơn về các mặt do Tỉnh đã thành lập Tổ kiểm tra liên ngành và xây dựng kế hoạch kiểm tra chung, tránh bỏ sót sai phạm trong quá trình xử lý. Công tác tuyên truyền được lồng ghép vào công tác thanh tra giúp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các đơn vị, người dân và các cơ quan chức năng.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

a. Những hạn chế tồn tại

Thứ nhất, về ban hành và thực thi chính sách pháp luật đối với khai thác than

- Về ban hành chính sách pháp luật đối với khai thác than: Trong công tác cấp giấy phép khai thác than, thực tiễn hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh cho thấy hành vi vi phạm phổ biến là khai thác vượt mốc ranh giới ngoài khu vực đã được cấp phép khai thác, hành vi này gây thất thoát nghiêm trọng tài nguyên than trên địa bàn tỉnh.

- Thực thi chính sách pháp luật đối với khai thác than: Công tác quản lý khối lượng than khai thác trên địa bàn tỉnh chưa quản lý hiệu quả và đúng với khối lượng than khai thác. Các doanh nghiệp có Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh song các số liệu trong báo cáo do các doanh nghiệp tự kê khai và bổ sung theo cơ chế hóa đơn, chứng từ, chưa đúng với khối lượng than khai thác thực tiễn.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác

than.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Công tác ban hành văn bản pháp luật về chiến lược quy hoạch, kế hoạch

khai thác than vẫn còn bất cập. Hiện nay trên địa bàn tỉnh công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác than còn hết sức phức tạp và chưa hợp lý.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 11

- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác than còn gặp vướng mắc. Công tác quản lý quy hoạch chưa kịp thời điều chỉnh, dẫn đến khó khăn trong đảm bảo triển khai đúng lộ trình kết thúc khai thác.

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than.

Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác than còn gặp một số khó khăn nhất định về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Thực trạng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh còn thiếu, chưa có bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực khai thác



than tại Sở Tài nguyên và Môi trường nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động khai thác than.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than.

Việc xử lý tình trạng khai thác than trái phép của UBND Tỉnh và các sở ngành chức năng có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa thực hiện hết chức năng quản lý nhà nước; việc kiểm tra, xử lý chưa thực hiện hết theo thẩm quyền.

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Trong hệ thống chính sách pháp luật hiện nay chưa có quy định thu hồi do khai thác vượt mốc giới mỏ được cấp phép mà mới có hình thức xử phạt hành chính liên quan đến hành vi này. Do đó, việc khai thác vượt mốc ranh giới ngoài khu vực đã được cấp phép khai thác còn tồn tại, các doanh nghiệp còn tâm lý chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong quá trình khai thác.

Cơ chế chính sách về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng không ổn định, thường xuyên thay đổi, nhiều nội dung quy định còn bất cập, khó áp dụng vào thực tiễn gây khó cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác than.

Việc đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về khai thác than còn khiêm tốn về nguồn nhân lực, trang thiết bị và kinh phí do điều kiện KT-XH. Từ đó dẫn đến chất lượng bộ máy quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.

- Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân của vấn đề cơ quan chức năng chưa quản lý hiệu quả khối lượng than đã khai thác trên địa bàn tỉnh do hàng năm, các doanh nghiệp có Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh song các số liệu trong báo cáo do các doanh nghiệp tự kê khai và bổ sung theo cơ chế hóa đơn, chứng từ, ý thức tự giác kê khai còn hạn chế. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các sở, ngành hiệu quả chưa cao nên chưa quản lý chặt chẽ khối lượng than khai thác.

Tại một số khu vực khai thác được điều chỉnh, bổ sung về sản lượng khai thác, mở rộng hoặc thu hẹp ranh giới, kéo dài thời hạn khai thác theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng các đơn vị chức năng chưa (hoặc chậm) hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác theo quy định. Cùng với đó, một vài đơn vị chậm đóng cửa mỏ đối với các khu vực đã kết thúc khai thác, chấm dứt nghĩa vụ của tổ chức được cấp phép khai thác than. Từ đó dẫn đến khó khăn trong công tác quy hoạch, khó đảm bảo lộ trình phát triển đã đề ra.



Thực trạng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh còn thiếu, chưa có bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực khai thác than tại Sở Tài nguyên và Môi trường nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc tham mưu cho chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động khai thác than.

Hiện nay, công tác nắm bắt địa bàn, kiểm soát hoạt động khai thác than của cơ quan chức năng còn hạn chế, ý thức chấp hành phát luật của một số đối tượng và doanh nghiệp chưa cao, chưa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư khu vực khai thác trong việc theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, dẫn đến vẫn còn tình trạng khai thác than trái phép trên địa bàn.



Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.1. DỰ BÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Tại Quảng Ninh đa số các mỏ than lộ thiên đều nằm trong thành phố, sát với khu dân cư. Việc khai thác than nhiều năm qua khiến không khí bị ô nhiễm, bụi than, đất đá ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

- Với khai thác lộ thiên:

Trên địa bàn tỉnh, nhiều mỏ than lộ thiên gần như hết trữ lượng. Cùng với đó, việc khai thác than lộ thiên cũng gây ra nhiều tác động với môi trường và đời sống của người dân. Chính vì vậy việc đóng cửa những mỏ than lộ thiên trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết. Theo dự báo trong Quy hoạch điều chỉnh phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã có lộ trình dừng khai thác than lộ thiên (trước hết tại Thành phố Hạ Long) và tập trung sản xuất khai thác than hầm lò chủ yếu.

- Với khai thác hầm lò:

Trong điều kiện khai thác than hầm lò ngày càng xuống sâu và khó khăn, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các đơn vị cần chủ động áp dụng cơ giới hóa các khâu khấu than, chống giữ lò chợ, vận tải và đào lò tại những khu địa chất cho phép, trong đó cơ giới hóa và đào chống lò đóng vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy các đơn vị đã triển khai áp dụng công tác cơ giới hóa từng phần và tiến tới cơ giới hóa đồng bộ tại các hầm lò trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng cơ giới hóa tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh đã chứng minh khả năng tăng sản lượng khai thác và tốc độ đào lò khi áp dụng cơ giới hóa cao hơn nhiều so với khoan nổ mìn thủ công. So với đào lò thủ công, tốc độ đào lò bằng cơ giới hóa tăng 02 đến 03 lần so với khai thác thủ công khoan nổ mìn, công suất khai thác từ lò chợ cơ giới hóa tăng 1,5 đến 1,8 lần... Lấy ví dụ, từ năm 2016 Công ty than Quang Hanh đầu tư 01 lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành ZQY3.600/12/28 kết hợp với máy khấu than MG 132/320-W công suất



180.000 tấn/năm, bình quân năng suất lao động của lò đạt 10,5-11 tấn than/người/công (cao hơn 3 - 4,6 tấn so với lò chợ bình thường).

Việc áp dụng cơ giới hóa trong lò chợ cho phép công nhân làm việc trong điều kiện tốt hơn, ít nặng nhọc hơn do các khâu chính trong quy trình công nghệ được thực hiện bằng thiết bị cơ giới hóa, từ đó giảm số lượng công nhân làm việc trực tiếp tại gương lò chợ. Áp dụng cơ giới hóa, số công nhân giảm từ 1,5 đến 2 lần, năng suất lao động tăng 1,5 đến 2,5 lần, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn hẳn so lò chợ thủ công. Như vậy, việc triển khai áp dụng mạnh mẽ cơ giới hóa trong khai thác và đào lò, trong tương lai sẽ góp phần hạn chế tăng số lượng công nhân khai thác nhưng vẫn đáp ứng việc tăng sản lượng than khai thác.

3.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.2.1. Mục tiêu của công tác quản lý nhà nước về khai thác than của tỉnh Quảng Ninh

Theo Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 13/3/2017 của UBND Quảng Ninh về việc thực hiện Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ trong quy hoạch khai thác than trên địa bàn tỉnh đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát của hoạt động khai thác than là: xây dựng ngành than tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện. Để đạt mục tiêu tổng quát, tỉnh cũng xây dựng mục tiêu cụ thể như sau:

- Về khai thác than: Mục tiêu sản lượng than sản xuất nguyên khai trên địa bản tỉnh trong các giai đoạn quy hoạch theo Kế hoạch số 212/KH-UBND: 42 - 45 triệu tấn vào năm 2020; 46 - 48 triệu tấn vào năm 2025 và 50 - 51 triệu tấn vào năm 2030. Sản lượng than sản xuất nguyên khai của tỉnh có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.

- Về bảo vệ môi trường: Phấn đấu trước năm 2025 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ trong tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển ngành than gắn với quy hoạch tổng thể bảo vệ môi



trường (bao gồm cả quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long và Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh).

Cũng theo Kế hoạch, sản lượng than tỉnh Quảng Ninh cần khai thác để đáp ứng nhu cầu thực tế ngày càng tăng cao, cụ thể đến năm 2020 là 77,8 triệu tấn; năm 2025 là 109,4 triệu tấn; năm 2030 là 140,1 triệu tấn. So sánh nhu cầu và dự báo mục tiêu sản lượng than nguyên khai trong giai đoạn đến năm 2030 cho thấy sản lượng khai thác của ngành than trên địa bàn tỉnh sẽ không đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế, thiếu hụt 32,8 triệu tấn đến năm 2020 và 89,1 triệu tấn đến năm 2030. Theo đánh giá của PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, việc khai thác than ngày càng khó khăn. Nguyên do trữ lượng than có điều kiện khai thác thuận lợi đã cạn kiệt, hầu hết các mỏ than đều khai thác xuống sâu hơn với mức độ nguy hiểm và rủi ro ngày càng tăng.

Để sản lượng than giai đoạn 2020-2030 đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH, công tác QLNN đối với hoạt động khai thác than của tỉnh cần:

+ Chú trọng khắc phục những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại trong giai đoạn 2017-2020.

+ Với quan điểm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động khai thác than, Tỉnh cần thường xuyên cập nhật, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác than; tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản đã ban hành.

+ Thường xuyên rà soát và điều chỉnh quy hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Xác định bảo vệ môi trường là vấn đề trọng tâm trong công tác QLNN, Tỉnh thường xuyên tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp lý trong hoạt động khai thác than đến các đơn vị khai thác và cộng đồng dân cư.

3.2.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo

Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và công văn số 7583/UBND-CN ngày 15/10/2018 của UBND Tỉnh đã xác định mục tiêu phát triển ngành than bền vững theo hướng đổi mới công nghệ. Để thực hiện



mục tiêu chung đó, Tỉnh định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than như sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 19/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác than trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại trong giai đoạn 2017-2020 và 05 tháng đầu năm 2021.

Nâng cao chất lượng quy hoạch trên cơ sở đổi mới tư duy, cách tiếp cận và phương pháp xây dựng quy hoạch than và quy hoạch các phân ngành năng lượng phù hợp với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng.

Quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan khẩn trương khắc phục các vướng mắc để đẩy nhanh việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác theo tinh thần giảm điều kiện kinh doanh và tăng cường hậu kiểm; khắc phục những bất cập, chồng chéo trong một số quy hoạch của địa phương gây cản trở đối với việc thực hiện quy hoạch than.

Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi khai thác, kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu than trái phép trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường triển khai “Quy chế phối hợp ngày 07/01/2016 trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh Than giữa các tỉnh, thành phố gồm Quản Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc”.

Tiếp tục triển khai thực hiện Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 3865/UBND-QĐ ngày 12/10/2017, theo đó yêu cầu các địa phương chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bản vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản.



3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.3.1. Ban hành và thực thi hiệu quả chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác than

Thứ nhất, hoàn thiện ban hành chính sách pháp luật đối với khai thác than. Sau khi Quốc hội ban hành Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018),

Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm (nghị định, thông tư, thông tư liên tịch) hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản, từ đó tạo nên hệ thống pháp luật khá đầy đủ và chi tiết, làm căn cứ cho việc quản lý nhà nước về khai thác than. Tuy nhiên từ thực tiễn triển khai cho thấy những quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu cụ thể, cần được bổ sung, sửa đổi.

- Ban hành văn bản quy định điều chỉnh công suất khai thác than:

Trong quá trình hoạt động khai thác các doanh nghiệp sẽ thường xuyên cải tiến máy móc hiện đại và sẽ phát sinh nhu cầu nâng cao công suất khai thác so với công suất được cấp theo giấy phép. Tuy nhiên, trong Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) và Nghị định 158/2016/NĐ-CP chưa có quy định đối với trường hợp này. Như vậy, tỉnh Quảng Ninh cần hoàn thiện dự thảo và trình Quốc hội bổ sung quy định điều chỉnh công suất khai thác trên giấy phép đã được cấp để nâng cao năng suất hoạt động của các doanh nghiệp. Để quy định nâng cao công suất đảm bảo phù hợp cần tuân thủ quy trình: đánh giá công suất khai thác trên giấy phép với trữ lượng than đã quy hoạch thăm dò và kế hoạch khai thác của địa phương, đánh giá công suất khai thác và nguồn lực của doanh nghiệp thời điểm hiện tại và tương lai, đánh giá hệ quả môi trường nếu nâng cao công suất khai thác trên giấy phép. Từ đó, Bộ TN&MT làm căn cứ để cấp giấy phép khai thác mới cho đơn vị. Việc nâng cao năng suất khai thác vừa thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao sản lượng than khai thác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa khai thác tài nguyên than một cách hiệu quả, hợp lý và bền vững.

- Ban hành văn bản quy định thu hồi giấy phép khai thác than: Thực tiễn hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh cho thấy hành vi vi phạm phổ biến là khai thác vượt mốc ranh giới ngoài khu vực đã được cấp phép khai thác, hành vi này gây thất thoát nghiêm trọng tài nguyên than trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 58, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) đã quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép khai thác lại chưa có quy định thu hồi do khai thác vượt mốc giới

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí